Top 10 Thuyết minh về hát đối đáp (siêu hay)

Tổng hợp trên 50 bài văn Thuyết minh về hát đối đáp hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Thuyết minh về hát đối đáp - mẫu 1

Dân tộc Việt Nam có một nền dân ca lâu đời và rất phong phú. Người Kinh chỉ có hát chứ không có múa như các sắc tộc khác cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam. Dân ca trữ tình hay hát giao duyên hay hát đối đáp giữa trai gái được nghe khắp nơi. Từ Bắc tới Nam, từ loại hát làm việc ngoài đồng (hò cấy) đến các việc làm khác như chèo thuyền (hò mái đẩy, hò mái nhì, hò sông Mã), như đập đá (hò nện) hay các công việc có tính cách tập thể (hát phường vải). Rồi các loại hát hội (Quan Họ, Trống Quân) được thịnh hành nhiều nhứt ở miền Bắc.

Tình yêu không phải chỉ có trong thể loại dân ca trữ tình. Chúng ta có thể gặp chủ đề “tình yêu” trong những bài vịnh ca, anh hùng ca, loại hát chọc ghẹo. Tình yêu nam nữ chiếm một số lượng rất quan trọng trong loại hát giao duyên.

Có một số nhà nghiên cứu cho rằng dân ca đối đáp đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ như Hát Quan Họ ở Bắc Ninh đã được nói tới từ thời nhà Lý (thế kỷ XI) do các quan tướng tổ chức chào mừng vua khi vua trở về thăm nơi chôn nhau cắt rún. Thời nhà Trần, cũng có sách vở nói tới loại hát đối nam nữ và một số người hát nổi tiếng về nghệ thuật tức hứng nhạc và lời.

Những bài hát trữ tình cũng được thấy trong các thể loại khác: hò giã gạo miền Trung, hò miền Nam, các loại hát nghi lễ và luôn cả được sân khấu hóa để làm thành những nhạc cảnh hay hoạt cảnh múa hát (điệu Xin Hoa, Đố Chữ trong Hát Xoan, điệu Tiên Cuội tỏ tình trong Tiên Cuội, v.v.)

Từ thời hậu bán thế kỷ XX, có một số nhà nghiên cứu đã công bố những kết quả đáng được chú ý về những lối hát giao duyên (“Quan Họ Bắc Ninh” do Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Tú Viêm, Nguyễn Chung Anh biên soạn; “Hát Ví Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Chung Anh; “Hát Giặm Nghệ Tĩnh” của Nguyễn Đổng Chi và Ninh Viết Giáo; “Dân ca Người Việt” của Tú Ngọc, v.v.

Có ba loại hát giao duyên hay hát trữ tình: Loại hát dính liền với tục lệ kết bạn; Loại hát dính liền với cộng việc làm; Loại hát dính liền với đời sống hàng ngày.

Loại hát giao duyên với tục lệ kết bạn như trong Hát Ghẹo (Phú Thọ) và Quan Họ (Bắc Ninh) chỉ có thể thấy ở miền Bắc mà thôi. Hát Ghẹo và Quan Họ thường được ca hát trong dịp hội hè, lễ Tết. Điều đáng chú ý là chuyện ca hát chỉ xảy ra trong khung cảnh của những nhóm ở những làng có kết bạn với nhau. Tục lệ này ở Hát Ghẹo còn gọi là “hát nước nghĩa”.

Hát Quan Họ là một sản phẩm âm nhạc dân gian đặc sắc nhứt của Việt Nam, có thể so sánh ngang với tranh dân gian làng Hồ (Hà Bắc), nghệ thuật xòe Thái (Tây Bắc), nghệ thuật khảm trai làng Ngô Xá (Hà Tây), và Cũng như Hát Ghẹo, Quan Họ là loại hát giao duyên có nhiều giọng điệu. Do đó đòi hỏi người hát phải có sự tập luyện công phu về sự sáng tạo giai điệu mới.

Trống Quân là một hình thức hát giao duyên rất phổ biến từ Thanh Hóa trở ra. Tục truyền rằng hát Trống Quân xuất hiện từ thời nhà Trần vào thời nhân dân ta chống giặc Nguyên. Binh sĩ chia làm hai bên vừa xướng vừa đối trong khi gõ vào trống đánh thành nhịp điệu.

Ngoài ra còn nhiều loại hát giao duyên như Hát Ghẹo Thanh Hóa, Hát Ghẹo Long Xuyên, Trống Quân Phú Thọ, Trống Quân Đức Bắc, Trống Quân Hữu Bổ, Hát Đúm Hải Dương.

Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay những hội thi hát đối đáp vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn nét văn hóa này tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.

Top 10 Thuyết minh về hát đối đáp (siêu hay)

Dàn ý Thuyết minh về hát đối đáp

I. Mở bài: Giới thiệu về hội thi hát đối đáp.

II. Thân bài:

- Nguồn gốc hình thành:

Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng Sông Hồng.

Hình thành từ thế kỉ XVII ở vùng Kinh Bắc xưa, nay là 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

-Giới thiệu về dân ca quan họ Bắc Ninh:

+ Là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ nhằm bày tỏ, giãi bày tâm sự

+ Liền anh, liền chị dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình

+ Quan họ truyền thống thường được hát vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm

+ Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.

-Trang phục:

+ Liền anh: Mặc áo dào 5 thân, áo dài bên ngoài thường màu đen

+ Liền chị: Áo mớ ba mớ bảy, áo dài ngoài thường màu nâu, tím thẫm

-Ý nghĩa:

+ Quan họ là loại hình văn hóa đặc sắc lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa

+ Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận

III. Kết bài: Cảm nghĩ về quan họ Bắc Ninh: Tài sản vô giá của dân tộc, nó cần nuôi dưỡng bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau

Thuyết minh về hát đối đáp - mẫu 2

Người Việt ta luôn tự hào là "Đất nước ngàn năm văn hiến" với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hoá của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hoá Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.

Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta, được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với con sông Cầu chảy ngang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học Quan họ có từ thế kỷ thứ XVII, được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con lối xóm. Cái tên "Quan họ" có thể thể hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một"họ". Nhưng cách giải thích này cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó, ngoài ra còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.

Dân ca Quan họ là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ, là hình thức trao đổi bày tỏ tâm tư, tình cảm giữa liền anh và liền chị.Họ dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình. Những làn điệu Quan họ truyền thống thường được hát vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm, khi ấy câu hát Quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới, làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nghệ thuật. Thông thường quan họ phổ biến lối hát đối đáp giữa trai và gái, có thể cùng một làng hoặc khác làng, cái khó là ở chỗ cùng một giai điệu nhưng người hát phải tự tìm lời phù hợp để đối qua đối lại, tạo thêm phần hấp dẫn và không bị nhàm chán, ấy là điểm đặc sắc mà không phải ai cũng hát được. Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, đó có thể là những câu hát được lấy từ lời thơ, lời ca dao trong sáng, ý nhị.Quan họ là thể loại nhạc trữ tình nên cách hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vô cùng ngọt ngào tình cảm, như dòng chảy mượt mà của con sông Cầu - "dòng sông Quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.

Trang phục cũng là một điểm nổi bật trong nghệ thuật Dân ca Quan họ, các liền anh liền chị khoác lên mình những bộ quần áo rực rỡ sắc màu tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người con Kinh Bắc. Về phía nam, các liền anh khoác lên mình tấm áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu, đầu đội khăn xếp, tay có thể cầm quạt hoặc cầm chiếc dù đen, càng tăng thêm vẻ đĩnh đạc, truyền thống đậm chất văn hóa vùng Kinh Bắc. Trang phục liền chị cầu kỳ và tỉ mỉ hơn các liền anh rất nhiều, các chị sẽ mặc những bộ áo mớ ba mớ bảy nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng, hoặc cầm ở tay, cho thêm phần duyên dáng, thướt tha. Những câu hát bay bổng, da diết, ngọt ngào kết hợp với trang phục đặc biệt như vậy đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.

Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay, ở nó còn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng đến hiện tại đã được những người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những cái mới để quan không bị lạc hậu so với thời đại.Quan họ được xem là dòng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú và đa dạng nhất ở Việt Nam, tính cho đến nay chúng ta còn lưu giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác nhau và được ghi chép thành các bản nhạc, ngoài ra còn có rất nhiều các giai điệu không được ký âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền thống phải kể đến là: Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, Tình tang. Hát Quan họ bao giờ cũng có ba chặng, chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối người hát chuyển sang giọng sổng để tiếp vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào mềm mại, người hát luôn trong trạng thái say mê, vui thú, chăm chút thổi hồn vào tình câu chữ khiến cho âm hưởng của toàn bài luôn vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức, khiến ta phải trầm trồ, thán phục trước sức hút của thứ dân ca truyền thống, và cũng khá kén người nghe này.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đây là một điều đáng mừng, là nguồn động lực để dân ca Quan họ tiếp tục phát triển và ghi lại những dấu ấn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam.Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, Quan họ không còn bị bó hẹp trong không gian làng, xã mà nó đang dần lan tỏa khắp mọi miền đất nước, trở thành nét văn hoá đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh quả là một tài sản vô giá của dân tộc, nó cần nuôi dưỡng bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau.Mỗi chúng ta người con đất Việt cần phải biết trân trọng và thêm yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp, để chúng được trường tồn với thời gian, không bị đi vào quên lãng, giữa nhịp sống hiện đại xô bồ.

Thuyết minh về hát đối đáp - mẫu 3

Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù, ca Huế, dân ca Nam Bộ vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:

“Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc

Chị Hai xinh, tang tình là chị Hai đứng”…

Đó là dân ca quan họ vùng Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Quan họ vừa như một làn điệu hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca: cái trong sáng, rộn ràng của chèo; cái thổn thức, mặn mà của hát dặm; cái khoan nhịp sâu lắng của ca trù; cái khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam Bộ. Nhưng trên hết, quan họ mang "khí chất" của chính quan họ, là hồn của xứ sở quan họ, là "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc – Bắc Ninh.

Nằm kề cận với thủ đô, có diện tích nhỏ nhất nước, với sáu huyện, thị, nhưng khát vọng trí tuệ, khát vọng sống, khát vọng khẳng định mình của Kinh Bắc chẳng nhỏ tí nào. Sách cổ của người xưa từng ngưỡng mộ: "Kinh Bắc nổi tiếng văn nhã". Đất Kinh Bắc là nơi kết tụ của tài hoa các làng nghề: làng tranh Đông Hồ, làng giấy Đống Cao, làng chạm khắc Phù Khê, làng đồng Đại Bái, làng buôn Phù Lưu là đất của hàng nghìn di tích lịch sử, danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng. Người Kinh Bắc thông minh, tinh tế, ở bất cứ thời đại lịch sử nào Kinh Bắc cũng hiến cho đời không ít những danh nhân, nhân tài, kẻ sĩ, các bậc hiền tài. Các cộng đồng làng Kinh Bắc từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương, vượt lên thiên tai, dịch họa, vượt lên gian khó, "thương người như thể thương thân", "tứ hải giao tình" (bốn biển một nhà) như lời dân ca quan họ. Chính cái khát vọng sống của người Kinh Bắc, đất Kinh Bắc đã hóa thân thành những làn điệu quan họ kỳ diệu: "lời thì giao duyên, tình thì anh em", vừa thực, vừa mơ, vừa giãi bày, vừa khúc chiết, vừa tình tự, vừa sâu sắc.

Các làng quan họ hầu hết ở Bắc Ninh, mà theo các nghệ nhân, từng có tới 49 làng quan họ. Và như sông Cầu không bao giờ cạn, mạch sống của khúc nhạc, lời ca quan họ cũng không khi nào nhạt phai dù đã trải qua bao đời người và bao nhiêu biến động thời thế. Đến bây giờ Hội làng quan họ vẫn là nguồn cảm hứng mùa xuân bất tận của xứ Kinh Bắc. Các Hội làng gắn bó đặc biệt với hát quan họ, không thể nào có hội làng trên mảnh đất Bắc Ninh mà thiếu vắng sắc màu và âm thanh quan họ. Những hội hè này trải dài từ mùng 4 Tết âm lịch đến 28 tháng 3 âm lịch. Đặc sắc nhất vẫn là Hội Lim ở huyện Tiên Sơn. Vào những ngày hội, nam thanh nữ tú các nơi đổ về, trẩy hội tưng bừng, để được nghe các liền anh, liền chị xiêm y mớ bảy mớ ba, hát đối đáp, hát canh, hát hội, hát mừng.

Dân ca quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau, ở trong nước và cho cả cộng đồng Việt Nam hải ngoại.

Thuyết minh về hát đối đáp - mẫu 4

Hát đối đáp được biết đến nhiều nhất qua lễ hội hát giao duyên quan họ Bắc Ninh. Thế nhưng, ta hoàn toàn có thể tổ chức ra những cuộc thi đối đáp trong trường học dựa trên quy tắc, luật lệ của hội thi Quan họ.

Nếu như quan họ Bắc Ninh dành riêng cho liền anh, liền chị trong tuổi cập kê hoặc những nghệ nhân thâm niên thì hát đối đáp trong trường học lại được thay đổi để phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hát đối đáp không chỉ giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết về thơ ca, ca dao, nhịp điệu, lời hát mà còn rèn luyện phản xạ nhanh nhạy cùng tinh thần đoàn kết, gắn bó để giành chiến thắng.

Các bạn học sinh có thể tổ chức ở bất cứ nơi đâu với số lượng không giới hạn. Mục đích của cuộc thi chính là tìm ra đội chơi có tài đối đáp và ứng biến linh hoạt nhất. Tùy vào số lượng người mà chúng ta sẽ chia làm các đội khác nhau. Mỗi đội cần có từ 3-5 người.

Người chơi có thể chia đội thông qua việc oẳn tù tì hoặc tự chọn. Tiếp đến, mọi người cần chọn ra một người am hiểu về các bài hát làm quản trò. Kết thúc cuộc thi, đội nào không hát đối lại được thì đội đó thua cuộc.

Cuộc thi hát đối đáp có thể chia ra làm ba vòng khác nhau. Ở vòng khởi động, các đội chơi sẽ tiến hành nghe một giai điệu bất kì do quản trò đưa ra. Đội nào giơ tay hoặc ra tín hiệu sớm nhất thì giành được cơ hội trả lời. Nếu trả lời đúng ghi một điểm, trả lời sai không được tính điểm và phải nhường quyền trả lời cho các đội khác. Kết thúc vòng chơi thứ nhất, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ đi tiếp vào vòng tiếp theo.

Ở vòng chinh phục, đội giành nhiều điểm nhất trong vòng một sẽ có quyền vào thẳng chung kết. Quản trò là người yêu cầu các thành viên trong những đội còn lại hát tiếp câu tiếp theo mà quản trò đưa ra. Nếu đội nào giành được nhiều điểm nhất thì có cơ hội góp mặt trong vòng sau.

Kết thúc vòng hai, đội cuối cùng sẽ tiến hành đối mặt với đội đã chiến thắng ở vòng khởi động. Trong phần về đích này, quản trò yêu cầu hai đội oẳn tù tì để tìm người đi trước. Đội thắng sẽ có quyền hát một bài hát bất kì và đội còn lại phải tìm ra được bài hát có chủ đề, giai điệu hoặc nội dung tương tự. Mỗi đội sẽ có khoảng 30 giây để suy nghĩ về bài hát tiếp theo. Nếu hết thời gian quy định mà đội đó vẫn không hát được hoặc hát bài hát trùng lặp với đội trước thì thua.

Như vậy, để tổ chức một cuộc thi hát đối đáp trong lớp, trường học không hề đơn giản. Thông qua trò chơi này, các bạn sẽ có thể mở rộng tầm hiểu biết cũng như phô diễn tài năng ca hát của mình.

Thuyết minh về hát đối đáp - mẫu 5

Dân Việt ta luôn tự hào về đất nước ngàn năm văn hiến, với sự pha trộn của nhiều nền văn hoá khác nhau. Dù phải chịu ách thống trị của thực dân Pháp trong hàng nghìn năm Bắc thuộc, nền văn hóa của chúng ta vẫn đã tiếp thu được những giá trị mới mẻ, song vẫn giữ được nét đặc trưng của dân tộc. Từ đó, đã tạo nên những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang lại giá trị vô cùng to lớn cho nền văn hóa Việt Nam.

Trong số những loại hình nghệ thuật đó, dân ca quan họ Bắc Ninh được xem là một trong những điển hình. Với những câu hát giao duyên dịu dàng, lắng đọng cùng ý nghĩa ân tình của xứ Bắc, quan họ Bắc Ninh đã có sức lan tỏa và lay động lòng người một cách mạnh mẽ. Dân ca quan họ là một trong những điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, nơi có con sông Cầu chảy ngang.

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, quan họ có từ thế kỷ thứ XVII và được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con trong lối xóm. Cái tên "Quan họ" có thể được hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một "họ". Tuy nhiên, cách giải thích này chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó. Ngoài ra, còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.

Dân ca quan họ là hình thức trao đổi tâm tư, tình cảm giữa người nam và nữ bằng cách hát đối đáp. Họ sử dụng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để thể hiện cảm xúc trong tâm hồn mình. Thường thì các bài hát quan họ được hát vào mùa xuân hay mùa thu, khi đó, câu hát quan họ nhộn nhịp, tưng bừng lan rộng trong làng thôn, làm say đắm bao trái tim yêu nghệ thuật. Thông thường, quan họ được hát bởi các đôi nam nữ, có thể đến từ cùng một làng hoặc khác làng. Điểm đặc sắc của quan họ là mỗi người hát phải tìm lời phù hợp để đối đáp, tạo thêm sự hấp dẫn và không bị nhàm chán. Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, với lời hát được lấy từ thơ, ca dao trong sáng, ý nhị. Quan họ là thể loại nhạc trữ tình, vì vậy cách hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vô cùng ngọt ngào tình cảm giống như dòng sông Cầu - "dòng sông quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất trong đó mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng: hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải.

Trang phục là một trong những điểm nhấn đặc trưng trong nghệ thuật quan họ. Những liền anh và liền chị thường mặc những bộ quần áo rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người Kinh Bắc. Liền anh thường mặc áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu. Để tăng thêm vẻ đẹp truyền thống và định hình văn hóa vùng Kinh Bắc, họ đội khăn xếp và có thể cầm quạt hoặc chiếc dù đen. Trang phục của liền chị thường được trang trí rất chi tiết và cầu kỳ. Họ sẽ mặc những bộ áo mớ ba mớ bảy với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng hoặc cầm ở tay để tạo thêm phần duyên dáng và thướt tha. Trang phục đặc biệt như vậy kết hợp với những câu hát bay bổng, da diết và ngọt ngào đã tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.

Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được tiếp tục phát triển đến ngày nay, bởi nó lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng cũng đồng thời được người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những điều mới để giữ cho quan họ không bị lạc hậu so với thời đại hiện đại. Quan họ được xem là dòng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú và đa dạng nhất ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác nhau và được ghi chép thành các bản nhạc. Ngoài ra, còn rất nhiều các giai điệu không được ký âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền thống phải kể đến như Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, và Tình tang.

Hát quan họ bao giờ cũng có ba chặng. Chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối, người hát chuyển sang giọng sổng để tiếp vào chặng giữa. Các bài ở chặng giữa ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào, mềm mại. Người hát luôn trong trạng thái say mê, vui thú, và chăm chút thổi hồn vào tình câu chữ. Điều này khiến cho âm hưởng của toàn bài luôn vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức. Quan họ là thứ dân ca truyền thống kén người nghe, khiến ta phải trầm trồ, thán phục trước sức hút của nó.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là một tin vui, là nguồn động lực để dân ca quan họ tiếp tục phát triển và ghi lại những dấu ấn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, quan họ không chỉ tồn tại trong không gian làng, xã mà nó đang dần lan tỏa khắp mọi miền đất nước. Nó trở thành nét văn hóa đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Dân ca quan họ Bắc Ninh là một kho tàng vô giá của dân tộc, cần được bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ sau. Chúng ta, những người con của đất nước Việt Nam, phải biết trân trọng và yêu quý những giá trị truyền thống tốt đẹp, để chúng được tồn tại và không bị lãng quên giữa nhịp sống hiện đại nhộn nhịp.

Thuyết minh về hát đối đáp - mẫu 6

Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quan họ chứa đựng nhiều giá trị sâu sắc, được nhiều người yêu thích và biết đến. Quan họ hấp dẫn người xem không chỉ bởi nét duyên dáng của các liền anh, liền chị mà còn nằm ở luật lệ, lề lối chặt chẽ.

Hát đối đáp Quan họ thường được tổ chức thường xuyên tại Bắc Ninh. Các liền anh, liền chị áo mớ ba, mớ bảy, áo the khăn xếp cùng nhau cất lên những tiếng ca mê hoặc lòng người. Trong các buổi hội làng, người dân cùng tổ chức canh hát. Canh hát thường giữ đúng theo quy chuẩn mà quan họ nguyên thủy đã đề ra. Một canh thường kéo dài từ 7,8 giờ tối ngày hôm trước đến 2,3 giờ sáng ngày hôm sau. Đôi khi, hội làng mở dài ngày, có nhiều canh kéo dài đến 2, 3 ngày đêm.

Bao giờ một canh hát cũng tuân theo quy định đã đề ra, bao gồm: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời, hát đôi nam với đôi nữ. Đối đáp nam nữ được bắt đầu với việc người nữ xướng lên. Nữ được hát trước sau đó nam đối lại, cứ thế kéo dài đến hết canh. Còn đối giọng là khi bên nữ hát làn điệu nào thì bên nam phải hát làn điệu tương tự như thế. Khác với đối giọng, đối lời yêu cầu người hát phải am hiểu về lĩnh vực thơ ca. Đặc biệt, nếu bên hát trước đã hát một lời ca nào đó thì bên hát sau cũng phải sử dụng làn điệu y như đối phương, song phải có sự thay đổi về lời. Tuy nhiên, ý nghĩa của lời hát vẫn phải tương đồng, gắn bó với lời hát của người trước để tạo nên sự hô ứng, đối xứng.

Như vậy, hát đối nam nữ, đối giọng, đối lời đã tạo nên tính chỉnh thể, chặt chẽ của lề lối Quan họ xưa. Điều này cũng là nét đặc trưng, tiêu biểu của nhiều dòng dân ca khác. Tuy nhiên, sự phức tạp trong câu từ cũng như giai điệu đòi hỏi những liền anh, liền chị phải sáng tạo, trau chuốt không ngừng. Đây cũng chính là lí do khiến Quan họ đạt tới đỉnh cao mới về nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca.

Từ những làn điệu đậm chất trữ tình, Quan họ xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể. Bất cứ ai đã từng thưởng thức một làn điệu dân ca, đều không thể quên và đem theo thương nhớ. Dân ca Quan họ xứng đáng trở thành biểu tượng văn hóa tốt đẹp của vùng Kinh Bắc.

Thuyết minh về hát đối đáp - mẫu 7

Hát đối đáp là một đặc trưng nổi bật của dân ca quan họ Bắc Ninh, đặc biệt thường được biểu diễn trong lễ hội hát giao duyên quan họ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tổ chức cuộc thi đối đáp trong trường học với các quy tắc và luật lệ tương tự như hội thi quan họ. Việc điều chỉnh nội dung của hát đối đáp để phù hợp với độ tuổi của học sinh cũng là điều cần thiết. Hát đối đáp không chỉ giúp các em học sinh có cơ hội tìm hiểu thêm về thơ ca, ca dao, nhịp điệu và lời hát mà còn giúp rèn luyện khả năng phản xạ và tinh thần đoàn kết, gắn bó để đạt được thành công.

Các bạn học sinh có thể tổ chức cuộc thi hát đối đáp ở bất cứ đâu với số lượng người tham gia không giới hạn. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đội chơi có tài đối đáp và ứng biến linh hoạt nhất. Số lượng người tham gia sẽ quyết định việc chia thành các đội khác nhau, và mỗi đội cần có từ 3 đến 5 người. Người chơi có thể chia đội thông qua việc oẳn tù tì hoặc tự chọn. Sau đó, mỗi đội cần chọn ra một người am hiểu về các bài hát để làm quản trò. Kết thúc cuộc thi, đội nào không hát đối lại được thì sẽ thua cuộc.

Cuộc thi đối đáp có thể được chia thành ba vòng. Vòng đầu tiên gọi là vòng khởi động, các đội tham gia sẽ lắng nghe một giai điệu do quản trò đưa ra. Đội nào giơ tay hoặc ra tín hiệu sớm nhất sẽ có cơ hội trả lời. Nếu trả lời đúng, đội đó được ghi một điểm. Trong trường hợp trả lời sai, điểm không được tính và đội đó phải nhường quyền trả lời cho đội khác. Sau khi hoàn thành vòng đầu tiên, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ tiến vào vòng tiếp theo. Vòng tiếp theo được gọi là vòng chinh phục, trong đó đội giành nhiều điểm nhất sẽ có quyền vào trực tiếp chung kết. Quản trò yêu cầu các thành viên trong các đội còn lại hát tiếp câu tiếp theo mà quản trò đưa ra. Nếu đội nào giành được nhiều điểm nhất, đội đó sẽ được tham gia vào vòng tiếp theo.

Sau khi kết thúc vòng hai, hai đội cuối cùng sẽ đối mặt với nhau để xác định đội chiến thắng. Trong phần thi này, quản trò yêu cầu hai đội tham gia vào trò chơi oẳn tù tì để tìm người đi trước. Đội thắng sẽ được chọn để hát một bài hát bất kỳ và đội còn lại phải tìm ra được bài hát có chủ đề, giai điệu hoặc nội dung tương tự. Mỗi đội sẽ được cung cấp khoảng 30 giây để suy nghĩ về bài hát tiếp theo. Nếu hết thời gian quy định mà đội đó vẫn không thể hát được hoặc hát bài hát trùng lặp với đội trước đó, thì đội đó sẽ thua cuộc.

Để tổ chức một cuộc thi hát đối đáp trong lớp, trường học không phải là điều đơn giản. Tuy nhiên, thông qua trò chơi này, các bạn có thể mở rộng tầm hiểu biết và thể hiện tài năng ca hát của mình.

Thuyết minh về hát đối đáp - mẫu 8

Trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật âm nhạc dân gian, đã có nhiều dòng dân ca phong phú và đa dạng như chèo của Thái Bình, Nam Định, chèo tàu của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù, ca Huế và dân ca Nam Bộ. Tuy nhiên, dòng dân ca quan họ của vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh vẫn được coi là đặc sắc, độc đáo và riêng biệt. Những bài hát như "Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc, Chị Hai xinh, tang tình là chị Hai đứng" đã truyền tụng qua nhiều thế hệ.

Quan họ cũng kết hợp được nhiều yếu tố của các dòng dân ca khác nhau: trong sáng, rộn ràng của chèo; thổn thức, mặn mà của hát dặm; khoan nhịp sâu lắng của ca trù và hồn nhiên, khoẻ khoắn của dân ca Nam Bộ. Tuy nhiên, nét đặc trưng riêng của quan họ chính là "khí chất" của chính quan họ, hồn của xứ sở quan họ và "đặc sản" tinh thần của Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Kinh Bắc, với diện tích nhỏ nhất trong cả nước và sáu huyện, thị, không ít lần khát khao khẳng định mình với trí tuệ và mong muốn sống. Người xưa đã ca ngợi: "Kinh Bắc nổi tiếng văn nhã". Vùng đất này là tụ điểm của các làng nghề tài hoa như làng tranh Đông Hồ, làng giấy Đống Cao, làng chạm khắc Phù Khê, làng đồng Đại Bái, làng buôn Phù Lưu và là nơi của hàng nghìn di tích lịch sử và danh thắng của các đình, đền, chùa nổi tiếng. Người Kinh Bắc thông minh, tinh tế và luôn tạo ra những danh nhân, nhân tài, kẻ sĩ ở mọi thời đại lịch sử. Các cộng đồng làng trong vùng luôn gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trong lao động cần cù, trong khát vọng yêu thương và vượt qua mọi gian khó. Họ tin vào "thương người như thể thương thân" và "tứ hải giao tình" (bốn biển một nhà) như lời dân ca quan họ. Chính cái khát vọng sống của người Kinh Bắc và đất Kinh Bắc đã tạo ra những làn điệu quan họ kỳ diệu: "lời thì giao duyên, tình thì anh em", kết hợp giữa thực tế và giấc mơ, giãi bày cảm xúc, khúc chiết tình cảm và sâu sắc.

Các làng quan họ phần lớn đều ở Bắc Ninh và theo các nghệ nhân, trước đây có tới 49 làng quan họ. Giống như sông Cầu không bao giờ khô cạn, khúc nhạc và lời ca quan họ cũng chưa bao giờ phai nhạt dù đã trải qua nhiều thế hệ và biến động của thời cuộc. Đến bây giờ, Hội làng quan họ vẫn là nguồn cảm hứng vô tận trong mùa xuân của xứ Kinh Bắc. Các hội làng có liên quan đặc biệt đến hát quan họ và không thể có bất kỳ hội làng nào tại Bắc Ninh mà thiếu màu sắc và âm thanh của quan họ. Những lễ hội này kéo dài từ ngày mùng 4 đến ngày 28 tháng 3 âm lịch. Hội Lim ở huyện Tiên Sơn vẫn là đặc sản đặc biệt nhất. Trong những ngày lễ, các nam thanh nữ tú đổ về đây, tưng bừng trẩy hội, vui chơi và để được nghe những tiếng hát đối đáp, hát canh, hát hội và hát mừng của những người đi trước.

Dân ca quan họ là một kho tàng văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam, nó cần được tiếp tục bảo tồn, tôn vinh và truyền dịp cho các thế hệ sau này, không chỉ ở nội địa mà còn ở cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác