20+ Tóm tắt Chiếc lược ngà (ngắn nhất)



Tóm tắt tác phẩm Chiếc lược ngà hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 1)

Ông Sáu rời nhà đi kháng chiến từ khi con gái còn nhỏ, chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Suốt những năm tháng sống ở chiến trường, không lúc nào ông Sáu nguôi ngoai nỗi nhớ về con gái. Ba ngày được về nghỉ phép, ông Sáu nôn nao được trông thấy con, vội vàng, cuống quít. Nhưng đến khi về tới nhà, bé Thu, con gái ông, lại không nhận ra ba mình bởi vết thẹo trên mặt ông Sáu do chiến tranh để lại. Suốt ba ngày, ông Sáu cố gắng gần gũi, vỗ về con nhưng càng lại gần thì con gái càng đẩy ông ra. Đến lúc con bé không nghe lời, ông Sáu vung tay đánh vào mông nó, bé Thu bỏ về nhà ngoại. Đến khi bé Thu nhận ba thì cũng là lúc ông Sáu phải vào chiến trường. Trước khi chia tay ba, bé Thu muốn ba mua cho mình một chiếc lược khi ba trở về. Trở lại chiến trường, nỗi nhớ con càng đau đáu, ông Sáu nhớ lời hứa với con gái, lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ làm cho con một chiếc lược. Nhưng chưa kịp trở về đưa chiếc lược tận tay con gái thì ông Sáu đã hi sinh ở chiến trường. Chiếc lược ông gửi lại cho người đồng đội là ông Ba, nhờ đưa cho con gái mình, rồi mới nhắm mắt đi xuôi.

20+ Tóm tắt Chiếc lược ngà (ngắn nhất)

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 2)

Ông Sáu xa nhà đi lính từ khi bé Thu - con gái ông vẫn còn rất nhỏ. Tám năm sau, ông Sáu có dịp trở về thăm gia đình, để được gặp lại vợ và con gái. Ngỡ tưởng rằng con gái ông sẽ hạnh phúc, vui mừng khi nhìn thấy ba nhưng không, bé Thu không nhận ra ba vì trông ông Sáu không giống với người ba của bé trong ảnh. Bé hét lên gọi má khi ông Sáu lại gần: "Thu! Con". Trong suốt ba ngày ở bên ba, bé Thu thường nói trống không, lạnh nhạt với ba. Đỉnh điểm, trong bữa ăn, khi ông Sáu gắp cho con cái trứng cá, bé Thu đã hất văng ra, khiến ông Sáu giận dữ và đánh con. Tối hôm đó, bé Thu nghe bà kể về vết sẹo trên gương mặt ba nên bé đã thấy mình cư xử không đúng, bé thương ba. Khi ông Sáu đi, bé Thu đã chạy ra gọi ba, ôm hôn ba khiến cho mọi người đều thấy cảm động. Sau khi chia tay, ông Sáu vẫn luôn nhớ về con gái, ông tỉ mẩn khắc Chiếc lược ngà để tặng cho con gái. Nhưng trong một trận càn của giặc, ông Sáu đã hi sinh. Trước khi chết, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà, chờ anh Ba hứa sẽ trao cho bé Thu rồi mới yên tâm nhắm mắt.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 3)

Sau tám năm xa nhà, ông Sáu được về thăm vợ và con gái trong ba ngày nghỉ phép. Trớ trêu thay, con gái ông - bé Thu - không nhận ra cha vì vết thẹo dài trên má của ông. Ông Sáu rất đau buồn trước sự lạnh nhạt của con gái. Bé Thu thường nói trống không với ba và còn hất cái trứng cá khi ông Sáu gắp cho con. Sự tức giận khiến ông không kìm lòng được, ra tay đánh bé Thu. Ngày hôm sau, khi chia tay gia đình để trở về chiến khu, bé Thu đã chạy ra ôm ba, hôn ba và gọi "Ba". Tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu được hàn gắn trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng đủ để ông Sáu yên tâm lên đường. Sau này, ông Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, ông trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé Thu. Cuối cùng, anh Ba cũng thực hiện được ước nguyện của ông Sáu, đưa chiếc lược cho bé Thu - khi ấy đã trở thành cô giao liên nhanh nhẹn, dũng cảm.

20+ Tóm tắt Chiếc lược ngà (ngắn nhất)

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 4)

Chiến tranh xảy ra, ông Sáu cũng như bao người con trai khác phải đi lính. Ông tạm để lại vợ con nơi quê nhà và đặc biệt là đứa con gái mới tròn một tuổi. Tám năm sau, khi ông trở về thì con gái ông - bé Thu - không nhận ba và đối xử thờ ơ, vô lễ với ba. Nhưng trước khi chia tay, bé Thu và ông Sáu đã hàn gắn lại sau những hiểu lầm trong bữa cơm hôm trước. Ở chiến khu, ông Sáu tỉ mỉ làm chiếc lược ngà tặng con gái, ông khắc lên đó dòng chữ: "Thương nhớ tặng Thu con của ba." Trong một trận càn của giặc, ông Sáu đã hi sinh, ông nhờ anh Ba trao lại chiếc lược cho con gái. Chiếc lược đến được tay bé Thu khi cô đã trở thành một cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm.

20+ Tóm tắt Chiếc lược ngà (ngắn nhất)

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 5)

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là lời kể của anh Ba về câu chuyện cảm động về tình cha con sâu sắc giữa ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi lính khi con gái ông mới tròn một tuổi. Bé Thu chưa từng một lần gặp ba mà chỉ biết về ba qua tấm ảnh ba chụp chung với má. Khi trở về nhà thăm gia đình, vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt nên bé Thu không nhận ba. Bé cư xử vô lễ và lạnh nhạt với ông Sáu vì nghĩ đây không phải ba của mình. Cho đến một lần, bé Thu đã hất cái trứng cá trong bữa ăn, khiến ông Sáu tức giận và đánh con - điều làm ông hối hận rất nhiều khi trở về chiến khu. Ngày hôm sau, trước lúc ông Sáu đi, bé Thu đã chạy đến ôm ba và bày tỏ tình cảm với ba. Hai cha con hàn gắn lại tình cảm sau nhiều năm xa cách. Sau này, ở chiến khu, ông Sáu luôn nghĩ về con gái và đã làm chiếc lược ngà với hy vọng sau này khi trở về thăm con, ông sẽ trao nó cho bé Thu. Nhưng không may, ông đã hi sinh khi chưa kịp làm điều ấy. Anh Ba thay ông Sáu trao chiếc lược cho bé Thu, dù ông Sáu đã hy sinh nhưng với anh Ba thì "Dường như chỉ có tình cha con là không thể chết."

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 6)

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Trong giây phút gặp con, ông Sáu hồi hộp, xúc động. Xuồng chưa cập bến, ông đã “nhảy thót lên”, bước vội vàng những bước dài và kêu to tên con. Bé Thu – con ông không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Đáp lại những hành động yêu thương của ông Sáu, bé Thu giật mình, ngơ ngác, vụt chạy, kêu thét gọi má khiến ông Sáu hụt hẫng và đau đớn. Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, ông mong được nghe tiếng “ba” nhưng bé Thu cứ xa lánh, lạnh lùng và kiên quyết không gọi ba trong mọi tình huống. Sau khi bị ba đánh, bé Thu chạy sang nhà bà ngoại và được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ông Sáu. Sáng hôm sau, khi chuẩn bị lên đường, bé Thu đã hiểu ra chuyện và gọi ông Sáu là “ba” trong tiếng khóc. Bé Thu ôm chặt lấy cô ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba khiến ông Sáu xúc động rơi nước mắt. Bé Thu không cho ba đi và hẹn ba tặng cho em một cây lược.

Khi ông Sáu vào chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con. Ông dồn hết tình yêu thương của mình để làm một chiếc lược ngà tặng con. Ông vui sướng, “mặt hớn hở như đứa trẻ được quà” khi kiếm được ngà voi. Ông thận trọng, tỉ mỉ và ông phu để làm ra một chiếc lược có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc nào nhớ con ông lại lấy lược ra ngắm rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Thế nhưng, trong một lần làm nhiệm vụ, ông Sáu đã bị thương nặng. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp lấy cây lược đưa cho bác Ba nhờ người bạn gửi về cho con gái của mình.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 7)

"Chiếc lược ngà" Nguyễn Quang Sáng truyện ngắn viết trong thời gian chống Mỹ, câu chuyện tình cha con rất cảm động để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng độc giả. Anh Sáu là người con của miền Nam theo nghĩa vụ phải đi lính, khi anh đi đứa con gái chỉ vừa ra đời. Khi anh về thăm gia đình đưa con gái tên Thu không nhận ra người cha chỉ vì mặt có vết sẹo không giống như trên bức ảnh cưới. Anh rất buồn vì bị đối xử như người xa lạ, bé Thu đã hiểu ra mọi chuyện khi được bà giải thích vết sẹo là do chiến tranh gây ra. Đến lúc bé Thu hiểu ra mọi chuyện cũng là lúc anh Sáu phải ra chiến trường. Khi được bé Thu vòi quà anh Sáu hứa sẽ tặng một chiếc lược ngà khi trở về. Chuyến trở về của anh không trở thành hiện thực khi anh hi sinh trong một trận chiến. Trước khi lìa đời anh trao cho người bạn căn dặn tặng lại cho bé Thu - đó là một chiếc lược ngà chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến đối với đứa con gái ông rất yêu quý.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 8)

Sau khi hiệp ước hòa bình được lập lại, ông Sáu trở về thăm gia đình của mình sau 8 năm. Nhưng bé Thu - con gái ông - không nhận ra cha vì ông có vết thẹo trên má, không giống với người cha trong ảnh. Bé Thu còn hất cái trứng cá trong bữa ăn khiến ông Sáu giận dữ, ra tay đánh con. Nhưng bé Thu cũng thấy hối hận khi nghe bà kể rằng vết thẹo trên gương mặt ba là do chiến tranh. Em thương ba rất nhiều nên sáng hôm sau, trước khi ba đi, em đã chạy đến ôm hôn ba, khiến cho ba em rất hạnh phúc. Từ đó, mỗi khi ở chiến khu mệt nhọc, ông Sáu liền làm chiếc lược ngà tặng con gái. Chiếc lược là tình cha con sâu sắc của ông Sáu dành cho bé Thu. Nhưng ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp về thăm con gái một lần nữa. Chiếc lược được anh Ba trao cho bé Thu khi em đã lớn.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 9)

Vì chiến tranh anh Sáu phải xa nhà, khi đi đứa con gái bé bỏng của anh còn nhỏ nên khi trở về không nhà ra ba của mình. Với bé Thu ba của mình không có vết sẹo dài trên mặt. Anh làm thế nào bé cũng không nhận, thái độ xa lạ, ngang bướng càng làm ăn bực mình, trong một lần anh đánh Thu. Bé Thu chạy về bà ngoại kể chuyện, bà đã giải thích mọi việc rõ ràng. Khi anh Sáu đến ngày đi, bé Thu quyến luyến nhất định không rời xa, hai cha con rất xúc động ôm nhau mà khóc. Bé Thu đòi khi trở về phải có quà là một chiếc lược ngà. Trong thời gian ở chiến khu anh dành nhiều thời gian làm chiếc lược ngà cho con gái, chiếc lược được làm bằng ngà voi rất đẹp. Anh mong mỏi ngày trở về tặng cho đứa con gái yêu. Thật không may trong một trận đánh anh bị thương nặng và hi sinh. Chiếc lược ngà được trao lại cho anh Ba, đó cũng là tâm nguyện cuối cùng của anh Sáu, món quà cuối cùng dành cho bé Thu như lời đã hứa trước lúc ra chiến trường.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 10)

Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi đứa con chưa đầy một tuổi nên sau tám năm trở về thăm nhà, con gái đã không chịu nhận anh. Anh háo hức bao nhiêu trong lần trở về này thì bé Thu càng cự tuyệt không nhận cha chỉ vì vết thẹo dài trên mặt. Bé Thu đối xử lạnh nhạt với ông Sáu như một người xa lạ khiến cho ông Sáu rất buồn phiền. Sau khi nghe bà kể về nguyên nhân vết thẹo trên mặt của ba, bé Thu mới vỡ òa nhận ra. Hôm sau ông Sáu ra chiến trường, bé Thu đã không cho ba đi, khăng khăng đòi giữ ba ở lại. Tình cảm cha con mãnh liệt bỗng nhiên trỗi dậy. Hai cha con ôm lấy nhau khóc nức nở. Ông Sáu đi hứa sẽ trở về và tặng cho bé một chiếc lược. Trong thời gian ở chiến trường, ông đã tỉ mỉ lấy vỏ đạn ra làm lược. Một chiếc lược có một vài răng do người ba tỉ mỉ, tẩn mẩn khắc lên đó dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Ông Sáu vẫn mong một ngày trở về tặng bé Thu chiếc lược. Nhưng chiến tranh khắc nghiệt, ông Sáu đã hi sinh và tâm nguyện chưa được hoàn thành. Ông Sáu gửi gắm chiếc lược cho anh Ba, gửi trao tận tay con gái anh chiếc lược đó.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 11)

'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng, một truyện ngắn trong thời kỳ chống Mỹ, mang đến câu chuyện đầy cảm động về tình cha con, để lại những ấn tượng sâu sắc trong trái tim độc giả.

Anh Sáu, người con miền Nam, chấp nhận nghĩa vụ đi lính khi đứa con gái mới ra đời. Trở về nhà, bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt không giống trong bức ảnh cưới.

Buồn bã khi bị con xem như người lạ, anh Sáu chấp nhận sự thực khi bà giải thích về vết sẹo do chiến tranh. Khi bé Thu hiểu, anh Sáu lại phải ra chiến trường. Khi bé yêu đòi quà, anh hứa sẽ tặng chiếc lược ngà khi trở về.

Chuyến trở về bi thương khi anh hy sinh trong trận chiến. Trước khi ra đi, anh giao chiếc lược ngà cho người bạn tin cậy, để tặng lại cho bé Thu. Món quà chứa đựng tình yêu thương sâu sắc dành cho đứa con gái ông yêu quý.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 12)

Vì chiến tranh, anh Sáu phải rời xa tổ ấm, để lại đứa con gái bé bỏng khiến cuộc tái ngộ trở thành thử thách khó khăn. Bé Thu, khi gặp lại ba, không nhận ra người cha vì thời gian xa cách và sự thay đổi về ngoại hình. Anh Sáu, bất ngờ và đau lòng, đã một lần mất kiểm soát và đánh đứa con gái. Bé Thu, bỏ chạy về bà ngoại, tìm sự giải thích và sự hiểu biết.

Ngày anh Sáu rời đi, khoảnh khắc chia ly đầy xúc động khiến bố và con ôm nhau khóc. Bé Thu, để lại lời đòi hỏi trước ngày gặp lại, mong muốn một món quà đặc biệt - chiếc lược ngà. Anh Sáu, suốt thời gian dài dành ở chiến khu, chế tạo một chiếc lược ngà tinh xảo từ ngà voi, hy vọng mỗi ngày về để tặng con gái yêu quý. Nhưng số phận không mỉm cười, anh hy sinh trong một trận đánh.

Trong chiến trường, tình cha con được thể hiện qua chiếc lược ngà đặc biệt. Anh Sáu, dù ở xa, vẫn dành trọn tâm huyết để làm quà cho con. Mỗi sợi ngà, mỗi chi tiết đều là tình thương của ông dành cho bé Thu. Nhưng khổ nổi, chiến tranh đã cướp đi cuộc gặp gỡ và niềm vui trở về.

Anh Ba nhận được chiếc lược ngà, đó là di sản cuối cùng mà anh Sáu để lại, là món quà cuối cùng dành cho bé Thu như lời hứa trước khi bước vào chiến trường.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 13)

Ông Sáu, rời nhà đi chiến đấu từ khi con gái còn nhỏ, chỉ biết đến đứa con qua tấm ảnh. Ba ngày nghỉ phép, anh Sáu mong muốn gặp con, nhưng bé Thu không nhận ra vì vết sẹo trên mặt ông đã thay đổi. Trong thời gian đó, ông cố gắng gần gũi với con nhưng bé ngày càng xa lạ. Trước khi ông Sáu quay trở lại chiến trường, bé Thu đòi một chiếc lược làm từ vỏ đạn của Mỹ.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 14)

Sau khoảng thời gian xa nhà vì chiến tranh, ông Sáu được phép về thăm gia đình. Nhưng đứa con gái nhỏ khi ấy không nhận ra cha, vì vết sẹo trên mặt cha đã làm thay đổi ngoại hình. Sự xa lạ và phản ứng của con gái khiến ông Sáu đau lòng. Sau khi bà ngoại giải thích về vết sẹo do chiến tranh, cô bé Thu mới hiểu và tha thứ cho cha.

Khi ông Sáu trở lại chiến trường, tình cảm giữa cha và con gái không ngừng phát triển. Ông hứa sẽ mua tặng Thu một chiếc lược ngà khi trở về lần sau.

Trong trận chiến, ông Sáu không quên lời hứa, anh ấy tạo chiếc lược từ vỏ đạn với những răng cưa, khắc lên đó dòng chữ 'Yêu nhớ tặng Thu con của ba'. Ông ao ước mỗi ngày về để tặng quà cho con gái thân yêu của mình. Nhưng số phận không mỉm cười với ông Sáu khi anh hy sinh trong một trận đánh. Anh Ba, người bạn đồng đội, truyền chiếc lược ngà đặc biệt đó cho đứa con gái yêu quý.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 15)

Chiếc lược ngà là một biểu tượng của thời kỳ kháng chiến ác liệt chống lại Mỹ ở miền Nam. Anh Sáu, theo lệnh cấp trên, phải tham gia chiến trường, và trong thời gian dài không trở về nhà, đứa con gái mới ra đời chưa kịp biết mặt cha.

Sau khoảng thời gian dài, anh Sáu được nghỉ phép và quay về thăm gia đình. Anh nhận ra con gái đã lớn, nhưng Bé Thu không nhận ra cha do vết sẹo trên mặt. Thái độ xa lạ của con khiến anh buồn bã. Chỉ khi bà giải thích về vết sẹo, Bé Thu mới hiểu và chấp nhận cha mình.

Khi Thu nhận ra sự thật, anh Sáu đã quay trở lại đơn vị. Tình cảm cha con mạnh mẽ khiến em ôm chặt người cha và hứa sẽ nhận được món quà đặc biệt - chiếc lược ngà - khi cha trở về. Tại đơn vị, anh đã cố gắng tạo nên chiếc lược ngà, đựng hết tình cảm yêu thương để tặng cho đứa con gái.

Trong trận đánh khốc liệt, anh Sáu hy sinh. Trước khi ra đi, anh đã kịp trao chiếc lược cho người bạn đồng đội tin cậy và nhấn mạnh gửi về cho bé Thu. Món quà không chỉ là vật phẩm đơn thuần mà còn là biểu tượng của tình yêu thương mà người cha dành cho đứa con gái yêu quý.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 16)

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến từ khi bé Thu còn rất nhỏ. Trong một lần được nghỉ phép về quê thăm nhà, cũng là lúc Thu đã lớn. Ông khao khát được con gọi mình là ba và ôm con vào lòng. Nhưng ngược lại bé Thu lại một mực không nhận ông và đẩy ông ra xa. Suốt những ngày ở nhà, ông cố lại gần Thu, Thu càng chống đối thậm chí là nói trổng. Đỉnh điểm là khi ông Sáu gắp đồ ăn cho Thu, Thu đã gạt đi. Ông Sáu mất kiểm soát đã đánh bé Thu. Thu tức giận, bỏ sang nhà bà ngoại. Tại đây khi ngoại hỏi lý do Thu không nhận ba. Em đã trả lời rằng ba không giống trên ảnh vì mặt ba có vết thẹo. Bà ngoại ôn tồn giảng giải rằng đó là do vết tích chiến tranh. Ngày ông Sáu chia tay gia đình quay lại chiến trường Thu cũng về nhà, nhưng Thu chỉ dám đứng nép ở một góc. Đợi đến khi ông Sáu tạm biệt mọi người em mới òa khóc và gọi ba, níu kéo ông Sáu ở nhà. Tình cảm cha con vỡ òa. Lúc ông Sáu lên đường bé Thu dặn ông Sáu khi trở về mua cho Thu cái lược. Ở chiến trường, ông Sáu đã làm một chiếc lược bằng ngà tặng cô bé. Nhưng chưa kịp trở về ông đã hi sinh. Sau này ông Ba là đồng đội của ông Sáu đã thay mặt đưa chiếc lược trao tay bé Thu khi ấy Thu lớn lên trở thành một giao liên dũng cảm để đối nghiệp cha mình.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 17)

Chiếc Lược Ngà là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu và bé Thu sau hơn 8 năm xa cách vì chiến tranh. Ông Sáu phải xa gia đình xa vợ con khi con còn nhỏ tuổi, chỉ biết mặt nhau qua một tấm hình. Trong những ngày nghỉ phép ông Sáu luôn muốn ở cạnh con vỗ về yêu thương con mong mỏi được nghe tiếng con gọi cha. Nhưng bé Thu lại không nhận cha vì trên mặt ông có một vết sẹo. Thu ngày càng trở nên ương bướng và xa lánh cha mình. Mặc dù ông đã hết lòng chăm sóc, gần gũi. Một lần Khi ông Sáu gắp cho bé Thu cái trứng cá, bé Thu lại hất miếng cá ra khiến ông cảm thấy tức giận và đã đánh bé Thu. Thu buồn liền chạy sang nhà bà, vừa khóc vừa kể hết mọi chuyện cho bà nghe. Bà đã giải thích cho Thu hiểu hơn về cha mình. Và lúc Thu nhận ra cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến trường. Hình ảnh hai cha con nhận nhau khiến ai đấy đều xúc động, bồi hồi. Với tình cảm cha con thiêng liêng mãnh liệt. Trước khi ông Sáu đi, bé Thu dặn cha mua cho mình một chiếc lược. Ở khu căn cứ, ông Sáu đã luôn nhớ lời của con mình. Ông đã làm một chiếc lược bằng à. Ông thường đem chiếc lược ra ngắm như thấy hình ảnh đứa con gái bên cạnh mình. Nhưng ông Sáu đã hy sinh trong một trận cản của địch. Trước lúc mất, ông Sáu đã trao lại chiếc lược cho ông Ba là đồng đội của mình để gửi chiếc lược cho bé Thu. Khi bé thu nhận được Chiếc Lược Ngà cũng là lúc cô đã trở thành một cô giao liên dũng cảm kế tục sự nghiệp của cha mình.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 18)

Chiến tranh miền Nam làm ông Sáu phải xa gia đình nhiều năm. Bé Thu, khi anh đi, vẫn còn nhỏ. Khi ông về nghỉ 3 ngày, bé không nhận ra ông vì vết sẹo mới trên mặt. Bé không chịu nhận cha, thậm chí còn ương bướng hơn. Ông Sáu, với lòng buồn, đã đánh bé khiến cả hai đau lòng. Bé chạy về nhà bà, kể hết mọi chuyện. Bà giải thích, và khi bé nhận ra cha, ông Sáu phải quay trở lại chiến trường.

Mọi cảm xúc bùng nổ khi bé Thu cuối cùng nhận ra cha. Trước khi rời đi, bé Thu đòi một chiếc lược, và ông Sáu hứa sẽ mua khi trở về. Trở lại chiến trường, nỗi nhớ con nặng nề, và ông Sáu hy sinh trước khi kịp thực hiện lời hứa.

Lời dặn của con gái luôn vang vọng trong tâm trí ông Sáu. Một ngày, trong lúc săn voi, tiểu đội của ông tìm thấy một khúc ngà. Hằng ngày, ông mài mòn khúc ngà để tạo ra một cây lược cho con gái. Mỗi khi nhớ đến con, ông lại nhìn chiếc lược thủ công của mình. Trong trận chiến, ông bị trúng đạn, trước khi hy sinh, ông gửi chiếc lược cho người đồng đội là ông Ba để chuyển đến bé Thu - một món quà thiêng liêng.

Ông Ba thực hiện ước nguyện của ông Sáu, trao chiếc lược ngà cẩn thận cho bé Thu khi cô đã trở thành cô giáo giao liên giỏi và dũng cảm. Kỉ vật của cha luôn là điều quan trọng mà Thu giữ bên mình như một báu vật.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 19)

Chuyện kể về gia đình ông Sáu, một cán bộ kháng chiến. Ông Sáu xa nhà khi bé Thu, con gái ông chưa đầy 1 tuổi. Tám năm sau ông có dịp trở về thăm nhà, thăm con. Nỗi mừng vui, niềm phấn khởi sắp được gặp con khiến ông sung sướng vô cùng. NHưng trớ trêu thay, con gái ông lại không chịu nhận ông làm ba, một mực cự tuyệt. Dù mọi người đã hết lời giải thích nguyên nhân là do trên mặt ông có vết sẹo, không giống với bức hình mà bé Thu đã thấy. Thu khi được bà ngoại giải thích vết sẹo đó là do chiến tranh, Thu đã hiểu và yêu ông Sáu nhiều hơn. Trước lúc lên đường Thu đã chạy lại gọi ba. Tình cảm cho con mãnh liệt, nhưng cũng phải chia ly vì chiến tranh. Dù rất yêu thương con nhưng vì nhiệm vụ chiến đấu ông Sáu phải lên đường. Ông Sáu hứa trở về và tặng cho con một chiếc lược. Trên chiến khu ông Sáu ngày đêm mong nhớ, con ông dành hết tình cảm cho con vào việc làm chiếc lược ngà. Mỗi chiếc răng lược chứa chất muôn vàn nỗi nhớ tình yêu con. Ông Sáu hy sinh trong một trận càng ác liệt của địch. Trước lúc ra đi ông đã kịp gửi lại chiếc lược cho người đồng đội và nhờ lại sao lại cho bé Thu. Trong một chuyến công tác mười mấy năm sau, Thu đã trở thành một cô giao liên dũng cảm. Đồng đội của ông Sáu đã trao lại cây lược cho bé Thu và tình cha con ở đoàn kết trong niềm hạnh phúc lẫn đau thương.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 20)

Ông Sáu đi kháng chiến khi con gái chưa tròn 1 tuổi. Sau hiệp định ký kết, lặp lại hòa bình,ông được về phép thăm con gái và gia đình. Với lòng mong mỏi được gặp con mình, ông khát khao được nhận con gái, nhưng bé Thu con gái ông không nhận ông là cha vì vết sẹo trên mặt không giống với bức ảnh ông chụp với vợ ông lúc cưới. Không những thế Thu còn đối xử với ông như người xa lạ. Luôn xa lánh ông Sáu. Ông khổ tâm vô cùng, trong suốt những ngày nghỉ phép, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con, mong được gần gũi và được con cái mình gọi một tiếng cha thiêng liêng ý nghĩa. Cho đến những giây phút cuối cùng chia tay mọi người để trở lại chiến khu bất ngờ bé Thu đã gọi tiếng Ba. Trước khi đi Thu dặn ông Sáu mua cho mình chiếc lược. Trở lại chiến trường, ông mang theo lời hứa sẽ mua cho con chiếc lược. Những tháng ngày ở chiến khu, với lòng nhớ con khôn nguôi ông đã dồn toàn bộ tâm sức tình thương của mình vào việc tặng con một chiếc lược bằng ngà voi mong ngày chiến thắng trở về để tặng con mình. Nhưng thật không may ông đã hy sinh trong một trận cản của địch. Trước lúc hi sinh ông chỉ kịp trao lại kỷ vật cho người bạn của mình là ông Ba với lời nhắn hãy trao tận tay cho con gái bé bỏng của mình. Thực hiện nguyện ước của bạn mình, ông Ba đã trao tận tay bé Thu chiếc lược khi cô đã trở thành một cô giao liên dũng cảm.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 21)

Ông sáu đi kháng chiến khi bé Thu chưa đầy 1 tuổi để rồi khi 8 năm sau trở về bé Thu đã không chịu nhận ông là cha bởi vết thẹo trên mặt của ông, ông sáu rất buồn vì điều này, mấy ngày ông ở nhà bé Thu đều rất bướng bỉnh không chịu gọi ông 1 tiếng ba và cái ngày ông sáu ra đi, lúc ông đang chuẩn bị đi thì bé Thu bỗng nhiên gọi ba...a...a... thắm thiết rồi chạy tới ôm ông, nó hôn lên khắp người ông, hôn lên má, hôn lên cả vết thẹo dài trên má, nó không cho ông sáu đi, rồi lúc ông chia tay nó, nó dặn ông sáu mua cho nó 1 chiếc lược ngà, về chiến trường ông sáu cất công làm cho nó chiếc lược bằng ngà ông nhặt đc ngoài chiến trường, ít lâu sau đó trong 1 trận chiến, ông sáu đã hi sinh, trước lúc nhắm mắt, ông rút từ trong người ra chiếc lược ngà nhờ bác Ba_ bạn của ông đưa về cho đứa con gái yêu quý của mình. Và khi chiếc lược ngà đến tay bé Thu thì cô đã trở thành 1 cô giao liên dũng cảm.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 22)

Ông Sáu xa nhà kháng chiến từ khi bé Thu - con gái ông còn rất nhỏ. Nhân một lần ông được nghỉ phép về thăm nhà cũng là lúc con đã lớn. Ông khao khát được con gọi mình là ba và ôm con vào lòng nhưng bé Thu lại một mực không nhận cha và đẩy ông ra xa. Suốt những ngày ở nhà, ông càng cố lại gần nó, nó càng chống đối, thậm chí là nói chổng. Đỉnh điểm là khi ông Sáu gắp đồ ăn cho nó nó đã gạt đi. Ông Sáu mất kiểm soát nên đã đánh bé Thu. Bé tức giận bỏ sang nhà ngoại. Tại đây, bà gặng hỏi em đã trả lời rằng ba không giống trên ảnh vì mặt ba có vết thẹo. Bà ngoại ôn tồn giảng giải rằng đó là do chiến tranh. Ngày ông Sáu chia tay gia đình quay lại chiến trường, Thu cũng về nhà nhưng em chỉ đứng nép ở một góc. Đợi đến lúc ông Sáu tạm biệt mọi người xong xuôi em mới òa khóc gọi ba và níu kéo ông Sáu ở nhà. Tình cảm ba con vỡ òa. Bé Thu dặn ông Sáu khi trở về mua cho em cái lược. Ở chiến trường, ông Sáu mài dũa được một chiếc lược ngà tặng cô bé nhưng chưa kịp về đã hi sinh. Sau này, ông Ba - đồng đội của ông Sáu đã thay mặt ông mang chiếc lược trao tay bé Thu.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 23)

Vì chiến tranh ông Sáu phải xa nhà khi đứa con của ông còn nhỏ. Khi trở về con gái ông không nhận ra ông bởi vì ông có một vết sẹo khác với tấm hình mà cô bé hay nhìn thấy. Suốt những ngày tháng ở nhà, ông ra sức vỗ về, chăm sóc, yêu thương con. Nhưng ngược lại bé Thu càng ngày càng đẩy ông ra xa. Khi ông quan tâm gắp cho con một miếng trứng cá Thu liền hất ra. Quá bất lực và tức giận, ông đã đánh bé Thu. Bé Thu sang nhà bà ngoại và kể cho bà ngoại. Nghe hiểu được nguồn gốc, bà ngoại đã giải thích cho Thu vì chiến tranh nên ba thu mới có vết sẹo trên má. Thu càng yêu thương ông Sáu hơn. ngày cha con nhận nhau cũng là lúc ông Sáu phải chia tay vợ con để lên đường. Trước lúc chia xa, Thu đã gọi tiếng ba đầu tiên, tiếng ba từ trong lòng thoát ra khiến cho bao người cảm động. Trong chiến trường, ông Sáu đã làm cho con một chiếc lược ngà với biết bao tình yêu thương ông gửi gắm. Trong một trận càn của địch, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi sinh hy sinh, ông Sáu đã kịp trao lại chiếc lược ngà cho đồng đội của mình. Đồng đội của ông sau nhiều năm đã gặp lại Thu. Lúc này đã trở thành một cô giao liên dũng cảm. Tình cảm cho con lại một lần nữa được khẳng định.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 24)

Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương cho đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 25)

Chiếc lược ngà kể lại cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu và bé Thu sau hơn 8 năm xa cách. Vì chiến tranh, ông Sáu đã phải xa gia đình, vợ con khi bé Thu mới còn nhỏ tuổi, chỉ biết mặt nhau qua một tấm hình. Trong ba ngày nghỉ phép, ông Sáu luôn muốn ở cạnh con, vỗ về, mong mỏi được nghe tiếng con gọi cha nhưng bé Thu lại không nhận cha vì thấy trên mặt ông Sáu xuất hiện một vết sẹo lớn. Bé Thu càng ngày càng trở nên ương bướng, xa lánh cha mình, rồi một lần khi ông Sáu gắp cho bé Thu miếng trứng cá thì bé lại hất ra khiến ông cảm thấy tức giận, đã đánh bé. Thấy thế, Thu rất buồn, liền chạy sang nhà bà vừa khóc vừa kể hết mọi chuyện cho bà nghe. Bà đã giải thích cho bé hiểu hơn về cha mình và lúc bé nhận ra cha, muốn được tình cảm yêu thương của cha thì cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến trường. Cảnh hai cha con nhận nhau khiến ai nấy đều bồi hồi xúc động về tình cảm cha con thiêng liêng, mãnh liệt. Trước khi cha đi, bé Thu nhắn cha mua tặng mình một chiếc lược.

Ở khu căn cứ, ông Sáu luôn nhớ mãi lời dặn của con mình. May mắn, tiểu đội ông bắt được một con voi, ông đã lấy ngà voi ấy và ngày ngày dồn hết tình yêu thương của mình mài từng chiếc răng để làm tặng con gái một chiếc lược ngà trắng. Ông thường đem chiếc lược ra ngắm như thấy hình ảnh đứa con gái nhỏ bên cạnh mình. Nhưng con gái ông chưa kịp nhận món quà từ tay cha thì ông đã hi sinh trong một trận đánh lớn của địch. Trước lúc mất, ông Sáu nhờ ông Ba, một người đồng đội của mình giúp ông đưa món quà này đến cho bé Thu.

Lúc bé Thu nhận được chiếc lược ngà – kỉ vật của cha mình từ tay ông Ba, cô đã trở thành một cô giao liên giỏi giang, thông minh, dũng cảm. Giờ đây, chiếc lược ngà trở thành một báu vật của cô, thay cha cô hiện hữu và thể hiện tình cảm yêu thương cha con bất tử.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 26)

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là anh Sáu và bé Thu. Ông Sáu – một cán bộ kháng chiến xa nhà đã 8 năm. Mãi ông có có 3 ngày nghỉ phép về thăm nhà, nhưng thật buồn là bé Thu – con gái anh lại không nhận ra Ba. Điều khiến bé Thu không nhận ra ba mình là bởi vết sẹo dài trên mặt của anh Sáu khác với hình ảnh ba của bé Thu trong bức ảnh. Đến khi bé Thu nhận ra đó chính là ba của mình, tình cảm cha con trỗi dậy mãnh liệt thì lại là lúc anh sáu phải đi. Nơi chiến khu, anh Sáu dành hết tình yêu thương con gửi gắm vào chiếc lược ngà mà anh làm để tặng bé Thu. Nhưng không may, chiếc lược ngà anh còn chưa kịp gửi người bạn của anh trao lại cho bé Thu thì anh đã hi sinh.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 27)

Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc đứa con chưa đầy một tuổi, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà. Tâm trạng anh biết bao háo hức khi gặp đứa con gái thân yêu. Nhưng bé Thu đã không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm cho anh không giống với người ba trong ảnh mà Thu đã quen thuộc. Bé đối xử với cha như với người xa lạ khiến cho anh Sáu rất buồn. Sau khi nghe bà giải thích nguyên nhân vết thẹo, bé Thu mới nhận cha. Tình cha con trào dâng mãnh liệt, nhưng đó cũng là lúc biệt li. Người cha phải lên đường trở lại đơn vị. Giây phút cuối cùng bé Thu dặn khi nào ba về sẽ mua cho em một chiếc lược.

ở căn cứ, anh Sáu cố công tìm được một khúc ngà, rồi tì mỉ lấy vỏ đạn làm một chiếc cưa, và hầu như tất cả thời gian anh chỉ làm hai việc: chiến đấu và cưa chiếc lược ngà. Một ngày được một vài răng, không bao lâu cây lược hoàn thành. Anh gò lưng, tẩn mẩn khắc lên đó dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Anh mong mỏi có ngày về thăm quê mang chiếc lược cho con. Nhưng không may, anh đã hi sinh mà không tự tay thực hiện được niềm khát khao cháy bỏng của mình. Anh Sáu chỉ nhắm được mắt khi anh Ba, bạn anh hứa trao tận tay con anh chiếc lược.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 28)

Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Trong giây phút gặp con, ông Sáu hồi hộp, xúc động. Xuồng chưa cập bến, ông đã “nhảy thót lên”, bước vội vàng những bước dài và kêu to tên con. Bé Thu – con ông không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Đáp lại những hành động yêu thương của ông Sáu, bé Thu giật mình, ngơ ngác, vụt chạy, kêu thét gọi má khiến ông Sáu hụt hẫng và đau đớn. Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, ông mong được nghe tiếng “ba” nhưng bé Thu cứ xa lánh, lạnh lùng và kiên quyết không gọi ba trong mọi tình huống. Sau khi bị ba đánh, bé Thu chạy sang nhà bà ngoại và được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ông Sáu. Sáng hôm sau, khi chuẩn bị lên đường, bé Thu đã hiểu ra chuyện và gọi ông Sáu là “ba” trong tiếng khóc. Bé Thu ôm chặt lấy cô ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba khiến ông Sáu xúc động rơi nước mắt. Bé Thu không cho ba đi và hẹn ba tặng cho em một cây lược.

Khi ông Sáu vào chiến khu, ông ân hận vì đã đánh con. Ông dồn hết tình yêu thương của mình để làm một chiếc lược ngà tặng con. Ông vui sướng, “mặt hớn hở như đứa trẻ được quà” khi kiếm được ngà voi. Ông thận trọng, tỉ mỉ và ông phú để làm ra một chiếc lược có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc nào nhớ con ông lại lấy lược ra ngắm rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Thế nhưng, trong một lần làm nhiệm vụ, ông Sáu đã bị thương nặng. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp lấy cây lược đưa cho bác Ba nhờ người bạn gửi về cho con gái của mình.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 29)

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến từ khi con gái anh vừa tròn tuổi. Sau hiệp định kí kết lập lại hòa bình cho đất nước anh được về phép thăm con gái và gia đình. Với lòng mong mỏi được gặp con của mình, anh khát khao được nhận con gái.

Nhưng bé Thu, con gái anh không nhận anh là cha chỉ vì vết sẹo trên mặt không giống với bức ảnh anh chụp với vợ anh lúc cưới. Không những thế, bé Thu còn đối xử với anh như người xa lạ, luôn xa lánh anh Sáu. Anh khổ tâm vô cùng. Trong suốt ba ngày nghỉ phép, anh không đi chơi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc con, mong được gần gũi và được con gái mình gọi một tiếng cha thiêng liêng ý nghĩa. Cho đến tận giây phút cuối cùng chia tay mọi người để anh trở lại chiến khu, thì bất ngờ bé Thu thét gọi cha mình trong niềm xúc động mãnh liệt.

Trở lại chiến trường anh mang theo lời hứa sẽ mua cho con chiếc lược. Tháng ngày ở chiến khu, với lòng nhớ con khôn nguôi, anh dồn toàn bộ tâm sức, tình thương của mình vào việc khắc tặng con một chiếc lược bằng ngà voi, mong ngày chiến thắng trở về yêu tặng con mình. Nhưng thật không may, trong một trận càn của địch, ông Sáu bị thương nặng.

Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao lại cho người bạn của mình là ông Ba chiếc lược với lời nhắn hãy trao tận tay con gái bé bỏng của ông món quà thiêng thiêng này. Thực hiện nguyện ước của bạn mình như đã hứa, ông Ba đã chao tận tay bé Thu chiếc lược khi cô đã là cô giao liên giỏi giang, dũng cảm mưu trí.

Tóm tắt Chiếc lược ngà (mẫu 30)

Truyện Chiếc lược ngà được viết trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cực kỳ ác liệt tại miền Nam. Theo lệnh cấp trên anh Sáu phải đến chiến trường và một quãng thời gian dài không trở về nhà, đứa con gái của anh khi đó vừa ra đời chưa biết mặt cha.

Sau thời gian dài, anh được nghỉ phép và trở về thăm gia đình. Anh nhận ra con gái và rất vui vì con đã lớn nhưng Bé Thu không nhận ba vì sẹo có trên mặt, em đã đối xử với cha như người xa lạ điều này đã khiến anh Sáu rất buồn rầu. Khi được bà giải thích vết sẹo trên mặt bé Thu hiểu ra mọi chuyện.

Đến lúc Thu nhận ra mọi việc thì là lúc anh Sáu trở về đơn vị, tình cha con mãnh liệt đã khiến em lao vào ông người cha và hứa khi cha về sẽ có quà đó là chiếc lược ngà. Ở đơn vị anh đã cố gắng làm chiếc lược ngà và dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào món quà yêu quý để tặng cô con gái.

Trong một trận đánh ác liệt anh Sáu hi sinh, trước khi hi sinh anh đã kịp trao cây lược cho người bạn tin cậy và căn dặn gửi lại tận tay cho bé Thu. Đây không chỉ là món quà đơn thuần mà còn chứa đựng tình yêu thương của người cha dành cho đứa con gái hết mực yêu quý.

Để học tốt bài học Chiếc lược ngà lớp 9 hay khác:

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


chiec-luoc-nga.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học