Trắc nghiệm Luyện tập trang 131, 132, 133 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 131, 132, 133 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1. Hoạt động nào dưới đây gây hại cho Trái Đất?

A. Bắt sâu.

B. Trồng cây.

C. Phá rừng.

D. Nhổ cỏ.

Câu 2. Câu văn nào dưới đây trả lời cho câu hỏi sau?

Các cô lao công đang làm gì?

A. Các bác lao công mặc áo xanh.

B. Các cô lao công thật chăm chỉ.

C. Em rất yêu quý các cô lao công.

D. Các cô lao công đang quét rác.

Câu 3. Câu văn nào dưới đây không cùng kiểu câu với các câu còn lại.

A. Hãy dọn dẹp lớp học thật sạch sẽ!

B. Hãy đợi bác bảo vệ đánh trống!

C. Chúng mình đi tưới cây đi!

D. Cô lao công chăm chỉ quá!

Câu 4. Câu văn nào dưới đây đặt đúng vị trí của dấu phẩy?

A. Em bạn Thu và, chị Lan nhặt rác, dọn sạch bãi biển.

B. Em bạn Thu và chị Lan, nhặt rác dọn sạch bãi biển.

C. Em, bạn Thu và chị Lan nhặt rác, dọn sạch bãi biển.

D. Em, bạn Thu và chị Lan nhặt rác dọn sạch bãi biển.

Câu 5. Câu văn nào dưới đây nói về hoạt động bảo vệ Trái Đất?

A. Sau khi rửa tay xong, Huy quên không khoá vòi nước.

B. Quỳnh luôn luôn tắt hết các bóng đèn trước khi ra ngoài.

C. Em được bố mẹ đưa đi tắm biển ở Sầm Sơn vào Chủ nhật.

D. Em đã gặp các anh chị tình nguyện viên ở bãi biển Sầm Sơn.

Câu 6. Em sẽ dùng kiểu câu nào trong trường hợp sau: "Em cần lấy một quyển

sách ở trên cao mà em không với tới."?

A. Câu kể.

B. Câu cảm.

C. Câu hỏi.

D. Câu khiến.

Câu 7. Dấu chấm than trong câu văn sau có tác dụng gì?

Ôi, cậu thông minh và học giỏi quá đi!

A. Kết thúc một câu nêu yêu cầu, đề nghị.

B. Kết thúc một câu bộc lộ cảm xúc vui vẻ.

C. Kết thúc một câu bộc lộ cảm xúc khó chịu.

D. Kết thúc một câu bộc lộ cảm xúc khâm phục.

Câu 8. Câu văn nào miêu tả đúng về một sự vật có trong bức tranh sau?

Trắc nghiệm Luyện tập trang 131, 132, 133 (có đáp án) - Kết nối tri thức

A. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới.

B. Ngọn núi trước mắt em cao lớn và sừng sững.

C. Những ngọn đồi thoai thoải, san sát nhau.

D. Ôi chao, khu rừng này hoang sơ quái

Câu 9. Với các từ ngữ dưới đây, em có thể sắp xếp thành kiểu câu nào?

mình / bạn / không / cùng / muốn / về

A. Câu kể.

B. Câu hỏi.

C. Câu cảm.

D. Cả A và B.

Câu 10. Đoạn văn dưới đây có mấy câu kể? Đó là những câu nào?

(1) Hôm nay, bão về. (2) Hãy nhìn mặt biển kìa. (3) Mặt biển trong xanh, sóng vỗ bọt trắng êm đềm ngày nào giờ phủ một màu đen kịt. (4) Sóng cuồn cuộn nối nhau từng đợt như muốn nuốt chửng màn đêm.

A. Có hai câu kể là (1) và (3).

B. Có ba câu kể là (1), (3) và (4).

C. Có hai câu kể là (2) và (4).

D. Có ba câu kể là (1), (2) và (3).

Câu 11. Theo em, đoạn văn sau có thể tách thành mấy câu?

Tại sao chúng ta cần bảo vệ rừng bởi những cánh rừng già là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, vừa là tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất đáng buồn thay, những cánh rừng đã bị đốn ngã không tương tiếc chỉ vì lợi ích của một số cá nhân.

(Trích "Chung tay bảo vệ rừng” - Mai Thủy)

A. 4 câu

B. 3 câu

C. 2 câu

D. 1 câu

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác