Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 109 (có đáp án) - Chân trời sáng tạo
Với 28 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 109 Ngữ văn lớp 9 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9.
Tìm hiểu lời đối thoại, lời độc thoại
Câu 1. Lời đối thoại là gì?
A. Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến là một hoặc nhiều người tham gia giao tiếp trực tiếp
B. Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến không phải là người tham gia đối thoại trực tiếp
C. Là sử dụng nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn,… của một văn bản gốc vào bài viết, bài nói
D. Là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách của mình
Câu 2. Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại?
A. Dấu ngoặc đơn
B. Dấu gạch ngang
C. Dấu ngoặc kép
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Đối thoại có tác dụng gì?
A. Giúp con người trao đổi với nhau một cách trực tiếp các thông tin qua lại nhanh chóng
B. Bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật
C. Truyền tải thông tin chính xác
D. Tạo độ tin cậy và động viên
Câu 4. Câu nào là lời đối thoại?
A. Hà, nắng gớm, về nào…
B. Thầy nó ngủ rồi à?
C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
D. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
Câu 5. Câu nào là lời đối thoại?
A. Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?
B. Hà, nắng gớm, về nào…
C. Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần
D. Mình phải làm thế nào để thoát khỏi cảnh này đây?
Câu 6. Độc thoại là gì?
A. Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến là một hoặc nhiều người tham gia giao tiếp trực tiếp.
B. Là hình thức thể hiện của lời nhân vật khi đối tượng hướng đến không phải là người tham gia đối thoại trực tiếp.
C. Là sử dụng nguyên văn từ ngữ, câu, đoạn,… của một văn bản gốc vào bài viết, bài nói.
D. Là sử dụng ý tưởng của người khác và diễn đạt lại theo cách của mình
Câu 7. Trong kịch, độc thoại được sử dụng để nhân vật nói với ai?
A. Khán giả
B. Người đối diện
C. Chính mình
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8. Trong truyện, đặc biệt là truyện ngắn, tiểu huyết hiện đại, độc thoại được sử dụng để làm gì?
A. Tái hiện tiếng nói nội tâm hay trạng thái cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
B. Kể lại một câu chuyện về một nhân vật khác
C. Giao tiếp với độc giả
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Độc thoại có tác dụng gì?
A. Truyền tải thông tin chính xác
B. Tạo độ tin cậy và động viên
C. Dễ dàng trích dẫn và sử dụng lại
D. Bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật
Câu 10. Trường hợp nào không sử dụng lời độc thoại?
A. Hà, nắng gớm, về nào…
B. Thầy nó ngủ rồi à?
C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
D. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
Câu 11. Trường hợp nào không phải lời độc thoại?
A. Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?
B. Hà, nắng gớm, về nào…
C. Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần
D. Mình phải làm thế nào để thoát khỏi cảnh này đây?
Câu 12. Độc thoại nội tâm là gì?
A. Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người
B. Là lời nói không nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình (phía trước có dấu gạch đầu dòng)
C. Là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu gạch đầu dòng)
D. Tất cả đáp án trên
Câu 13. Ví dụ sau thuộc đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
Mẹ tôi nói:
– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.
– Vâng.
(Cố hương – Lỗ Tấn)
A. Đối thoại
B. Độc thoại
C. Độc thoại nội tâm
D. Tất cả đáp án trên
Câu 14. Ví dụ sau thuộc đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
(Làng – Kim Lân)
A. Đối thoại
B. Độc thoại
C. Độc thoại nội tâm
D. Tất cả đáp án trên
Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Câu 1. Có mấy cách dẫn lời nói/ ý nghĩ của một nhân vật?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 2. Cách dẫn trực tiếp là gì?
A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp.
C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình.
D. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình.
Câu 3. Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong tác phẩm văn xuôi?
A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn
B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu cũng nước mắt chảy qua gò má dòng dòng (1). Chị cứ cúi gầm mặt xuống, không biết trả lời ra sao (2). Cái Tý nghe thấy rụng rời củ khoai trong tay, vội vàng đứng lên năn nỉ :
- Con van thầy! Con van u! thầy u để con ở nhà chơi với em con. Con van thầy! Con van u! Thầy u đừng đem bán con (3).
Thằng Dần nhả vội miếng khoai trong miệng, và sụt sịt khóc. (4)
Tìm câu chứa lời dẫn trong đoạn trích trên?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Câu 5. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu cũng nước mắt chảy qua gò má dòng dòng (1). Chị cứ cúi gầm mặt xuống, không biết trả lời ra sao (2). Cái Tý nghe thấy rụng rời củ khoai trong tay, vội vàng đứng lên năn nỉ:
- Con van thầy! Con van u! thầy u để con ở nhà chơi với em con. Con van thầy! Con van u! Thầy u đừng đem bán con (3).
Thằng Dần nhả vội miếng khoai trong miệng, và sụt sịt khóc. (4)
Lời nói của nhân vật được dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 6. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến hơn năm mươi chiếc xe nữa, cờ tàn tán lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói với vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa.
Lời thoại trên của nhân vật nào?
A. Trương Sinh
B. Vũ Nương
C. Linh Phi
D. Phan Lang
Câu 7. Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp?
(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng:
"Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"
(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng: “Nếu như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi”. (5) Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.
A. Các câu (1), (2), (3), (4)
B. Các câu (1), (3), (4)
C. Các câu (1), (2), (4)
D. Các câu (5), (4), (3)
Câu 8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
Lời dẫn trực tiếp thường được đặt sau dấu hai chấm và...
A. Nhắc lại ý chính
B. Nhắc lại nguyên văn
C. Nhắc lại một phần
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Cách dẫn gián tiếp là gì?
A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp.
C. Đặt trong dấu ngoặc kép
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10. Các từ “là”, “rằng” nối giữa hai phần của câu là một trong những dấu hiệu hình thức cho biết phần tiếp theo đó sẽ là?
A. Có thể là lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp
B. Chỉ có thể là lời dẫn gián tiếp
C. Chỉ có thể là lời dẫn trực tiếp
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?
A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật
B. Lời nói của nhân vật được điều chỉnh cho thích hợp
C. Lời nói của nhân vật được trích dẫn nguyên văn
D. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
Câu 12. Trong trường hợp trích dẫn gián tiếp ý kiến của người khác, chúng ta có thể làm gì?
A. Nêu hoặc không nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó
B. Không cần thiết nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó
C. Vẫn phải nêu thông tin về xuất xứ của ý kiến đó
D. Bỏ qua thông tin về xuất xứ của ý kiến đó
Câu 13. Trong các câu sau, câu nào có lời dẫn trực tiếp?
A. An nói với Nam là năm nay, An quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
B. An nói với Nam: “Năm nay, tôi quyết tâm học tập, không mê chơi nữa”.
C. An nói với Nam là năm nay, bạn ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
D. An nói với Nam là năm nay, cậu ấy quyết tâm học tập, không mê chơi nữa.
Câu 14. Dòng nào thực hiện đúng cách dẫn gián tiếp?
A. Cúc nói với Mai: “Bố của tôi rất nghiêm khắc”
B. Cúc nói với Mai là bố của tôi rất nghiêm khắc.
C. Cúc nói với Mai là bố của bạn ấy rất nghiêm khắc.
D. Cúc nói với Mai rằng: bố của tôi rất nghiêm khắc.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST