Trắc nghiệm Nghe - nói trang 88, 89 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Nghe - nói trang 88, 89 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.
Nói và đáp lời từ chối, lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng
Câu 1. Đọc đoạn hội thoại sau và nói lời đáp của Thắng trước lời từ chối của Bình: (chọn 2 đáp án)
Thắng: Cậu ơi, chúng ta đi trêu chọc mấy con thú trong chuồng kia đi!
Bình: Không nên cậu ơi, công viên có quy định không được trêu chọc, kích động loài thú.
Thắng:...
A. Cậu nói đúng. Những con vật kia không phải thú tiêu khiển của chúng ta!
B. Cậu nói đúng. Chúng ta không nên gian lận trong thi cử.
C. Ừm, chúng mình không nên phá hoại hoa trong công viên.
D. Ừm, chúng mình nên bảo vệ chúng mới đúng!
Câu 2. Nói lời từ chối trong tình huống sau:
Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà.
A. Không nên đâu em! Như thế các con thú bông có thể bị rách đó.
B. Thôi bạn ơi, mình nghĩa chúng ta không nên hái hoa đâu. Những cây hoa sẽ không vui.
C. Hai chúng ta chơi trò chơi khác đi! Ném thú bông nhỡ không cẩn thận sẽ làm vỡ đồ vật trong phòng.
D. Chúng ta không nên đi xem phim. Vì sắp tới có bài kiểm tra quan trọng đó.
Câu 3. Đọc đoạn hội thoại sau và nói lời đáp của người em trước lời từ chối của người anh:
Em: Anh ơi, chúng ta chơi trò ném thú bông trong phòng đi!
Anh: Không nên đâu em, chúng ta có thể sẽ làm những con thú bị rách đó.
Em: ....
A. Anh nói đúng. Bọn mình không hái hoa nữa nhé!
B. Vâng ạ, em hiểu rồi ạ.
C. Anh không chơi thì em rủ người khác chơi.
D. Vâng ạ, anh em mình chơi trò chơi khác đi anh nhé!
Câu 4. Bạn Tộ trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng nên nói thế nào khi được Bác Hồ chia kẹo?
ngoan |
xin lỗi |
xứng đáng |
- Thưa Bác, cháu ………………………. Bác, cháu chưa ………………………. nên cháu không ………………………. nhận được kẹo của Bác ạ.
A. xin lỗi/ngoan/xứng đáng
B. xin lỗi/ngoan/xứng đáng
C. xứng đáng/ngoan/xin lỗi
D. xứng đáng/xin lỗi/ngoan
Câu 5. Đóng vai bố, nói lời ngạc nhiên của bố khi thấy Mai quét nhà rất sạch? (Chọn 2 đáp án)
A. Chao ôi! Con gái bố quét nhà sạch quá!
B. Ôi! Nhà bẩn quá!
C. Ôi! Bé Mai quét nhà sạch quá!
D. Bé Mai nấu cơm ngon quá!
Câu 6. Đóng vai bé Mai, nói lời đáp khi được bố khen quét nhà sạch: (Chọn 2 đáp án)
A. Con đi nấu cơm đây ạ.
B. Con cảm ơn bố. Nhờ bố dạy con quét nhà đấy ạ.
C. Vâng ạ, con sẽ giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn ạ.
D. Vâng ạ, con học bài đây ạ.
Câu 7. Đóng vai mẹ, nói lời khen ngợi khi Mai giúp mẹ nhặt rau, dọn bát đũa?
A. Con gái mẹ ngoan quá! Con đã biết giúp mẹ nhặt rau và dọn bát đũa rồi!
B. Con ăn rồi lát học bài nhé!
C. Con gái mẹ đã biết quét nhà giúp mẹ rồi!
D. Con đã nhặt rau và dọn bát đũa chưa?
Câu 8. Nói lời đáp của Mai khi được mẹ khen ngợi đã biết giúp mẹ nhặt rau, dọn bát đũa?
A. Vâng, lát con đi học ạ.
B. Mẹ ơi con đi học đây ạ.
C. Con đã nhặt rau và dọn bát đũa rồi mẹ ạ.
D. Con cảm ơn mẹ. Sau này con sẽ giúp đỡ mẹ nhiều việc nhà hơn nữa.
Câu 9. Nói lời đáp của em trong trường hợp sau:
Cô giáo: Bài kiểm tra lần này em làm tốt lắm! Cô có lời khen vì em đã tiến bộ trong học tập.
Em: ....
A. Em là người thông minh mà.
B. Em sẽ mua bánh về cho mẹ.
C. Em chào cô ạ.
D. Em cảm ơn cô. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa ạ!
Câu 10. Nói lời từ chối trong tình huống sau:
Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú.
A. Được thôi, chúng ta cùng đi hái hoa nhé!
B. Thôi bạn ơi, chúng mình không nên trêu chọc chúng. Công viên có quy định không được trêu chọc và kích động các loài thú mà.
C. Chúng ta không nên hái hoa. Vì làm như vậy là chúng ta đang phá hoại vườn hoa trong công viên.
D. Chúng ta không nên trêu chọc các con vật. Như vậy là mình chưa biết bảo vệ chúng rồi!
Nói, viết về tình cảm với người em yêu quý
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn viết về điều gì?
Trong bức ảnh được treo trang trọng ở lớp em, Bác Hồ đang nở nụ cười hiền từ. Cô giáo em kể, Bác Hồ luôn quan tâm tới các cháu thiếu nhi. Bác cho đặt một bể cá và cả ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn để các cháu đến thăm Bác có chỗ vui chơi. Mặc dù rất bận nhưng năm nào, Bác cũng viết thư cho các cháu. Qua lời cô kể, em càng thêm kính yêu Bác Hồ của chúng em.
A. Đức tính giản dị của Bác Hồ
B. Sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi
C. Học sinh học tập 5 điều Bác Hồ dạy
D. Bác Hồ là người rất yêu nước
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và cho biết Bác Hồ đã làm những việc gì cho các cháu thiếu nhi? (chọn 2 đáp án)
Trong bức ảnh được treo trang trọng ở lớp em, Bác Hồ đang nở nụ cười hiền từ. Cô giáo em kể, Bác Hồ luôn quan tâm tới các cháu thiếu nhi. Bác cho đặt một bể cá và cả ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn để các cháu đến thăm Bác có chỗ vui chơi. Mặc dù rất bận nhưng năm nào, Bác cũng viết thư cho các cháu. Qua lời cô kể, em càng thêm kính yêu Bác Hồ của chúng em.
A. Đặt bể cá và ghế ngồi cho các cháu có chỗ vui chơi
B. Tới thăm các trường học
C. Viết thư cho các cháu thiếu nhi
D. Tới thăm các thiếu nhi đang học tập ở nước ngoài
Câu 3. Đọc đoạn văn và cho biết tình cảm mà bạn nhỏ với Bác Hồ như thế nào?
Trong bức ảnh được treo trang trọng ở lớp em, Bác Hồ đang nở nụ cười hiền từ. Cô giáo em kể, Bác Hồ luôn quan tâm tới các cháu thiếu nhi. Bác cho đặt một bể cá và cả ghế ngồi ngay phía dưới nhà sàn để các cháu đến thăm Bác có chỗ vui chơi. Mặc dù rất bận nhưng năm nào, Bác cũng viết thư cho các cháu. Qua lời cô kể, em càng thêm kính yêu Bác Hồ của chúng em.
A. E sợ
B. kính yêu
C. hâm mộ
D. thờ ơ
Câu 4. Quan sát tranh và cho biết giáo viên đang làm gì?
A. Giảng bài cho học sinh.
B. Viết bảng.
C. Dạy học sinh tập viết.
D. Kể chuyện cho học sinh
Câu 5. Quan sát tranh và cho biết giáo viên đang làm gì?
A. Giảng bài cho học sinh.
B. Viết bảng.
C. Dạy học sinh tập viết.
D. Buộc tóc cho học sinh
Câu 6. Sắp xếp các từ ngữ để được một câu hoàn chỉnh:
em. |
Cô |
chủ nhiệm |
Ngọc |
viên |
giáo |
là |
lớp |
A. Cô Ngọc là giáo viên chủ nhiệm lớp em.
B. Cô là giáo viên Ngọc chủ nhiệm lớp em.
C. Cô giáo Ngọc là chủ nhiệm lớp em.
D. Lớp em là giáo viên chủ nhiệm cô Ngọc.
Câu 7. Sắp xếp các từ ngữ để được một câu hoàn chỉnh:
và lẽ phải. |
Cô giáo |
em |
điều hay |
dạy |
nhiều |
A. Cô giáo dạy em nhiều điều hay và lẽ phải.
B. Cô giáo dạy nhiều điều hay và lẽ phải em.
C. Cô giáo em dạy nhiều điều hay và lẽ phải.
D. Cô giáo và lẽ phải dạy em nhiều điều hay.
Câu 8. Sắp xếp các từ ngữ để được một câu hoàn chỉnh:
lớp em. |
chủ nhiệm |
yêu quý |
rất |
Em |
thầy |
A. Em rất yêu quý thầy chủ nhiệm lớp em.
B. Em yêu quý lớp chủ nhiệm thầy rất.
C. Thầy chủ nhiệm lớp em yêu quý rất em.
D. Lớp em rất yêu quý thầy chủ nhiệm.
Câu 9. Sắp xếp các ý sau theo đúng thứ tự khi viết về tình cảm của em với thầy cô:
1. Thầy cô chăm sóc, dạy dỗ em như thế nào?
2. Tình cảm của em với thầy cô như thế nào?
3. Thầy cô em tên là gì?
A. 1-2-3
B. 2-1-3
C. 3-1-2
D. 3-2-1
Câu 10. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn viết về tình cảm của em với thầy cô:
Cô giáo …………………… lớp em là cô Ngọc Thủy. Cô có nụ cười hiền từ và giọng nói rất……………………. Hằng ngày, cô thường tới lớp dạy chúng em nhiều ……………………, lẽ phải. Giờ ra chơi, cô vẫn ở lại để hỏi han, ………………các bạn trong lớp. Cô còn dành những phần quà đặc biệt cho những bạn có sự tiến bộ trong lớp. Em rất …………………… cô Thủy. Em mong cô sẽ …………………với lớp chúng em lâu thật lâu.
A. chủ nhiệm/ấm áp/điều hay/quan tâm/yêu quý/gắn bó
B. chủ nhiệm/ấm áp/điều hay/thương cảm/yêu quý/bên cạnh
C. giáo viên/ấm áp/điều hay/quan tâm/yêu quý/gắn bó
D. chủ nhiệm/ấm áp/điều hay/quan tâm/quan tâm/gắn bó
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Đọc: Cháu thăm nhà Bác trang 90, 91
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Đọc: Cây và hoa bên lăng Bác trang 93, 94
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 2 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 2 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 2 Cánh diều (các môn học)
- Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Toán lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 2 - CTST