Trắc nghiệm Thu điếu (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Thu điếu Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.

Tìm hiểu chung văn bản Thu điếu

Câu 1. Đâu không phải là bài thơ của Nguyễn Khuyến?

A. Thu điếu

B. Thu ẩm

C. Sang thu

D. Thu vinh

Câu 2. Bài thơ Thu điếu được Nguyễn Khuyến sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả đang làm quan

B. Khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà

C. Khi tấc giả đi câu cá

D. Khi tác giả đi thắng cảnh

Câu 3. Bài thơ được viết bằng chữ gì?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ viết khác

Câu 4. Thu điếu được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn trường thiên

D. Thất ngôn

Câu 5. Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài Thu điếu là vùng nào?

A. Đồng bằng Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Nam Bộ

D. Đồng bằng Bắc Bộ

Câu 6. Đâu không phải giá trị nội dung của bài Thu điếu?

A. Thu điếu bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến

B. Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ

C. Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả

D. Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược

Câu 7. Xuân Diệu đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

A. Nguyễn Khuyến nổi bật nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm

B. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ

C. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyến không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu

D. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra trào phúng là một phương diện trong nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, xuất phát từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm

Câu 8. Đâu không phải nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong bài thơ Thu điếu?

A. Gieo vần tử vận

B. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

C. Nghệ thuật hoán dụ

D. Nghệ thuật đối

Tìm hiểu chung văn bản Thu điếu

Câu 1. Nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

A. Cảnh thu được đón nhận từ cao, xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa

B. Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa rôi lại từ cao, xa trở lại gần

C. Cảnh thu được đón nhận theo trình tự thời gian

D. Cảnh thu được đón nhận từ không gian rộng đến không gian hẹp

Câu 2. Điểm nhìn cảnh thu là?

A. Chiếc thuyền câu

B. Ngõ trúc

C. Trên bờ ao

D. Trên cầu ao

Câu 3. Hình ảnh nào không xuất hiện trong sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu?

A. Ao nhỏ trong veo

B. Thuyền câu

C. Ngõ trúc

D. Ánh mặt trời

Câu 4. Câu thơ nào trong bài thơ Thu điếu có sự xuất hiện của âm thanh?

A. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

B. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

C. Tựa gối buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo

D. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Câu 5. Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu cuối bài thơ Thu điếu?

A. Tả cảnh ngụ tình

B. Lấy động tả tĩnh

C. Tăng tiến

D. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

Câu 6. Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?

A. Tác giả thấy buồn vì ngồi lâu mà không câu được cá

B. Không gian tĩnh lặng khiến ta cảm nhận nỗi cô đơn man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân

C. Đất nước đang bị thực dân xâm lược, lòng ông không thể ung dung đi câu cá như một ẩn sĩ thực thụ

D. B và C đúng

Câu 7. Tác dụng của cách giéo vần “eo” là gì?

A. Góp phần diễn tả không gian bao la, rộng lớn

B. Góp phần diễn tả không gian gần gũi

C. Góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân

D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 8. Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu cuối bài thơ Thu điếu?

A. Lấy động tả tĩnh

B. Tả cảnh ngụ tình

C. Tăng tiến

D. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác