Trắc nghiệm Nghe - nói trang 104, 105 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Nghe - nói trang 104, 105 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.

Nói và đáp lời an ủi, lời mời

Câu 1. Cho tình huống sau: “Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.” Em sẽ nói như thế nào để an ủi mẹ? (chọn 2 đáp án)

A. Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nhé!

B. Mẹ ơi! Có cơm cho con ăn chưa ạ!

C. Mẹ đừng buồn! Con sẽ giúp mẹ chăm sóc để chú ta chóng khỏi.

D. Mẹ ơi con xin lỗi mẹ. Hôm nay con đi học về muộn quá!

Câu 2. Cho tình huống sau: “Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.” Em hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện hành động nói và đáp lời an ủi:

ngoan

chăm sóc

buồn

- Em: Mẹ ơi! Mẹ đừng ………………… nhé! Con sẽ giúp mẹ …………………chú lợn để chú ta chóng khỏi.

- Mẹ: Cảm ơn con. Con của mẹ …………………quá!

A. ngoan / chăm sóc / buồn

B. chăm sóc / ngoan / buồn

C. buồn / chăm sóc / ngoan

D. buồn / ngoan / chăm sóc

 Câu 3. Cho tình huống sau: “Bạn em làm rơi mất cây bút rất đẹp.” Em sẽ nói như thế nào để an ủi bạn? (chọn 2 đáp án)

A. Buồn quá! Mình bị mất bút rồi!

B. Bạn đừng buồn nhé!

C. Bạn cho mình mượn cây bút nhé!

D. Không sao đâu! Mình nghĩ sẽ có người tốt nhặt được và trả lại cho bạn!

Câu 4. Cho tình huống sau: “Bạn em làm rơi mất cây bút đẹp.” Em hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện hành động nói và đáp lời an ủi:

hi vọng

trả lại

lo lắng

- Em: Bạn đừng ……………. quá! Sẽ có người tốt nhặt được và …………….bạn thôi!

- Bạn: Ừm, mình cũng ……………. như vậy!

A. hy vọng / trả lại / lo lắng

B. lo lắng / hy vọng / trả lại

C. trả lại / hy vọng / lo lắng

D. lo lắng / trả lại / hy vọng

Câu 5. Cho tình huống sau: “Cây hoa giấy bà trồng bị chết.” Em sẽ nói như thế nào để an ủi bà? (chọn 2 đáp án)

A. Bà ơi! Bà đừng buồn quá nhé!

B. Cây hoa giấy đẹp quá bà ạ!

C. Nhà cháu trồng nhiều hoa giấy lắm bà ạ!

D. Bà cháu mình cùng trồng một cây hoa giấy mới bà nhé! Cháu sẽ chăm sóc cẩn thận giúp bà!

Câu 6. Khi nói lời mời chúng ra cần thể hiện thái độ gì?

A. hối lỗi vì đã làm sai

B. nghiêm khắc để người khác nhận ra lỗi

C. chân thành, niềm nở, kính trọng, lịch sự

D. lạnh lùng, không cảm xúc để người khác e sợ

Câu 7. Vì sao chúng ta cần mời người lớn tuổi khi muốn họ làm một việc gì đó?

A. để thể hiện sự kính trọng, yêu mến

B. để thể hiện sự hối lỗi

C. để thể hiện sự bực mình

D. để thể hiện sự bao dung

Câu 8. Minh nên nói thế nào để mời bà và mẹ thưởng thức món chè sen? (chọn 2 đáp án)

A. Bà ra ăn chè nhanh đi!

B. Cháu mời bà, con mời mẹ ăn cơm ạ!

C. Cháu mời bà, con mời mẹ ăn chè sen ạ!

D. Cháu mời bà, con mời mẹ thưởng thức món chè sen ạ!

Câu 9. Đâu là câu mà bà và mẹ nên đáp khi Minh mời thưởng thức chè sen:

A. Bà cảm ơn nhé! Chè sen mẹ cháu nấu ngon lắm!

B. Im lặng không nói gì.

C. Mẹ cảm ơn con trai nhé!

D. Chè sen đắng lắm, ai mà ăn được.

Câu 10. Em sẽ nói gì để mời cô giáo đến nhà mình chơi?

A. Cô ơi, cuối tuần em mời cô tới nhà em chơi ạ!

B. Cô ơi, em mời cô uống trà ạ!

C. Con mời bố mẹ ăn cơm ạ!

D. Cô phải đến nhà em.

Nói, viết về tình cảm với người thân

Câu 1. Sắp xếp các câu dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn:

1.  Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ.

2. Em luôn mong ông nội mạnh khỏe, sống lâu.

3. Thỉnh thoảng, ông còn chờ em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi.

4. Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất.

5. Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ.

A. 1-2-3-4-5

B. 5-4-3-2-1

C. 4-5-1-3-2

D. 2-3-4-1-5

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn viết về tình cảm của ai với ai?

Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất. Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ. Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ. Thỉnh thoảng, ông còn chở em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi. Em luôn mong ông nội mạnh khoẻ, sống lâu.

A. Tình cảm của cháu với bà nội.

B. Tình cảm của cháu với ông nội.

C. Tình cảm của con gái với mẹ.

D. Tình cảm của con gái với bố.

Câu 3. Đọc đoạn văn và cho biết, việc làm nào ông và bạn nhỏ không làm hằng ngày?

Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất. Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ. Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ. Thỉnh thoảng, ông còn chở em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi. Em luôn mong ông nội mạnh khoẻ, sống lâu.

A. Hằng ngày, ông thường đưa đón bạn nhỏ đi học.

B. Đi học về, hai ông cháu thường cùng nhau tưới cây hay chơi cờ.

C. Ông thường nấu cho cháu những món ăn rất ngon

D. Thỉnh thoảng, ông chở bạn nhỏ đi nhà sách, công viên và cùng đọc sách, chơi trò chơi.

Câu 4. Đọc đoạn văn sau và cho biết tình cảm của bạn nhỏ với ông ra sao?

Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất. Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ. Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ. Thỉnh thoảng, ông còn chở em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi. Em luôn mong ông nội mạnh khoẻ, sống lâu.

A. Bạn nhỏ mong ông luôn mạnh khỏe, sống lâu.

B. Bạn nhỏ rất sợ ông vì ông rất nghiêm khắc.

C. Bạn nhỏ coi ông như một người bạn lớn.

D. Bạn nhỏ rất nhớ ông vì ít được gặp ông.

Câu 5. Sắp xếp các từ ngữ sau để thành một câu hoàn chỉnh:

Quốc Tuấn.

tên là

Anh trai

em

A. Anh trai em tên là Quốc Tuấn.

B. Tên là anh trai Quốc Tuấn em.

C. Em tên là anh trai Quốc Tuấn.

D. Quốc Tuấn là tên anh trai em.

Câu 6. Sắp xếp các từ ngữ sau để thành một câu hoàn chỉnh:

Cẩm Tú.

chị

Chị gái

em

A. Chị gái em là chị Cẩm Tú.

B. Chị gái Cẩm Tú là em chị.

C. Em là chị gái Cẩm Tú chị.

D. Chị Cẩm Tú là gái em chị.

Câu 7. Sắp xếp các từ ngữ sau để thành một câu hoàn chỉnh:

về nhà.

hướng dẫn

Chị Tú

thường

em làm

bài tập

A. Chị Tú thường hướng dẫn em làm bài tập về nhà.

B. Chị Tú về nhà thường làm bài tập hướng dẫn em.

C. Em làm bài tập về nhà thường hướng dẫn chị Tú.

D. Bài tập về nhà chị Tú thường làm hướng dẫn em.

Câu 8. Sắp xếp các từ ngữ sau để thành một câu hoàn chỉnh:

anh Bình.

Em

yêu quý

rất

A. Em rất yêu quý anh Bình.

B. Anh Bình yêu quý em rất.

C. Yêu quý anh Bình rất em.

D. Em yêu quý rất anh Bình.

Câu 9. Sắp xếp các ý sau để được thứ tự đúng khi viết về tình cảm với anh chị:

1. Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?

2. Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?

3. Anh (chị hoặc em) tên là gì?

A. 1-2-3

B. 2-3-1

C. 3-1-2

D. 3-2-1

Câu 10. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn viết về tình cảm với anh chị của em:

yêu thương

Anh trai

giảng

nhường

yêu quý

…………………em tên là Minh Tuấn. Anh thường chơi cùng với em. Có đồ ăn ngon, anh Tuấn sẽ ………………… hết cho em. Buổi tối, anh thường ………………… lại cho em những bài tập khó. Em rất …………………anh trai em. Em mong anh em em luôn …………………  và gắn bó với nhau.

A. Anh trai / nhường / giảng / yêu quý / yêu thương

B. Anh trai / giảng / nhường / yêu thương / yêu quý

C. Anh trai / yêu thương / giảng / nhường / yêu quý

D. Anh trai / yêu quý / nhường / giảng / yêu thương

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:


Các loạt bài lớp 2 Chân trời sáng tạo khác