Tóm tắt Làng hay, ngắn nhất (20 mẫu)



Bản tóm tắt truyện ngắn Làng Ngữ văn lớp 9 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Làng từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 9.

Bài giảng: Làng - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Tóm tắt Làng (mẫu 1)

Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình. Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa. Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.

Tóm tắt Làng hay, ngắn nhất (20 mẫu)

Tóm tắt Làng (mẫu 2)

Truyện ngắn Làng của Kim Lân kể về thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Pháp đầy ác liệt, cam go. Truyện để về ông Hai là một con người buộc phải xa làng vì chiến tranh để đến nơi di tản mới. Trong lòng ông vẫn luôn nhớ da diết ngôi làng của mình.

Trở về làng ông hay tin ngôi làng đã theo giặc Tây, sự xấu hổ, tủi nhục đến nỗi ông không dám đi đâu ra khỏi nhà nhiều ngày liền. Mọi việc càng tệ hơn khi chủ nhà không cho gia đình ông ở vì ông là ngôi của làng Việt gian.

Bỗng ông hãy tin làng Chợ Dầu không hề theo Tây vẫn chiến đấu theo cụ Hồ theo cách mạng, trong lòng ông bỗng vui vẻ trở lại, ông khoe với mọi người khắp nơi rằng Tây đốt sạch làng Chợ Dầu đốt cả nhà của ông trong niềm vui, vui bởi làng vẫn yêu nước, yêu cách mạng. Đó là niềm vui của con người yêu làng, yêu quê hương chân chính.

Tóm tắt Làng hay, ngắn nhất (20 mẫu)

Tóm tắt Làng (mẫu 3)

Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.

Tóm tắt Làng (mẫu 4)

Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đi đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn.

Tóm tắt Làng hay, ngắn nhất (20 mẫu)

Tóm tắt Làng (mẫu 5)

Truyện ngắn Làng xoay quanh câu truyện về lòng yêu làng, lòng yêu nước của ông Hai - một lão nông rất cần cù, chất phác.

Ông Hai là người nông dân luôn yêu mến, gắn bó với làng Dầu – quê hương ông. Ông có tật hay khoe về làng mình. Trước cách mạng, ông khoe cái sinh phần của viên quan Tổng đốc người làng ông. Ông khoe làng ông giàu có, nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh, đường cái trong làng lát toàn đá xanh. Sau cách mạng tháng Tám, ông khoe làng trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, dân làng tích cực đào hào giao thông, tập quân sự chuẩn bị kháng chiến chống Pháp. Khi buộc phải đi tản cư theo chủ trương của Chính phủ, ông và vợ con vẫn luôn theo dõi tin tức làng Dầu.

Khi ở nơi tản cư, ông hay nghĩ về làng, ông thấy “nhớ cái làng quá”. Ông nhớ những ngày cùng làm việc với anh em, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Ông phấn chấn, háo hức khi nghe được những tin hay về kháng chiến.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại”, “ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Trên đường về nhà, ông thấy xấu hổ, nhục nhã nên “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, ông chưa tin nhưng rồi cay đắng nhận ra “ai người ta hơi đâu bịa tạc” rồi “nước mắt ông lão giàn ra”. Ông thấy khổ tâm, nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người dành cho con ông. Ông căm giận dân làng và lo sợ không biết tương lai sinh sống thế nào. Ông cáu gắt với vợ, trằn trọc không ngủ được.

Suốt mấy ngày sau, ông Hai tủi hổ, không dám ra khỏi nhà. Ông u ám, tuyệt vọng, bế tắc và quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông tìm đến nói chuyện với con trai ông để khẳng định tình yêu làng, lòng chung thủy và niềm tin của ông với cách mạng, cụ Hồ.

Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng, ông vui mừng đi chia quà cho lũ trẻ và hả hê khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt.

Tóm tắt Làng (mẫu 6)

Ông Hai theo lệnh của chính phủ cùng người dân trong làng Chợ Dầu di tản đến nơi khác. Thời gian này giai đoạn kháng chiến của quân ta và thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Ông Hai là con người yêu làng, yêu quê. Dù xa quê nhưng lúc nào cũng nghe ngóng thông tin và luôn tự hào về ngôi làng của mình. Ở một nơi xa nhưng ông bất ngờ nhận tin sét đánh, làng Chợ Dầu theo giặc, làm phản cách mạng. Ông xấu hổ, thất vọng và cả sự nhục nhã. Ông quanh quẩn ở nhà mà chẳng dám đi đâu, ngay cả chủ nhà trọ cũng muốn đuổi ông vì sống tại làng Việt gian bán nước. Ông luôn có sự đấu tranh lớn giữa tình yêu làng và cách mạng. Ông quyết định làng theo giặc phải thù làng chứ nhất định không phản cụ Hồ và cách mạng. Trong một lần nghe ngóng, ông nghe tin cải chính, làng Chợ Dầu không theo Tây, lòng ông vui trở lại, ngôi làng vẫn trung thành với cách mạng. Ông kể về ngôi làng bị Tây đốt sạch, không còn gì cả như một cách chứng minh làng vẫn theo cách mạng.

Tóm tắt Làng (mẫu 7)

Ông Hai rất yêu làng chợ Dầu. Ở vùng tản cư, suốt ngày ông kể về làng, khoe về làng. Khi nhận được tin làng chợ Dầu theo Tây, ông rất đau khổ nằm lì trong nhà ba bốn ngày liền. Ông Hai nghe được tin cải chính: Làng chợ Dầu không phải là làng Việt gian, không theo Tây. Ông sung sướng đi khoe với mọi người. Mặ dù nhà bị đốt, nhưng ông Hai lại rất vui mừng vì làng ông vẫn là làng kháng chiến. Tác phẩm thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.

Tóm tắt Làng (mẫu 8)

Làng là câu chuyện về nhân vật ông Hai và ngôi làng của mình trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Ông Hai sinh ra và lớn lên lại làng Chợ Dầu vì cách mạng ông phải di tản đến nơi khác. Tuy ở xa nhưng ông vẫn theo dõi tình hình làng và rất đỗi tự hào vì ngôi làng theo cách mạng kháng chiến. Một hôm ông nghe tin từ người đàn bà tản cư nói về làng chợ Dầu theo Tây, ông tái mặt, không thở nổi và chỉ biết cúi gằm mặt mà đi về. Ông xấu hổ chỉ biết nằm ở nhà, không dám đi đâu. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi ông đi, ông Hai mới thực sự xác định tư tưởng giữa cá nhân và việc nước, nhất định phải thù làng vì phản cách mạng. Sau này khi chủ tịch xã lên thông báo làng không theo Tây. Lòng ông vui phơi phới và đi khoe với mọi người về làng bị Tây đốt phá sạch.

Tóm tắt Làng (mẫu 9)

Làng chợ Dầu cũng như bao ngôi làng khác trên đất nước, khi thực dân Pháp đánh chiếm những người con nơi này phải di tản đến nơi khác. Ông Hai cũng là người làng Chợ Dầu phải di tản đến nơi khác, ông rất yêu làng và tự hào về điều đó. Ông kể với mọi người về con người nơi đây và tinh thần đánh Tây của họ. Trong những người chạy giặc, ông nghe tin làng chợ Dầu phản động, làm Việt gian ông rất xấu hổ và tủi nhục. Cảm giác thất vọng và đau đớn. Ông căm thù những kẻ đã vấy bẩn lên truyền thống cách mạng của ngôi làng mình. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc đã được cải chính ông rất vui mừng và kể với tất cả mọi người với niềm tự hào nhân lên gấp bội.

Để học tốt bài học Làng lớp 9 hay khác:

Bài giảng: Làng - Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


lang-trich.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học