Top 50 Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật

Tổng hợp trên 50 đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 1

Đoạn trích Đi lấy mật kể về câu chuyện 3 cha con Cò An đi vào rừng lấy mật, qua đó tác giả bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho loài ong mật. Trong đoạn trích em ấn tượng nhất với “sân chim” trong khu rừng U Minh. Giữa rừng U Minh rậm rạp, những tia nắng len lỏi vào các tán lá để soi xuống mặt đất còn hơi sương; ánh nắng xen lẫn hương tràm ngây ngất phang phảng khắp rừng khiến con người cảm thấy dễ chịu. Trong không gian đó, một đàn chim hàng ngàn con cất cánh như vỡ trận, không gian im ắng bỗng ồn ào và náo nhiệt như nhà có hội với đủ sắc màu: chim già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ, chim nhỏ bay vù vù… Tất cả làm nên một không gian U Minh tuyệt vời khiến ai đọc cũng khao khát một lần được ghé thăm.

Top 50 Cảm nhận về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật

Dàn ý Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật

- Mở đoạn: Giới thiệu về một chi tiết mà em thấy thú vị trong đoạn trích “Đi lấy mật” (gợi ý: chi tiết “sân chim” trong khu rừng U Minh, con kì nhông đổi màu để ngụy trang, người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng…)

- Thân đoạn: Cảm nhận của em về chi tiết thú vị đó.

+ Chi tiết “sân chim” trong khu rừng U Minh là một khung cảnh đẹp, hoang sơ, hiếm thấy.

+ Khung cảnh là sự kết hợp giữa lá cây rậm rạp, ánh sáng, mùi hương dễ chịu.

+ Đàn chim hàng ngàn con cất cánh như vỡ trận, không gian im ắng bỗng ồn ào và náo nhiệt, đủ sắc màu.

- Kết đoạn: Cảm nhận về chi tiết thú vị trong đoạn trích.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 2

Trong đoạn trích Đi lấy mật em ấn tượng nhất với chi tiết khi đi vào rừng. Tía nuôi An chỉ nghe tiếng thở của An mà ông biết là An đang mệt và bảo mọi người dừng lại nghỉ. Qua đó thể hiện được sự tinh tế của tía nuôi An cũng như sự yêu thương của tía đối với các con. Khi đi vào rừng tía luôn là người đi trước dẫn đường. Điều đó thể hiện được sự quan tâm, yêu thương của tía nuôi An đối với An.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 3

Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh, những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm gì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 4

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, chi tiết người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng là một chi tiết thú vị. Trong khi các nơi khác nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo bằng những vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… thì người dân vùng U Minh nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Vì biết tập tính của loài ong rừng, họ biết rằng không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó nên họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Qúa trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến nơi đây trở nên khác biệt, không nơi nào xứ nào giống như vậy.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 5

Trong đoạn trích Đi lấy mật, em để ý nhiều nhất đến chi tiết mấy con kì nhông đổi màu để ngụy trang. Cái nhìn, cảm nhận về khu rừng không chỉ là cái nhìn của nhân vật An mà còn là cái nhìn của tác giả. Chính cái nhìn đó đã cho ta thấy được vẻ đẹp của khu rừng: có hương thơm cây trái, có cả sự đa dạng của các loài động vật. Người đọc đồng thời bàng hoàng về vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời bàng hoàng về sự cảm nhận tỉ mỉ, tinh tế của người viết. Đoạn trích Đi lấy mật quả thực đã giúp em thấy được những vị mật khác của khu rừng phương Nam.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 6

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết nói về cách người dân vùng U Minh “thuần hóa ong rừng”. Trước hết, nhà văn đã liệt kê hàng loạt cách “thuần hóa” ong của những vùng đất khác nhau: người Mã Lai nuôi ong trong những chiếc tổ bằng đồng hình chiếc vại, người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung, người Ai Cập nuôi ong trong những tổ bằng sành… Từ đó, tác giả đã kể lại cách nuôi ong rừng của người dân vùng U Minh - nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Không phải ngẫu nhiên mà mà loài ong đóng trên một cành cây nào đó. Những kèo ong do con người tạo ra, để định sẵn một nơi cho bầy ong về đóng tổ. Cũng chính sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến tôi thêm tò mò về vùng đất U Minh.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 7

Khi đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với cuộc trò chuyện giữa người má nuôi và An. Má nuôi đã giảng cho An nghe về cách gởi mật. Người thạo nghề phải quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật, rồi mới gác kèo. Cách gác kèo cũng thật khó, và kì công. Lời giải thích rất cụ thể, chi tiết giúp cho An hiểu được công việc lấy mật không hề đơn giản, mà đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm, có kiến thức mới làm được. Từ đó, người đọc cũng hiểu hơn về công việc của người dân ở vùng đất U Minh.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 8

Chi tiết ấn tượng nhất với em trong đoạn trích “Đi lấy mật” là cách người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng. Những nơi khác, người ta nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo. Chúng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… Còn người dân vùng U Minh lại có cách nuôi ong thật độc đáo - nuôi ong bằng tổ hình nhánh kèo. Điều đó xuất phát từ việc họ hiểu được tập tính của loài ong rừng, không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó. Bởi vậy họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Quá trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo này đã khiến cho em thêm tò mò về cuộc sống của người dân vùng đất này.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 9

Đoạn trích “Đi lấy mật” có nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là chi tiết miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở đầu tác phẩm. Cảnh núi rừng hiện dưới con mắt của An thật sống động, chân thực. Một buổi sáng, đất rừng vô cùng yên tĩnh. Trời trong hòa cùng bầu không khí mát lạnh với hơi nước của sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và không khí thảo mộc thở ra từ trong bình minh. Những tia sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tram rung rung, điều đó đã khiến nhân vật An nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Đọc những câu văn miêu tả này, chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên trong lành, tươi mát và tràn đầy sức sống.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 10

Hình ảnh người dân vùng U Minh lấy nhánh tràm làm gác kèo và chọn vùng đất tốt để nuôi ong mật là hình ảnh mà em thấy thích nhất trong đoạn trích "Đi lấy mật". Với những quan sát tường tận cùng sự tỉ mỉ trong công việc, họ đã rút ra được nhiều kinh nghiệm khi làm nghề nuôi ong. Họ biết tận dụng những thứ mà thiên nhiên ban tặng để làm giàu đẹp cho chính cuộc sống của gia đình. Không làm tổ ong từ vại bằng đồng hay đất nung như người La Mã, người Mễ Tây Cơ thường sử dụng, người dân đất rừng chọn những nhánh tràm để gác kèo nuôi ong. Làm xong kèo, họ lại chú tâm trong việc chọn vùng rừng tốt để thu hút được nhiều ong đến làm tổ nhất. Vùng được chọn để gác nhất định phải là những chỗ "ấm", không bị gió thổi thẳng vào mà còn phải ít khi có người qua lại. Sự khác biệt trong cách nuôi ong lấy mật so với lời thầy giáo dạy nhân vật An đã cho ta những hiểu biết sâu sắc của nhà văn Đoàn Giỏi khi vẽ nên bức tranh thiên nhiên, con người và cuộc sống lao động tươi đẹp nơi đất rừng phương Nam.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 11

Sau khi đọc xong đoạn trích "Đi lấy mật" của nhà văn Đoàn Giỏi, hình ảnh hai cậu bé An, Cò cùng tía của mình nghỉ chân ăn cơm vắt và ngắm nhìn bức tranh đất rừng để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Qua đôi mắt non nớt của An, đất rừng hiện lên trong ánh nắng vàng rực cùng sự nồng nàn, ngất ngây của hương hoa tràm. Gió cũng thổi rao rao, hòa với tiếng chim líu lo làm cho cả rừng tràm trở nên sống động như bản hòa tấu của thiên nhiên. Đắm mình trong không khí trong lành và ngọt ngào ấy, họ còn phát hiện ra thế giới loài vật muôn màu, muôn vẻ như kì nhông đổi màu, bầy chim với hàng nghìn con đang cất cánh bay lên,... Không có tiếng súng của săn bắt, không có những chiếc bẫy chết chóc, chỉ có sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Sự giao hòa ấy đã làm cho bức tranh đất rừng phương Nam thêm yên bình và tươi đẹp.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 12

Trong đoạn trích "Đi lấy mật" được trích từ "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi, em thấy thú vị nhất là chi tiết người dân vùng U Minh nuôi ong bằng kèo làm từ nhánh tràm. Nếu như người La Mã xưa nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình vại hay người Mễ Tây Cơ làm tổ nuôi ong bằng đất nung thì người dân nơi đây đã sáng tạo những nhánh tràm để làm nơi nuôi ong. Nhưng chỉ dựng kèo thôi là chưa đủ, nuôi ong thì phải hiểu ong, người dân U Minh với đôi mắt tinh tường cùng quan sát tỉ mỉ đã biết được những tập tính của loài ong rừng này. Họ biết con ong không thích đóng chỗ rợp nên sẽ gác kèo ở những cây nào vừa kín, vừa im và có ít nhiều bóng nắng. Hay phải chọn những chỗ nào đủ "ấm", không bị gió thổi thẳng vào mà còn ít khi người đi lại cũng là nơi lí tưởng để gác kèo. Bằng ngôn ngữ giản dị, nhà văn Đoàn Giỏi đã mở ra trước mắt bạn đọc chúng ta một chân trời mới về cuộc sống lao động của người dân phương Nam qua chi tiết làm kèo nuôi ong.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 13

Đoạn trích “Đi lấy mật” nằm trong cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi có rất nhiều chi tiết thú vị. Nhưng đối với em, em ấn tượng nhất với chi tiết miêu tả khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An trong đầu tác phẩm. Đó là một buổi sáng với đất trời vô cùng yên tĩnh. Trời trong hòa cùng bầu không khí mát lạnh với hơi nước của sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và không khí thảo mộc thở ra từ trong bình minh. Những tia sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tram rung rung, điều đó đã khiến nhân vật An nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. Đọc những câu văn miêu tả đó, em hình dung ra khung cảnh thiên nhiên đất rừng phương Nam vô cùng rộng lớn, tươi đẹp và ngập tràn sức sống cho một ngày mới.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 14

Sau khi đọc xong đoạn trích “Đi lấy mật” trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, em vô cùng ấn tượng với chi tiết An và Cò đi “ăn ong”. Đó là một quá trình vất vả và mệt mỏi hơn nhiều so với những gì An đã nghe kể từ má và qua sách vở ghi chép. Khi đi được nửa đoạn đường, An tò mò với câu hỏi của Cò: “Đồ mày biết con ong mật là con nào?”. Sau đó là một khoảng không gian rừng cây yên tĩnh hiện ra trước mắt An. Không gian tĩnh mịch mà một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình, chim chóc không kêu ra tiếng, chỉ có những con ruồi xanh đang bay mà không thấy một con ong mật nào cả. Thì ra phải hết sức tinh mắt, thính tai và nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhành chàm cao kia, ta mới thấy lần lượt từng đàn con ong bay nối đuôi nhau ồ ạt với những tiếng kêu eo…eo…eo… thật nhỏ. Cảnh tượng đó khiến em cảm nhận được sự tinh tế trong việc quan sát và miêu tả chi tiết độc đáo của tác giả.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 15

Vẻ đẹp phong phú và sống động của rừng trong đoạn trích “Đi lấy mật” của tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi “Đất rừng phương Nam” đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó phai nhất. Sau những giây phút yên tĩnh của rừng lúc ban mai biến đi cùng làn gió thổi rao rao với khối mặt trời tròn tuôn ánh sáng vài và làn hơi đất nhè nhẹ tỏa hương rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Rừng cây đã bắt đầu trở nên sống động với những màu sắc và âm thanh đa dạng hơn của tiếng chím hót líu lo, hương hoa ngọt ngào cùng làn gió, động vật thì cũng bắt đầu động đậy. Nơi đây rộn ràng và nhộn nhịp các loài chim trông thật đẹp mắt biết bao khiến An phải thốt lên: “Chim đẹp quá, Cò ơi!”. Đứng trước khung cảnh tươi mới, sống động đó cũng khiến cho lòng người cảm thấy xao xuyến và cảm thán. Tác giả đã dùng những câu văn miêu tả hết sức tinh tế và chọn lọc để mang đến những cảm xúc bình dị nhất.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 16

Đến với “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi), ta sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, và có lẽ cảnh sau khi lấy mật trong đoạn trích “Đi lấy mật” mang lại cho em nhiều ấn tượng thú vị nhất. Những tổ ong mà nhân vật An nhìn thấy cũng giống như trong sách, chỉ khác là nó đóng trên cành cây nào đó. Sau đó, ta còn được đến với những kiến thức lịch sử của sự ra đời tổ ong phong phú và bổ ích. Nhưng tác giả khẳng định không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như đất rừng vùng U Minh này. Hình ảnh những con ong nối cánh nhau bay về tổ rồi lượn một vòng tròn trước khi đáp xuống giống như vũ điệu báo hiệu của loài ong để lại cho em sự thích thú. Cảnh tượng ấy thật đẹp và cũng như tạo nên điểm nhấn của đoạn trích và gợi nên nhiều niềm cảm xúc trong lòng người đọc.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 17

Trong đoạn trích Đi lấy mật, tôi ấn tượng với chi tiết An và Cò đi đến một cái trảng rộng, thấy được hàng nghìn con chim. Những con chim đủ loài, với màu sắc khác: chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ bóng như màu thuốc đánh móng tay, chim nhỏ bay vù vù,… Chứng kiến cảnh này, An cảm thấy thích thú vô cùng và reo lên: “Chim đẹp quá, Cò ơi!”. Chi tiết này cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Chắc hẳn mỗi người cũng đã có những hình dung cho riêng mình.

Cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật - mẫu 18

Đi lấy mật là một đoạn trích từ tập truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm là một bức tranh đồ sộ về thiên nhiên sông nước miền Tây Nam bộ cũng như đời sống con người nơi đây trong những năm chống Pháp. Sau khi đọc đoạn trích Đi lấy mật, em cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết bóng nắm hiện lên. Khi nắng lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao theo những khối tròn đang tuôn những ánh nắng vàng rực xuống cả khu rừng. Cả khu rừng bỗng như được bừng tỉnh làm sống động vẻ đẹp hoang sơ kì vĩ nơi đây. Chim hót líu lo, hương hoa rừng tràm thơm ngát. Tất cả các chi tiết cùng hoàn quện làm nên vẻ đẹp rực rỡ đầy sức sống của rừng tràm U Minh.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác