Trắc nghiệm Chạy giặc (có đáp án) - Chân trời sáng tạo

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Chạy giặc Ngữ văn lớp 8 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 8.

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương

C. Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

D. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định

Câu 2. Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?

A. Nông dân

B. Nho giáo

C. Quan lại đã sa sút

D. Gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?

A. Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian truân

B. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh. Nhưng sau đó chữa khỏi được

C. Nguyễn Đình Chiểu bị hôn thê bội ước

D. Sau khi đóng cửa chịu tang, ông mở trường dạy học và làm thuốc

Câu 4. Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?

A. Sĩ phu yêu nước

B. Thầy đồ, thầy thuốc

C. Nhà thơ

D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

A. Hai giai đoạn: trước và sau khi bị mù hai mắt

B. Hai giai đoạn: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược

C. Hai giai đoạn: trước và sau khi mẹ mất

D. Hai giai đoạn: trước và sau khi lấy vợ

Câu 6. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của miền nào?

A. Trung Bộ

B. Bắc Bộ

C. Nam Bộ

D. Tất cả đều đúng

Câu 7. Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm

B. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt

C. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

D. Ông đề cao tư tưởng Nho gia

Câu 8. Đâu không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống

B. Con người nhân hậu

C. Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế

D. Con người thủy chung

Câu 9. Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

A. Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ

B. Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hòa vào dòng chảy chung của văn học nước nhà

C. Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp

D. Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm

Tìm hiểu chung văn bản Chạy giặc

Câu 1. Bài thơ Chạy giặc là của tác giả nào?

A. Cao Bá Quát

B. Nguyễn Khuyến

C. Nguyễn Đình Chiểu

D. Trần Tú Xương

Câu 2. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nội dung bài thơ Chạy giặc, bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Sau khi Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 31/08/1858

B. Sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/02/1859

C. Sau khi kinh thành Huế bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/02/1859

D. Sau khi Vĩnh Long bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/02/1859

Câu 3. Bài thơ Chạy giặc được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn trường thiên

C. Thất ngôn

D. Thất ngôn bát cú

Câu 4. Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì?

Tan chợ vừa nghe tiếng sung Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

A. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

B. Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 5. Giá trị hiện thực thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là:

A. Bộc lộ nỗi đau mất nước

B. Bộc lộ lòng yêu nước

C. Tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Giá trị tư tưởng được thể hiện trong bài thơ Chạy giặc là:

A. Tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát

B. Thể hiện tình yêu thương nhân dân da diết

C. Bộc lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7. Đâu không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?

A. Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, thành ngữ dân gian

C. Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm

D. Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Câu 8. Bài thơ Chạy giặc còn có tên gọi khác là gì?

A. Chạy Tây

B. Chạy Pháp

C. Chạy Mĩ

D. Chạy loạn

Phân tích văn bản Chạy giặc

Câu 1. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”

“Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?

A. Thực dân Pháp

B. Đế quốc Mĩ

C. Thực dân Anh

D. Tất cả đều sai

Câu 2. Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp?

A. Tan học

B. Tan chợ

C. Tan ca

D. Đáp án khác

Câu 3. Trong bài thơ Chạy giặc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?

A. Bầy chim

B. Dân đen

C. Tan chợ

D. Súng Tây

Câu 4. Khi giặc đến, đất nước rơi vào tình thế như thế nào?

A. Trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù

B. Đang phòng thủ, chuẩn bị lực lượng chiến đấu

C. Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Hai câu thơ nào sau đây trong bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu thể hiển rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược?

A. Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây/ Một bàn cờ thế phút sa tay

B. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dác bay

C. Bến Nghé của tiền tan bọt nước/ Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

D. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/ Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Câu 6. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

             Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

Hai cấu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Đảo ngữ

Câu 7. Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc?

A. Bến Nghé

B. Đồng Nai

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 8. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

             Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Hai câu thơ bộc lộ tâm tư gì của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

A. Kêu gọi dân chúng không nên sợ giặc, phải quyết tâm đứng lên đánh đuổi quân thù

B. Phê phán triều đình Huế không quan tâm đến việc bảo vệ người dân, đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước

C. Muốn ra tay cứu giúp dân chúng qua cơn lửa đạn

D. Sự phẫn uất và bế tắc trước hiện thực

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác