Tổng hợp kiến thức Di truyền liên kết với giới tính (đầy đủ, chi tiết)

Nhằm mục đích giúp học sinh ôn luyện, nắm vững được những kiến thức lý thuyết quan trọng môn Sinh học để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT, VietJack biên soạn Tổng hợp kiến thức Di truyền liên kết với giới tính đầy đủ, chi tiết. Hi vọng với loạt bài này học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học.

I. TRỌNG TÂM LÝ THUYẾT

         - Bộ NST 2n của loài có nhiều cặp NST nhưng thường chỉ có một cặp NST giới tính. Cặp NST giới tính ở con đực khác với ở con cái của cùng loài đó. Ở hầu hết các loài (thú, người, ruồi giấm), con đực có cặp NST giới tính là XY, con cái là XX. Ở các loài chim, bướm con đực có NST giới tính là XX, con cái là XY. Riêng ở một số loài động vật như châu chấu, rệp cây thì con đực có cặp NST giới tính là XO, con cái là XX.

         - Nhiễm sắc thể (NST) giới tính và NST thường đều có cấu trúc và chức năng tương tự nhau. Các gen được sắp xếp trên NST ở những vị trí xác định. Trên NST giới tính, ngoài việc mang gen quy định giới tính thì còn mang các gen quy định tính trạng thường (tính trạng không phải giới tính). Các gen này cùng nằm trên một NST nên di truyền liên kết với nhau.

         - Di truyền liên kết giới tính là thuật ngữ dùng để chỉ sự di truyền của những tính trạng thường mà gen quy định tính trạng đó nằm trên NST giới tính X hoặc Y. Nếu gen nằm trên NST X (không có alen trên Y) thì di truyền chéo, còn nếu gen nằm trên NST Y (không có alen trên X) thì di truyền thẳng. Dựa vào tính trạng di truyền liên kết giới tính cho phép biết được giới đực hay cái. Trong một phép lai, nếu tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới cái thì khẳng định tính trạng di truyền liên kết với giới tính.

Xem thêm các bài tổng hợp, tóm tắt kiến thức trọng tâm môn Sinh học lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học