Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức
Với tác giả, tác phẩm Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng.
I. Tác giả văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
- Trần Thị Hoa Lê sinh năm 1968 tại Ninh Bình, là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu văn học.
- Các công trình nghiên cứu chính: Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, tập 2 (2015, viết chung), Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại (2017),...
II. Tìm hiểu tác phẩm Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
I. Thể loại
Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ thơ trào phúng thuộc thể loại văn nghị luận.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Văn bản trích từ tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số tháng 9/2022 (504+505)
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng có phương thức biểu đạt là nghị luận.
4. Tóm tắt văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, đối tượng miêu tả của nó là sự bất toàn của con người, cuộc sống. Một số giọng điệu cơ bản cảu tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích... Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. Mỉa mai - châm biếm là cách rạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,... Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả.
5. Bố cục văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “châm biếm, đả kích…”: Giới thiệu về thơ trào phúng và một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng.
- Phần 2: Tiếp đến “cảm nhận của độc giả”: Phân tích một số giọng điệu của thơ trào phúng.
- Phần 3: Còn lại: Kết luận.
6. Giá trị nội dung
Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích... qua đó thể hiện nét đắc trong nghệ thuật trào phúng trong văn học Việt Nam.
7. Giá trị nghệ thuật
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
1. Giới thiệu về thơ trào phúng và một số giọng điệu cơ bản
- Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, mà đối tượng miêu tả, thể hiện của nó là sự bất toàn của con người, cuộc sống.
- Phương tiện đặc sắc mà thơ trào phúng sử dụng để chống lại cái bất toàn ấy là tiếng cười với nhiều giọng điệu khác nhau.
- Một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng là: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích,…
2. Một số giọng điệu trào phúng cơ bản
* Giọng điệu hài hước
- Là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
- Ví dụ bài thơ Tự trào I – Phạm Thái.
* Giọng điệu mỉa mai – châm biếm
- Là cách tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lo-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,...
- Ví dụ: Bài thơ Hỏi thăm quan tuần mất cướp, Nguyễn Khuyến.
- Mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lí những điều vô lí, không thể chấp nhận; tạo nên sự hoài nghi, phê phán, thanh lọc đối với cái xấu, cái đáng cười. Đó là cách “chế nhạo ngầm, đeo mặt nạ nghiêm trang”; khen mà để chê, khẳng định để mà phủ định, đề cao để mà hạ thấp.
- Ví dụ: Bài thơ Nha lệ thương dân, Kép Trà.
* Đả kích
- Là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả. Đó có thể là những hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc, nhằm mục đích cảnh tỉnh sự tha hóa đạo đức đang diễn ra tràn lan trong xã hội.
- Ví dụ: Bài thơ Đất Vị Hoàng, Trần Tế Xương.
3. Khái quát về tiếng cười trong thơ trào phúng
Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn.
- Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống.
- Thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người.
- Thơ trào phúng vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.
Học tốt bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng Ngữ văn lớp 8 hay khác:
Bố cục Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT