Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến (trang 52) - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 52, 53 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Cô Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

* Hướng dẫn:

Câu lạc bộ Văn học tổ chức buổi thuyết trình về đề tài “Sức mạnh của văn chương với đời sống”. Em hãy nghe, tóm tắt bài thuyết trình và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận và bằng chứng.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

- Xác định mục đích: nghe để hiểu thêm về vai trò, ích lợi của văn chương với đời sống.

- Tìm hiểu trước về chủ đề buổi thuyết trình bằng cách đọc lại văn bản Ý nghĩa văn chương, tìm đọc thêm tư liệu liên quan đến chủ đề.

- Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng.

- Chuẩn bị phiếu ghi chép (tham khảo mẫu sau):

Tên đề tài:…………………………………………………………………………….

STT

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

Câu hỏi của tôi (nếu có)

Tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có)

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

Bước 2: Nghe và ghi chép

- Nghe và ghi các ý chính, từ khóa trong bài thuyết trình để nhận ra các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng.

- Ghi những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc lại và trao đổi nội dung ghi chép với các bạn khác và chỉnh sửa (nếu có).

- Nhận biết tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có).

- Khi lập luận, cần tránh các biểu hiện sau:

+ Khẳng định một vấn đề đúng bởi vì số đông cho rằng nó đúng.

+ Cho rằng hễ những gì thuộc về truyền thống thì luôn đúng.

+ Từ một điểm, một mặt giống nhau mà kết luận hai sự vật, hiện tượng là hoàn toàn giống nhau.

+ Cho rằng vấn đề chỉ có thể đúng hoặc sai trong khi thực tế có thể trung lập giữa đúng và sai.

+ Thay vì bàn về nội dung thì công kích để hạ bệ danh dự, uy tín của người tranh luận.

- Lưu ý một số lỗi về bằng chứng thường gặp:

+ Bằng chứng chưa tiêu biểu: Bằng chứng đưa ra có tính chất cá biệt, không có sức khái quát, không thể hiện rõ đặc điểm của luận điểm cần phân tích.

+ Bằng chứng chưa cụ thể: bằng chứng nêu ra chung chung, thiếu các thông tin cụ thể để làm rõ cho luận điểm.

+ Bằng chứng chưa xác thực: Bằng chứng chưa được kiểm chứng, bị ngụy tạo, bị trích dẫn sai hoặc trích dẫn tách khỏi ngữ cảnh dẫn đến bị hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ.

- Nêu câu hỏi về những điều em còn chưa rõ trong nội dung bài nói, nhận xét về tính thuyết phục, những hạn chế về lập luận, bằng chứng (nếu có).

- Trao đổi với các bạn về:

+ Cách nghe, tóm tắt và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

+ Những lưu ý để phần trình bày ý kiến được thuyết phục, chặt chẽ, tránh các lỗi về lập luận, lỗi về bằng chứng.

+ Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá kĩ năng nghe của bản thân.

Bảng kiểm kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Chuẩn bị trước khi nghe

Xác định mục đích nghe

 

 

Tìm hiểu trước chủ đề bài thuyết trình

 

 

Nghe và ghi chép

Nhận biết được tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có)

 

 

Ghi được (những) câu hỏi cần trao đổi với người trình bày ý kiến

 

 

Ghi được ý chính của ý kiến

 

 

Bài nói tham khảo:

Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến!

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình. Đúng như M. Gorki đã từng nhận định “văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”. Sau khi tham gia buổi thuyết trình về đề tài “Sức mạnh của văn chương với đời sống”, lắng nghe những ý kiến, tôi sẽ tóm tắt và đưa ra những nhận xét như sau:  

1. Về nội dung:

- Làm rõ khái niệm văn học/ văn chương.

- Thảo luận, phân tích, chứng minh sức mạnh của văn chương với đời sống.

* Văn chương tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, phản ánh chân thực sự kiện trong cuộc sống từ lớn tới nhỏ.

+ Văn chương đứng lên đại diện cho nhân dân, lên án bất công và tàn ác, làm sáng tỏ những sự thật bị che đậy một cách rõ ràng và chân thực bằng bút lực sắc bén đầy độ đả kích mạnh mẽ. Nêu ví dụ.

+ Văn chương không chỉ để chỉ trích hay phê phán mà còn hướng đến mục tiêu cuối cùng là thay đổi thế giới, thức tỉnh con người để họ đứng lên chiến đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, đẩy lùi điều ác, điều xấu đang làm chủ ngôi. Một số tác phẩm nổi bật là minh chứng.

* Văn chương làm cho tâm hồn con người trở nên trong sáng và phong phú hơn.

+ Tăng cường lòng yêu quê hương, nhận thức sâu sắc về gia đình, và thậm chí còn thêm yêu thương và trân trọng cuộc sống ngay trước mắt.

+ Gợi mở cho người đọc về cách tiếp cận đối nhân xử thế, dạy bài học về những đức tính nhân hậu và lòng khoan dung.

+ Chú trọng vào việc điều chỉnh tác phong làm việc, lối sống, tư duy, và khuyến khích mỗi người nuôi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc, sống trọn vẹn với tinh thần của Cách mạng,...

+ Nêu rõ các minh chứng.

- Chia sẻ ý kiến cá nhân.

2. Hình thức

- Bài thuyết trình đưa ra nhiều ý kiến, lập luận mới mẻ mang tính thuyết phục cao.

- Tuy nhiên cần bổ sung thêm nhiều ví dụ dẫn chứng văn học mình họa.

“ Văn học là nhân học”, văn học là để giáo dục và hoàn thiện mỗi con người, mỗi trang sách làm nên bước ngoặt trong cuộc đời con người và nhận định của M. Gorki là hoàn toàn đúng “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”.

Bài giảng: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác