Chùm truyện cười dân gian Việt Nam - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức
Với tác giả, tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam.
I. Tìm hiểu tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
1. Thể loại
Các văn bản Lợn cưới áo mới, Treo biển, Nói dóc gặp nhau thuộc thể loại truyện cười dân gian.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Các truyện cười thuộc Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển)
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam có phương thức biểu đạt là tự sự và biểu cảm,
4. Tóm tắt vản bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Truyện Lợn cưới, áo mới
Có hai anh chàng có tính hay khoe của gặp nhau. Một anh đang đi hỏi tìm lợn mất cố gắng khoe đó là con “lợn cưới”, anh còn lại cũng hí hửng khoe “áo mới” trong câu trả lời của mình.
Truyện Treo biển
Một nhà hàng bán cá treo biển “Ở đây có bán cá tươi”, trải qua những lời góp ý của những người khách khác nhau, biển được sửa rút gọn dần, cuối cùng, nhà hàng cất luôn cái biển.
Truyện Nói dóc gặp nhau
Có hai anh chàng thi nhau nói dóc. Anh thứ nhất nói về cái ghe dài không lấy gì đo được, anh thứ hai nói về cái cây cao ghê gớm. Anh thứ nhất không tin có cây cao như vậy và hóa thẹn khi nghe nói cái cây cao đó dùng để đóng chiếc he mình nói.
5. Bố cục văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Bố cục văn bản gồm 3 phần:
- Phần 1: Truyện Lợn cưới áo mới: phê phán tính khoe của trong cuộc sống.
- Phần 2: Truyện Treo biển: phê phán những con người sống không có chính kiến, gió chiều nào theo chiều đó.
- Phần 3: Truyện Nói dóc gặp nhau: phê phán những con người khoác loác trong đời sống.
6. Giá trị nội dung
Các truyện cười nhằm phê phán, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.
7. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
- Ngôn ngữ giản dị.
- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
1. Lợn cưới áo mới
* Những của được đem khoe
+ Một cái áo mới may
+ Một con lợn để cưới
Những cái rất bình thường
Đáng cười, lố bịch. Chế giễu tính khoe khoang, nhất là khoe của.
* Cách khoe của
- Anh lợn cưới:
+ Đang tìm lợn xổng
+ Hỏi to, nhấn mạnh từ “cưới”.
Lẽ ra phải hỏi “anh có thấy con lợn đen (hoặc trắng, lang) của tôi chạy qua đây không?
+ Mục đích: Khoe lợn, khoe của.
- Anh áo mới:
+ Đứng hóng ở của để đợi người ta khen.
+ Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều.
+ Giơ vạt áo, bảo: “Từ lúc tôi...”.
Điệu bộ lố bịch, tức cười; thừa hẳn một vế.
Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
2. Treo biển
a. Treo biển quảng cáo
- Ở đây có bán cá tươi
- Biển có 4 yếu tố, thông báo 4 nội dung:
+ ở đây: thông báo địa điểm cửa hàng.
+ có bán: thông báo hoạt động.
+ cá: thông báo mặt hàng bán.
+ tươi: thông báo chất lượng hàng.
Biển ghi hợp lí, các thông tin đầy đủ, chính xác, không cần thêm bớt chữ nào.
b. Những góp ý về cái biển
- Có 4 người góp ý về cái biển
+ Lần 1: người qua đường: thừa chữ tươi.
+ Lần 2: khách góp ý: bỏ “ở đây”.
+ Lần 3: khách góp ý: bỏ “có bán”.
+ Lần 4: người láng giềng: bỏ “cá”.
Các ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và ngụy biện.
Tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều.
Gây cười ở sự thống nhất giữa các ý
kiến với nhau là cùng chê bai sự dài dòng của tấm biển, gây cười ở chỗ sự chiều khách, lắng nghe và nhất nhất làm theo mọi lời khuyên, không cần suy nghĩ của nhà hàng.
c. Sự tiếp thu của nhà hàng
- Mỗi lần nghe góp ý nhà hàng làm theo ngay không cần suy nghĩ.
- Cái biển được cất đi.
→ Cái ngược đời phi lí, trái tự nhiên làm tiếng cười bật ra.
3. Nói dóc gặp nhau
- Người thứ nhất miêu tả chiếc ghe: dài không lấy gì đo cho xiết. Một người tuổi hai mươi đứng ở đầu mũi bắt đầu đi ra đằng lái; đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.
Lời nói của anh đầu tiên thể hiện tính cách nói khoác lác, ba hoa.
- Người thứ hai miêu tả cái cây:
+ Cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hột đa. Hột đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hột đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi nảy lộc thành nhiều cây đa con. Đa con lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nảy ra đàn cây đa cháu, cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.
+ Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra ỗ để đóng chiếc ghe của anh? à Chi tiết gây cười.
Lời nói của anh thứ hai tuy khoác lác nhưng ngụ ý nhằm chê bai, phê phán thói nói dóc của anh thứ nhất.
Học tốt bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Chùm truyện cười dân gian Việt Nam Ngữ văn lớp 8 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả - tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT