Bài tập Phân bào (có lời giải)
Nhằm mục đích giúp học sinh biết cách giải các dạng bài tập Sinh học lớp 9, VietJack biên soạn Bài tập Phân bào có lời giải đầy đủ các dạng bài tập và phương pháp giải. Hi vọng với loạt bài này học sinh sẽ nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi môn Sinh học 9.
I. Lý thuyết trọng tâm về Phân bào
A – NGUYÊN PHÂN
1. Công thức tính số NST, cromatic, tâm động của tế bào ở các kỳ trong nguyên phân:
Cấu trúc |
Kì trung gian |
Kì đầu |
Kì giữa |
Kì sau |
Kì cuối (Chưa tách) |
Kì cuối (Đã tách) |
Số NST |
2n |
2n |
2n |
4n |
4n |
2n |
Trạng thái |
Kép |
Kép |
Kép |
Đơn |
Đơn |
Đơn |
Số cromatit |
4n |
4n |
4n |
0 |
0 |
0 |
Số tâm động |
2n |
2n |
2n |
4n |
4n |
2n |
2. Công thức tính số lần nguyên phân, số tế bào con tạo ra, số NST trong các tế bào con, số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân:
- Nếu có 1 tế bào mầm nguyên phân x lần:
+ Số tế bào con tạo ra: 1.2x (tế bào)
+ Số NST có trong các tế bào con tạo ra: 1.2n.2x (NST)
+ Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân: 1.2n.(2x – 1) (NST)
+ Số NST chứa hoàn toàn nguyên liệu mới từ môi trường:
= 2n×(2x – 2)
[Với x là số lần NP của tế bào]
Nếu có a tế bào mầm nguyên phân x lần bằng nhau thì thay 1 = a
B – GIẢM PHÂN
1. Công thức tính số NST, số cromatic, số tâm động của tế bào ở các kỳ trong giảm phân:
Kì trung gian |
Giảm phân I |
Giảm phân II |
|||||||
Kì đầu |
Kì giữa |
Kì sau |
Kì cuối |
Kì đầu |
Kì giữa |
Kì sau |
Kì cuối |
||
Số NST |
2n |
2n |
2n |
2n |
n |
n |
n |
2n |
n |
Trạng thái |
Kép |
Kép |
Kép |
Kép |
Kép |
Kép |
Kép |
Đơn |
Đơn |
Số cromatit |
4n |
4n |
4n |
4n |
2n |
2n |
2n |
0 |
0 |
Số tâm động |
2n |
2n |
2n |
2n |
n |
n |
n |
2n |
n |
2. Công thức tính số tế bào con, số NST có trong các tế bào con, số NST môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân:
* Số tinh trùng tạo ra = 4 × số tinh bào bậc 1
* Số trứng tạo ra = số noãn bào bậc 1
* Số thể cực (thể định hướng) = 3 × số noãn bào bậc 1
[Với n là bộ NST đơn bội của loài]:
* Số NST có trong các tế bào con tạo ra sau GP = nNST × số tế bào
5. Công thức tính số hợp tử được tạo thành, hiệu suất (H%) thụ tinh của tinh trùng hoặc trứng:
* Số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh
* H% thụ tinh của tinh trùng = (số tinh trùng được thụ tinh x 100) / tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh.
* H% thụ tinh của trứng = (số trứng được thụ tinh x 100) / tổng số trứng tham gia thụ tinh
II. Ví dụ minh họa
Bài 1: Một tế bào sinh dục đực sơ khai của 1 loài nguyên phân 5 đợt liên tiếp 1/4 số tế bào con được tạo ra tiến hành giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình hình thành giao tử là 96. Giả sử hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 25%
a. Tìm bộ NST của loài.
b. Xác định số tế bào sinh trứng
Hướng dẫn giải
a. Xác định bộ NST lưỡng bội (2n)
- Số tế bào con tạo thành: 25 = 32
- Số tế bào con tiến hành giảm phân: 32/4 = 8 tế bào
Tổng số NST đơn môi trường cung cấp cho 8 TB con tiến hành giảm phân:
2n × 8 = 96 → 2n = 12
b. Xác định số tế bào trứng tạo thành
Ta có: Số tinh trùng tạo thành là: 8 x 4 = 32
(Vì 1 TB sinh tinh qua giảm phân cho 4 giao tử, mà theo đề có 8 TB tiến hành GP)
Mặc khác:
→ TT thụ tinh =
Suy ra: số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh = 16
Ta lại có: Htrứng = Trứng thụ tinh . 100%
→ ∑Trứng =
Vì 1 TB sinh trứng giảm phân cho 1 TB trứng
→Nên ta có số TB sinh trứng = số TB trứng = 64
Bài 2: Một loài có bộ NST 2n = 10. Ba hợp tử của một loại nguyên phân một số đợt liên tiếp tạo ra các tế bào con có số NST đơn là 280. Biết hợp tử 1 tạo ra số tế bào con = 1/4 số tế bào con của hợp tử 2. Hợp tử 2 có số tế bào con gấp đôi tế bào con của hợp tử 3. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
Hướng dẫn giải
Gọi:
Số TB con của hợp tử 1 là x với số lần nguyên phân là k1
Số TB con của hợp tử 2 là y với số lần nguyên phân là k2
Số TB con của hợp tử 3 là z với số lần nguyên phân là k3
Theo đề bài, ta có: x = 1/4 y → y = 4x
y = 2z → 4x = 2z → z = 2x
Mặc khác: Tổng số NST đơn của các TB con tạo thành từ 3 hợp tử là 280
Hay: 2n (x + y + z) = 280
10(x + 4x + 2x) = 280
→ x = 4 → k1 = 2
y = 16 → k2 = 4
z = 8 → k3 = 3
Bài 3: Một hợp tử của gà (2n = 78) nguyên phân một số lần liên tiếp, các tế bào con của hợp tử trên đã chứa tất cả 624 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định:
a. Số lần nguyên phân của hợp tử
b. Số NST trong các TB có nguyên liệu hoàn toàn mới.
Hướng dẫn giải
a. Số lần nguyên phân của hợp tử (k)
Theo giả thiết, ta có:
Số NST trong cá tế bào con tạo thành là 624 NST
∑ NST = 2n. 2k
624 = 78. 2k → k = 3
(Lưu ý: 2n là bộ NST của 1 TB con, 2k là số TB con tạo thành)
Vậy hợp tử của gà đã trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp.
b. Số NST trong các TB có nguyên liệu hoàn toàn mới
∑ NST = 2n. (2k – 2) = 78. ( 23 – 2) = 468 NST
Vậy 468 NST trong các tế bào con có nguyên liệu hoàn toàn mới.
III. Bài tập tự luyện
Bài 1: Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 44
a. Tính số NST, số tâm động, số cromatic ở các kì của quá trình nguyên phân
b. Tính số NST, tâm động, cromatic ở kì giữa I và kì sau II của quá trình giảm phân.
Bài 2: Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra được 40 tế bào con. Tế bào trên đã trải qua mấy lần nguyên phân?
Bài 3: Với hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và của tinh trùng là 10% Hãy xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 12 hợp tử.
Bài 4: Ở một loài, giả sử một trứng được thụ tinh cần có 100.000 tinh trùng tham gia. Một cá thể cái đẻ được 15 con với tỉ lệ sống của các hợp tử là 60%. Xác định: a/ Số hợp tử được tạo thành.
b/ Số tinh trùng cần thiết cho quá trình thụ tinh.
Bài 5: Một tế bào sinh dưỡng 2n của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp 8 đợt, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra NST tương đương với 11730 NST đơn. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.
Bài 6: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng lội của loài A tạo được 4 tế bào mới với 64 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài.
Bài 7: Ở loài thực vật, bộ NST lưỡng bội là 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài tạo ra số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng có tổng số 192 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số đợt nguyên phân từ tế bào trên.
Bài 8: Ở một loài có bộ NST 2n=40, thực hiện quá trình nguyên phân 3 lần liên tiếp. Xác định số tế bào và số lượng NST ở thế hệ tế bào cuối cùng. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
Bài 9: Một thỏ cái có hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ cho quá trình thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng. a/ Tính số hợp tử tạo thành. b/ Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và số tế bào sinh tinh đã sử dụng.
Bài 10: Vịt nhà có bộ NST 2n = 80, có 25 tế bào sinh dục đực và 50 tế bào sinh dục cái của vịt nhà giảm phân. Xác định:
a/ Số tinh trùng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
b/ Số trứng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
c/ Số thể định hướng được tạo ra cùng với số NST của chúng.
Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 hay, chi tiết khác:
- Bài tập về ARN (có lời giải)
- Bài tập Nguyên phân – Giảm phân (có lời giải)
- Bài tập Lai một cặp tính trạng dạng thuận (có lời giải)
- Bài tập Lai một cặp tính trạng dạng nghịch (có lời giải)
- Bài tập Lai một cặp tính trạng (có lời giải)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)