Top 15 Tóm tắt Đồng giao mùa xuân (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức

Với tóm tắt Đồng dao mùa xuân Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Đồng dao mùa xuân lớp 7.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 1

Bài thơ viết về người lính với những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều… nhưng họ đã bị chiến tranh cướp đi mạng sống, đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước, nằm lại mãi mãi nơi chiến trường không thể trở về nữa.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 2

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 3

Đồng giao mùa xuân là bài thơ viết về người lính dưới góc nhìn của người thời bình. Những người lính ấy hồn nhiên, mang trái tim và tấm lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhưng họ đã mãi mãi không thể trở về, hy sinh thân mình cho Đất nước, để linh hồn của mình vẫn ở lại chiến trường Trường Sơn, trở thành vĩnh hằng.

Top 15 Tóm tắt Đồng giao mùa xuân (hay, ngắn nhất) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 4

Bài thơ miêu tả bóng hình người lính, ngồi một mình ở lại Trường Sơn. Tuy mùa xuân đã đến, hòa bình đã lặp lại, nhưng người lính đang độ tuổi thanh xuân, hồn nhiên tươi trẻ đã mãi mãi không thể trở về nữa. Sự hy sinh của những người lính trẻ trong những năm tháng khói lửa ấy chính là để có được mùa xuân rực rỡ, hòa bình như hiện tại.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 5

Bài thơ Đồng dao mùa xuân đã khắc họa hình ảnh người lính Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Anh hi sinh nhưng những hình ảnh về anh vẫn luôn in sâu trong trí nhớ của đồng đội và nhân dân. Sự ra đi của anh đã góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước, dân tộc.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 6

Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ được khơi gợi trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài Đồng dao mùa xuân. Đó là những người lính mang vẻ đẹp tươi vui, hồn nhiên. Thế nhưng, anh đã hi sinh trong một lần bom nổ và vĩnh viễn không thể trở về nữa. Thân thể anh không còn nhưng những hình ảnh về anh luôn sống mãi trong lòng của đồng đội và nhân dân.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 7

Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" được viết dưới điểm nhìn của một người thời bình về anh bộ đội cụ Hồ trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Người lính mang vẻ hồn nhiên, tươi vui của tuổi trẻ khi chưa một lần yêu, cũng chẳng từng biết đến vị cà phê như thế nào. Ngày đất nước vẫy gọi, anh bỏ lại cuộc sống yên bình để ra đi bảo vệ Tổ quốc. Nhưng sự khốc liệt của chiến tranh khiến anh vĩnh viễn không thể trở về nữa.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 8

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 9

Bài thơ "Đồng giao mùa xuân" như một thước phim quay chậm về cuộc đời người lính từ trước lúc tòng ngũ tới lúc hy sinh vì bom đạn quân thù. Qua đó, thi sĩ bộc bạch thái độ ngợi ca, hàm ơn người chiến sĩ quả cảm, trung kiên đã hiến dâng mùa xuân của đời mình cho mùa xuân bất tử của non sông.

Tóm tắt Đồng dao mùa xuân - Mẫu 10

Bài thơ "Đồng giao mùa xuân" được Nguyễn Khoa Điềm viết dựa trên những hồi ức về hình ảnh người lính trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Lúc non sông cần anh sẵn sàng rời bỏ quê hương để cầm vũ khí đấu tranh. Tuy nhiên, sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến anh ở mãi nơi núi thẳm Trường Sơn. Hình ảnh anh luôn in sâu trong lòng đồng chí và nhân dân, tuổi xanh người lính đã làm nên mùa xuân cho quê hương, non sông.

Để học tốt bài học Đồng dao mùa xuân lớp 7 hay khác:

Tác giả - tác phẩm: Đồng dao mùa xuân

I. Tác giả văn bản Đồng dao mùa xuân

Đồng dao mùa xuân | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Tên: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.

- Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh.

Thừa Thiên-Huế.

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến.

- Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

- Phong cách nghệ thuật: Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam.

- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng.

II. Tìm hiểu tác phẩm Đồng dao mùa xuân

1. Thể loại: 

Đồng dao mùa xuân thuộc thể thơ bốn chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Bài thơ "Đồng dao mùa xuân" được viết năm 1994.

- Tác phẩm Đồng dao mùa xuân được trích trong Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, Hà Nội, 2011.

3. Tóm tắt bài thơ Đồng dao mùa xuân: 

Bài thơ viết về người lính với những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều… nhưng họ đã bị chiến tranh cướp đi mạng sống, đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước, nằm lại mãi mãi nơi chiến trường không thể trở về nữa.

6. Bố cục bài Đồng doa mùa xuân: 

Đồng dao mùa xuân có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bạn bè mang theo”: Hình ảnh người lính trẻ trong những năm máu lửa

+ Phần 2: Còn lại: Hình ảnh người lính ở lại chiến trường xưa

7. Giá trị nội dung: 

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt (có khổ thơ chỉ có 2,3 dòng thơ)

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh, …

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác