Trắc nghiệm Lặng lẽ Sa Pa (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 26 câu hỏi trắc nghiệm Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Thành Long

Câu 1. Nguyễn Thành Long sinh ra ở đâu?

A. Đà Nẵng

B. Huế

C. Quảng Nam

D. Sài Gòn

Câu 2. Nguyễn Thành Long xuất thân từ gia đình như thế nào?

A. Gia đình quan lại sa sút

B. Gia đình quý tộc

C. Gia đình nghèo

D. Gia đình viên chức nhỏ

Câu 3. Năm 18 tuổi, ông học tập ở đâu?

A. Hà Nội

B. Sài Gòn

C. Huế

D. Đà Nẵng

Câu 4. Nguyễn Thành Long bắt đầu viết văn khi nào?

A. Trước CMT8

B. Sau CMT8

C. Trong kháng chiến chống Mỹ

D. Khi đất nước hòa bình

Câu 5. Sau kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thành Long làm công việc gì?

A. Sáng tác văn chương

B. Biên tập

C. Dạy học

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Nguyễn Thành Long chuyên viết thể loại nào?

A. Thơ và ký

B. Truyện ngắn và ký

C. Truyện ngắn và tiểu thuyết

D. Truyện ngắn và thơ

Câu 7. Đâu không phải là tác phẩm của Nguyễn Thành Long?

A. Vợ nhặt

B. Giữa trong xanh

C. Bát cơm cụ Hồ

D. Gió bấc gió nồm

Tìm hiểu văn bản Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được viết theo thể loại nào?

A. Hồi kí

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Tùy bút

Câu 2. Truyện Lặng lẽ Sa Pa có mấy nhân vật?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 3. Truyện Lặng lẽ Sa Pa có nhân vật chính là ai?

A. Ông họa sĩ

B. Cô kĩ sư

C. Bác lái xe

D. Anh thanh niên

Câu 4. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả tham gia chiến đấu

B. Khi tác giả về thăm quê

C. Trong chuyến đi thực tế của tác giả

D. Khi tác giả đi du học

Câu 5. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết về đề tài gì?

A. Người trí thức

B. Ngừời nông dân

C. Người phụ nữ

D. Người lao động

Câu 6. Ngôi kể trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?

A. Bác lái xe

B. Người kể giấu mặt

C. Ông họa sĩ

D. Anh thanh niên

Câu 7. Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?

A. Tác giả

B. Anh thanh niên

C. Ông họa sĩ già

D. Cô gái

Câu 8. Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?

A. Thể hiện vẻ đẹp của người lao động

B. Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước

C. Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù

D. Thể hiện ý nghỉa của công việc thầm lặng

Câu 9. Văn bản Lặng lẽ Sa Pa sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng với nghệ thuật của truyện ngắn?

A. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

B. Xây dựng tình huống truyện tự nhiên

C. Tạo dựng mâu thuẫn truyện đầy kịch tính

D. Lời văn đầy chất thơ

Phân tích văn bản Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1. Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

A. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa

B. Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già

C. Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình

D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Câu 2. Trong tác phẩm, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?

A. Tự giới thiệu về mình

B. Được tác giả miêu tả trực tiếp

C. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác

D. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già

Câu 3. Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?

A. Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên

B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên

C. Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên

D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Câu 4. Qua lời kể của anh thanh niên, em nhận thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc như thế nào?

A. Tỉ mỉ, chính xác

B. Có tinh thần trách nhiệm cao

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 5. Theo em, thách thức lớn nhất với nhân vật anh thanh niên là gì?

A. Công việc vất cả, nặng nhọc

B. Sự cô đơn, vắng vẻ

C. Thời tiết khắc nghiệt

D. Cuộc sống thiếu thốn

Câu 6. Sự chân thành, hiếu khách của anh thanh niên thể hiện ở điểm nào dưới đây?

A. Thích đọc sách

B. Luôn làm việc đúng giờ

C. Niềm nở chào đón, tặng quà cho khách

D. Xem công việc là niềm hạnh phúc

Câu 7. “Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa…! … Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy”. Câu nói

A. Dũng cảm, gan dạ

B. Khiêm tốn, thành thực

C. Chăm chỉ, cần cù

D. Cởi mở, hào phóng

Câu 8. Các nhân vật khác có tác dụng gì trong truyện?

A. Làm cho truyện tăng phần kịch tính

B. Giúp cho truyện có nhiều tình tiết hơn

C. Góp phần làm nổi bật nhân vật anh thanh niên

D. Tất cả đáp án trên

Câu 9. Tại sao tác giả lại đặt điểm nhìn vào nhân vật ông họa sĩ mà không phải là bác lái xe hay cô kĩ sư?

A. Ông làm nghệ thuật nên có đôi mắt nhìn người tinh tế hơn

B. Ông đã nhiều tuổi nên có vốn sống phong phú hơn

C. Ông đang khát khao tìm kiếm một bức họa để đời

D. Tất cả đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác