Trắc nghiệm Qua đèo ngang (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 22 câu hỏi trắc nghiệm Qua đèo ngang Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.

Tìm hiểu tác giả Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Bà Huyện Thanh Quan?

A. Nam Định

B. Ninh Bình

C. Hà Nội

D. Nghệ An

Câu 2. Bà Huyện Thanh Quan sống ở thế kỉ bao nhiêu?

A. XVI

B. XVII

C. XVIII

D. XIX

Câu 3. Bà Huyện Thanh Quan tên thật là gì?

A. Huyện Thanh Quan

B. Nguyễn Thanh Quan

C. Nguyễn Thị Hinh

D. Huyện Thị Hinh

Câu 4. Tại sao bà lại được gọi là Bà Huyện Thanh Quan?

A. Vì bà lấy bí danh Thanh Quan

B. Vì chồng bà làm tri huyện Thanh Quan

C. Vì bà ở huyện Thanh Quan

D. Vì cha bà họ Huyện

Câu 5. Bà Huyện Thanh Quan thường sáng tác bằng ngôn ngữ nào?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ Latin

Câu 6. Bà nổi bật với phong cách thơ nào?

A. Trang nhã, thanh tao

B. Trào phúng, trữ tình

C. Sâu lắng

D. Khỏe khoắn, đầy sức sống

Câu 7. Bà Huyện Thanh Quan thường viết về đề tài gì?

A. Người phụ nữ

B. Người nông dân

C. Thiên nhiên, đất nước

D. Cuộc sống nông thôn

Câu 8. Đâu không phải là sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan?

A. Thăng Long thành hoài cổ

B. Qua chùa Trấn Bắc

C. Hầu trời

D. Cảnh Hương Sơn

Tìm hiểu chung bài thơ Qua Đèo Ngang

Câu 1. Qua Đèo Ngang là tác phẩm của ai?

A. Đoàn Thị Điểm

B. Hồ Xuân Hương

C. Nguyễn Khuyến

D. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 2. Qua Đèo Ngang là tác phẩm viết theo thể thơ gì?

A. Song thất lục bát

B. Lục bát

C. Ngũ ngôn

D. Thất ngôn bát cú

Câu 3. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì?

A. Cỏ cây

B. Mây núi

C. Đất nước

D. Đèo Ngang

Câu 4. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

A. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

C. Giọng điệu hào hùng, khỏe khoắn

D. Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ

Câu 5. Đèo Ngang thuộc địa phương nào?

A. Đà Nẵng

B. Quảng Bình

C. Nới giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình

D. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh

Câu 6. Nội dung chính của bài thơ Qua Đèo Ngang là gì?

A. Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, hoang sơ và nỗi nhớ nước thương nhà tha thiết của tác giả

B. Miêu tả cảnh Đèo Ngang đẹp, heo hút, hoang sơ

C. Miêu tả con người ở Đèo Ngang ít ỏi, thưa thớt

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Trong văn bản Qua Đèo Ngang, tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên để hàm ẩn cho điều gì?

A. Vẻ đẹp của thiên nhiên

B. Tâm trạng của tác giả

C. Vẻ đẹp của đất nước

D. Sự phát triển của đất nước

Phân tích văn bản Qua Đèo Ngang

Câu 1. Qua Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào trong ngày?

A. Ban mai

B. Buổi trưa

C. Buổi xế chiều

D. Đêm khuya

Câu 2. Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả?

A. Tươi tắn, sinh động

B. Phong phú, đầy sức sống

C. Um tùm, rậm rạp

D. Hoang vắng, buồn bã

Câu 3. Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Đảo ngữ

D. Điệp ngữ

Câu 4. Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng gì?

A. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương

C. Buồn da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước

Câu 5. Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của đèo Ngang?

A. Lác đác

B. Lom khom

C. Quốc quốc

D. Gia gia

Câu 6. Các từ nào dưới đây là từ tượng thanh diễn tả tâm trạng của tác giả về nỗi nhớ mong nước nhà trong bài thơ Qua Đèo Ngang?

A. Quốc quốc, gia gia

B. Lom khom

C. Lác đác

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Hai câu thơ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Đối

B. Chơi chữ

C. Ẩn dụ

D. Tất cả đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác