Top 10 Nghị luận về Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn

Tổng hợp trên 10 bài văn Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó - mẫu 1

Thời học sinh ai cũng gắn liền với những trang sách giáo khoa, sách tham khảo có in hình minh họa các nhân vật, bên cạnh nhưng sĩ tử giữ sạch như giữ mạng sống của mình thì không ít những bạn học sinh có suy nghĩ: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

Sách giáo khoa từ lâu đã là người bạn đồng hành với biết bao thế hệ học sinh. Sách giáo khoa (viết tắt là trong tiếng Việt SGK) là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách. Đối với học sinh, sách giáo khoa được phân theo từng môn học, mỗi khối cấp lại có sự nâng cao về kiến thức nhất định.

Để nói về những tác dụng mà sách giáo khoa đem lại, thì quả là khó lòng kể hết. Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở. Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ. Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng.

Dẫu vậy, hiện tượng viết, vẽ vào sách giáo khoa vẫn diễn ra và có nhiều ý kiến trái chiều. Cá nhân em cảm thấy, nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học. Ngược lại, nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích. Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách.

Đọc sách là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách. Đọc sách không những để nâng cao trí thức mà còn nâng cao nhân cách. Hãy là một người đọc sách và học sách một cách thông thái, đúng cách để cuốn sách phát huy đúng tác dụng của chúng đến người học.

Top 10 Nghị luận về Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn

Dàn ý Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn

1. Mở bài:

Giới thiệu về sách giáo khoa và vấn đề nghị luận mang ý kiến sai lệch: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

2. Thân bài

- Giải thích

+ Sách giáo khoa là gì?

Sách giáo khoa (viết tắt là trong tiếng Việt SGK) là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Sách giáo khoa được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách. Việc xuất bản sách giáo khoa thường dành cho các nhà xuất bản chuyên ngành.

- Lợi ích của việc học sách:

+ Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở.

+ Mỗi người cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở.

+ Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ.

+ Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng.

+ Sách còn giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

- Vấn đề viết, vẽ vào sách:

+ Nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học.

+ Nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích.

+ Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách.

3. Kết bài: Nêu nhận định, kết luận chung về vấn đề.

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó - mẫu 2

Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là một người bạn lớn của con người, có lẽ chính bởi sách có vai trò hết sức to lớn với đời sống nhân loại. Học sinh tới trường bấy lâu cũng coi sách giáo khoa làm người bạn đồng hành, vì vậy mà trong quá trình học tập dễ xảy ra những ý kiến trái chiều, một trong số đó phải kể đến ý kiến về việc viết, vẽ vào sách giáo khoa: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

Sách là nơi cất giữ những tinh hoa, kiến thức bổ ích mà con người đã dày dặn tích luỹ được trong hàng ngàn năm qua. Sách giúp con người lưu giữ và truyền đạt kiến thức tích góp được đến cho mọi người, lưu giữ những kỳ công mà tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới quy tụ được. Vì vậy, để có thể thu gom, tích luỹ cho bản thân những kĩ năng xã hội, kiến thức thông dụng,…thì chỉ có việc đọc sách mới có thể thoả mãn được nhu cầu ấy. Sách giáo khoa cũng vậy, được xuất bản cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông, gắn liền với chương trình học của mọi học sinh các cấp.

Việc viết, vẽ vào sách giáo khoa từ lâu đã là một vấn đề tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Bởi nhiều ý kiến cho rằng sách là người bạn của học trò, không nên viết chữ, vẽ tranh lên mặt sách. Hơn nữa, một cuốn sách đẹp, sạch sẽ và phẳng phiu cũng thể hiện những phẩm chất giữ gìn, ngăn nắp của một người học sinh, việc viết vẽ nên sách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của sách vở. sx

Sau cùng, nếu việc viết, vẽ nhằm mục đích học tập, cá nhân tôi nghĩ đây là quyền, suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, là một người học và tôn trọng tri thức, mỗi học sinh nên lựa chọn nội dung viết, ghi chú vào sách phù hợp như một cách làm nâng niu tri thức, thay vì những bức tranh chỉ mang tính giải trí, không phù hợp với môi trường học tập. Sách là để học, để học tập, hãy để chúng phát huy tác dụng tuyệt vời của mình.

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó - mẫu 3

Ai trong mỗi chúng ta đều biết đọc sách để mở mang kiến thức, vai trò và vị trí của nó trong con đường học vấn là vô cùng quan trọng. Chu Quang Tiềm đã khuyên dạy chúng ta rằng: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách, tuy nhiên hiện nay, hiện tượng viết vẽ vào sách ngày càng nhiều, một số bạn có tư tưởng: “Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.” Em nghĩ quan điểm này có ý đúng nhưng cũng có nhiều điểm không phù hợp.

Sách là nơi con người lưu trữ lại toàn bộ những tri thức, những tinh hoa trí tuệ của con người về tất cả các mặt của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó như một người bạn, một vật phẩm vô giá của nhân loại. Ngày nay, số lượng sách ngày càng nhiều với đủ các thể loại khác nhau giúp ích cho con người nhiều mặt trong cuộc sống. Và việc đọc sách dần trở thành một nét đẹp văn hóa vô cùng nhân văn.

Ở cấp phổ thông, sách giáo khoa là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông. Trên thế giới, có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau được biên soạn cho cùng một môn học. Tại Việt Nam, hiện tại chỉ tồn tại một bộ sách giáo khoa duy nhất cho một môn học. Kiến thức trong sách giáo khoa là một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác, theo các cấp độ logic chặt chẽ khác nhau. Ngoài phần kiến thức, sách giáo khoa còn có phần nội dung về rèn luyện các kỹ năng. Nội dung kiến thức cũng như nội dung về rèn luyện các kỹ năng được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập. Logic của nội dung kiến thức và phần nội dung về rèn luyện các kỹ năng là những yếu tố chủ yếu trong việc định hướng lựa chọn phương pháp giảng dạy môn học.

Đọc sách đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích mà ta không thể kể hết. Đầu tiên, thay vì chúng ta phải mất thêm mấy trăm năm cho công cuộc tìm kiếm, ghi chép những thông tin cần tìm, thì ta chỉ mất vài giờ thông qua việc đọc sách. Qua đó, đọc sách là con đường ngắn nhất nhưng không kém phần quan trọng để tích lũy, lĩnh hội, nâng cao kinh nghiệm, vốn tri thức mà người xưa đã lưu truyền lại. Sách chính là bậc thang đưa chúng ta đến với thành công trong cuộc sống. Sách giúp ta hoàn thiện kiến thức phổ thông đã học. Sách là người bạn thân thiết, gắn bó với chúng ta suốt cuộc đời, luôn cần thiết cho nhân loại cho dù khoa học kỹ thuật, công nghệ có phát triển và ngày càng hiện đại đến đâu. Không những thế, sách còn là hành trang kiến thức để con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Ta không thể thu được những thành tựu mới nếu không biết kế thừa những thành tựu của các thời kỳ đã qua.

Những học sinh, sinh viên đang học phổ thông, đại học là lứa tuổi góp phần phát triển đất nước nên rất cần phải đọc sách. Trong quá trình đọc nên chia sách ra làm hai loại chính: sách phổ thông và sách chuyên sâu. Đối với sách phổ thông, ta nên xem một cách tóm lược tất cả các kiến thức trong quá trình học tập, để rồi nâng cao chúng qua việc xem sách chuyên sâu. Đó là cách đọc sách có hệ thống giúp học sinh, sinh viên suy nghĩ tư duy và nắm rõ vấn đề.

Trong quá trình đọc sách, việc viết, đánh dấu, ghi chú vào sách là thói quen khó tránh khỏi của nhiều người, tuy nhiên viết, vẽ vào sách vẫn là vấn đề gây tranh cãi trong thời gian qua. Việc viết vẽ vào sách sẽ khiến việc sử dụng lại sách cũ, tái sử dụng sách cho mục đích khác trở nên bất tiện, bởi 35% học sinh tại Việt Nam có kết quả khảo sát là sử dụng lại sách cũ từ anh chị, sách vở được cho tặng, quyên góp,… Tuy nhiên, trong đổi mới giáo dục, việc viết, ghi chú hoặc đánh dấu nhanh vào sách vở cũng được coi là một trong những phương pháp học tập khoa học và hiệu quả. Hơn nữa, nhiều học sinh cho rằng mình chỉ sử dụng sách một lần nên việc viết, vẽ hay không nằm ở quyền của người sử dụng sách. Chính vì vậy, ý kiến này vẫn tạo nên những cuộc tranh luận trái chiều, không đồng nhất quan điểm. Theo em, nếu viết, vẽ nhằm mục đích học tập, ghi chú nhanh vào sách vở thì đây là một hành động phù hợp để hỗ trợ việc học. Ngược lại, nếu học sinh viết, vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học, không đúng với thuần phong mĩ tục, những câu chữ nhằm xuyên tạc nội dung sách thì đây là việc làm không nên, không được khuyến khích.

Như vậy, sách là tài sản quý giá của mỗi người, ai cũng có cách sử dụng, bảo quản riêng. Tuy sách là tài sản cá nhân, nhưng việc giữ sách sạch đẹp, phù hợp với mục đích học tập là một cách tôn trọng kiến thức, tôn trọng những nội dung được in ấn trên sách.

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó - mẫu 4

Sách rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Bởi vậy mà có ai đó đã từng khẳng định rằng “Sách là người bạn lớn của con người”. Tuy nhiên lại có 1 số ý kiến cho rằng Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó. Bản thân em không đồng tình với ý kiến này.

Sách giáo khoa hay bất cứ quển sách nào cũng đều mang giá trị về tri thức to lớn. Chư kể quển sách giáo khoa còn là người bạn thân thiết đối với mỗi học sinh chúng ta, là nguồn tri thức cơ bản nhất để làm bàn đạp cho ta tiến tới những bước tiếp theo trong cuộc sống. Chính vì vậy đối với quyển sách giáo khoa, mỗi học sinh nên có thái độ trân trọng, nâng niu giữ gìn thay vì viết hay vẽ bậy lên sách. Ngoài ra, việc giữ gìn sách giáo khoa sạch sẽ để cho các em lớp dưới sử dụng cũng là một trong những việc làm tốt giúp tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

Cũng có mộ số bạn có phương pháp học bằng cách ghi chú, hoặc chú thích những kiến thức quan trọng vào sách giáo khoa. Đây cũng là một trong những các phương pháp học hiệu quả của học sinh. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần phân biệt rõ ghi chú và vẽ bậy. Vẽ bậy và viết lung tung làm xấu đi hình ảnh cảu quyển sách và không mang lại giá trị về học tập.

Chính vì vậy, là một người học sinh chúng ta cần ý thức tầm quan trọng của sách. Hãy trân trọng và nâng niu, phát huy giá trị của người bạn lớn - sách để hoàn thiện bản thân và vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó - mẫu 5

Nếu có người đặt câu hỏi rằng công cụ quan trọng nhất thiết phải có với tất cả các bạn học sinh là gì, chắc chắn câu trả lời sẽ là sách giáo khoa. Sách giáo khoa là một loại sách tổng hợp những kiến thức được dạy và học tại nhà trường. Vì thế, sách giáo khoa rất quan trọng với tất cả các bạn học sinh.

Tuy có vai trò là vậy, nhưng nhiều bạn không hề quý trọng người bạn này. Thay vì nâng niu, giữ gìn cẩn thận, một số bạn có thói quen vẽ bậy, viết bậy vào sách giáo khoa. Mở cuốn sách ra, ta có thể dễ dàng thấy chi chít hình thù khác nhau, từ những câu chữ vu vơ bình thường cho tới, những hình vẽ hết sức "vớ vẩn". Vì thế, các cuốn sách giáo khoa này không còn tính thẩm mĩ như ban đầu mà vô cùng lem luốc, bẩn thỉu.

Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh "hô biến" sách giáo khoa trở thành quyển sổ vẽ như vậy. Các bạn không coi trọng những cuốn sách, không hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của nó, dẫn đến việc không có ý thức giữ gìn sách vở của chính mình. Bên cạnh đó, có nhiều lúc các bạn cũng cảm thấy chán nản trong giờ học và coi việc vẽ bậy vào sách giáo khoa là cách để giải trí.

Việc vẽ bậy vào sách giáo khoa để lại những hệ lụy không tốt. Thứ nhất, sách của các bạn sẽ trở nên lem luốc, không còn đẹp như ban đầu. Thứ hai, những cuốn sách bị vẽ bậy sẽ không thể để lại cho thế hệ sau, dẫn đến tình trạng lãng phí không đáng có. Cuối cùng, việc vẽ bậy khiến sách giáo khoa mất đi ý nghĩa truyền đạt kiến thức cao quý vốn có. Tuy nhiên, không phải cứ viết, vẽ vào sách giáo khoa là không phù hợp. Nếu các bạn ghi chú, minh họa cho bài học của mình thì lại không phải là hành động xấu. Việc ghi chú như vậy sẽ khiến các bạn dễ tiếp thu và nhớ bài học của mình hơn.

Như vậy, sách giáo khoa là một vật dụng không thể thiếu trong quá trình học tập. Chúng ta hãy nâng cao ý thức giữ gìn sách bằng cách không vẽ linh tinh, không tẩy xóa lem nhem làm bẩn, rách sách. Đồng thời, giữ gìn sách phẳng phiu để dành tặng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn hoặc các em khóa sau khi không còn dùng đến.

Sách giáo khoa cũng là sách. Chúng ta sở hữu chúng không có nghĩa là ta làm điều gì cũng được. Vì vậy, hãy gạt bỏ suy nghĩ "Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó" các bạn nhé!

Nghị luận về vấn đề Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn mình có thể viết, vẽ vào đó - mẫu 6

Sách giáo khoa là một đồ dùng học tập mà các bạn học sinh đều cần có khi đến lớp. Khi nói về các cuốn sách này, một số bạn học sinh có quan điểm rằng “Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó”. Cá nhân em cho rằng đây là suy nghĩ chưa đúng đắn.

Sách giáo khoa đúng là đồ dùng cá nhân của mỗi bạn học sinh do bố mẹ mua cho. Vì vậy, nó hoàn toàn thuộc về quyền sở hữu của các bạn. Tuy nhiên, nếu vì vậy mà các bạn có hành động viết, vẽ bậy vào trong sách thì đó là hành động không hợp lí. Em đã từng nhìn thấy có bạn vẽ những hình vẽ rất lớn hay viết các nội dung linh tinh lên trang sách, che lấp cả chữ và hình ảnh vốn có. Điều đó không chỉ khiến sách trở nên mất thẩm mĩ. Mà nó còn là hành động thiếu tôn trọng đối với những cuốn sách. Công dụng của sách giáo khoa là đem đến cho chúng ta những tri thức hay và bổ ích. Chúng ta nên trân trọng và giữ gìn chúng cẩn thận, thay vì có hành vi nghịch phá như vậy.

Ngoài ra, những cuốn sách giáo khoa luôn chỉ được các bạn học sinh sử dụng một năm sau đó thì để riêng ra không dùng đến nữa. Như vậy thì thật là phí phạm cho những cuốn sách mới dùng một lần. Vì vậy, các tổ chức xã hội và trường học thường kêu gọi các bạn quyên góp các cuốn sách ấy cho những bạn học sinh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn không có đủ điều kiện để mua sách. Những cuốn sách ấy sẽ giúp các bạn được đến trường đầy đủ và bớt gánh nặng cho gia đình vốn đã nghèo khó. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã vẽ bậy, tô chữ làm che mất nội dung trong trang sách, thì làm sao mà các bạn ấy có thể dùng sách được nữa. Những cuốn sách bị hư hại như vậy thì sẽ bị bỏ đi một cách lãng phí, trong khi các hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn thì lại không có sách để học.

“Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó” là một quan điểm thể hiện sự ích kỉ và thiếu tinh thần tập thể của người nói. Đó là lối suy nghĩ đưa đến những hành động vô cảm trong xã hội, không muốn chia sẻ với người khác. Em cho rằng, việc vẽ bậy vào sách chẳng đem đến lợi ích nào. Vì vậy, chúng ta nên giữ gìn sách giáo khoa của mình. Để không chỉ giúp bản thân có đồ dùng học tập sạch đẹp mà còn có thể giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn khác khi cần.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác