Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 2 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.
Câu 1. Đoạn văn sau nằm trong bài tập đọc nào?
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
A. Chuyện của khu vườn
B. Bên cửa sổ
C. Chuyện của vàng anh
D. Khung cửa sổ của Hà
Câu 2. Đoạn văn sau nằm trong bài tập đọc nào?
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
A. Hương Giang
B. Sông Hương
C. Sông Hương ở Huế
D. Chuyện một con sông
Câu 3. Đoạn văn sau nằm trong bài tập đọc nào?
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xoè ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng mượt mà. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.
A. Hoa đào, hoa mai
B. Chuyện mùa xuân
C. Hoa mai mùa xuân
D. Hoa mai vàng
Câu 4. Đoạn văn sau nằm trong bài tập đọc nào?
Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ. Cả dải núi, nương nhà này nối với nương nhà kia cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời.
A. Hoa đào, hoa mai
B. Chuyện mùa xuân
C. Hoa mai mùa xuân
D. Mùa đông ở vùng cao
Câu 5. Chọn hình ảnh miêu tả phù hợp với tên mỗi bài đọc bằng các ghép các mảnh ghép:
A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d
B. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c
C. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b
D. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c
Câu 6. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các từ sau:
xanh |
tròn |
cao |
…………. lớn
…………. trịa
…………. Non
A. xanh/ tròn/ cao
B. cao/tròn/xanh
C. xanh/cao/tròn
D. cao/xanh/tròn
Câu 7. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các từ sau:
xanh |
tròn |
cao |
…………. vo
…………. kều
…………. thẫm
A. tròn/cao/xanh
B. xanh/cao/tròn
C. tròn/xanh/cao
D. cao/xanh/tròn
Câu 8. Tìm từ trả lời câu hỏi Khi nào? và Để làm gì? để điền vào ô trống:
…., em phải mặc áo ấm.
A. Để không bị lạnh, em phải mặc áo ấm.
B. Khi mùa hè đến, em phải mặc áo ấm.
C. Khi mùa đông đến, em phải mặc áo ấm.
D. Để chống nóng, em phải mặc áo ấm.
Câu 9. Tìm từ trả lời câu hỏi Khi nào? và Để làm gì? để điền vào ô trống:
Cả nhà em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa …..
A. Cả nhà em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa khi Tết sắp đến.
B. Cả nhà em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
C. Cả nhà em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa để đón Tết.
D. Cả nhà em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa với ông bà
Câu 10. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Vừa thấy cô gió ………………………… những đám mây nhỏ mừng rỡ:
- Cô gió ơi, nhờ cô đưa chúng cháu đi theo với!
Chúng cháu cũng muốn được ngắm sông dài ………………………… biển rộng.
Cô gió mỉm cười:
- Được thôi! Cô cháu mình cùng đi nhé!
Theo Hồng Minh
A. dấu chấm than
B. dấu chấm
C. dấu phẩy
C. dấu hỏi chấm
Câu 11. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Vườn nhà ngoại ……… trồng cây thuốc ……… cây cảnh ………cây ăn trái.
A. dấu chấm than
B. dấu chấm
C. dấu phẩy
C. dấu hỏi chấm
Câu 12. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Ôi chao …….. Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao …….. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
A. dấu chấm than
B. dấu chấm
C. dấu phẩy
C. dấu hỏi chấm
Câu 13. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống dưới đây:
Gần tối, cơn mưa rừng ập tới ……..Chiếc xe của chúng tôi bỗng khựng lại …….. hai bánh trước đã vục xuống bùn lầy …….. Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe, chịu rét qua đêm ……..
A. dấu chấm than
B. dấu chấm
C. dấu phẩy
C. dấu hỏi chấm
Câu 14. Dùng từ Khi nào, lúc nào, bao giờ để đặt câu hỏi cho các từ in đậm trong câu sau: (chọn 2 đáp án)
Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
A. Mẹ gọi Nam dậy lúc nào?
B. Ai gọi Nam dậy lúc 6 giờ?
C. Mẹ gọi ai dậy lúc 6 giờ?
D. Lúc nào mẹ gọi Nam dậy?
Câu 15. Dùng từ Khi nào, lúc nào, bao giờ để đặt câu hỏi cho các từ in đậm trong câu sau: (chọn 2 đáp án)
Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.
A. Khi nào lớp em thi văn nghệ?
B. Tuần sau lớp em làm gì?
C. Tuần sau lớp ai thi văn nghệ?
D. Lớp em thi văn nghệ khi nào?
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng trang 82, 83
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Đọc: Thư Trung thu trang 85, 86
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 2 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 2 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 2 Cánh diều (các môn học)
- Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Toán lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 2 - CTST