Top 50 Cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc

Tổng hợp trên 50 bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 1

Những ngày tết, khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam xinh tươi như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Tết đến đem theo những hy vọng về một năm mới may mắn, tốt đẹp hơn.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ em háo hức mong chờ Tết đến. Người lớn lại bận rộn chuẩn bị cho Tết. Thời tiết ngày xuân trở nên ấm áp hơn, những cành đào đang chớm nở. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Ngoài đường người đi mua sắm tấp nập. Tiếng cười nói, bán mua cho một cái tết đủ đầy vang lên đầy ắp những đường ngõ. Mấy đứa trẻ con nô đùa quanh những hàng bán pháo bông. Em cảm thấy không khí ngày tết thật tuyệt vời biết bao.

Chiều ba mươi Tết, cả nhà quây quần bên bữa cơm tất niên. Vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người đều hân hoan trong niềm vui, hạnh phúc cho một khởi đầu “An khang thịnh phượng” hay “Vạn sự như ý”. Những ngày tết thật hạnh phúc khi cả gia đình được quây quần bên nha. Sáng mùng một, em theo bố mẹ sang chúc Tết ông bà nội ngoại. Em được ông bà mừng tuổi cho những phong bao lì xì đỏ thắm với lời chúc học giỏi. Ngày Tết là dịp để mọi người trong gia đình được gần gũi nhau hơn.

Không khí ấm áp của ngày tết cổ truyền khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em tin chắc rằng sau này dù đất nước có phát triển đến đâu thì người dân Việt Nam vẫn sẽ giữ gìn được những nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Top 50 Cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc

Dàn ý Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.

- Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.

- Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 2

Giờ đây tôi đã là một học sinh lớp bảy của mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên.

Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Bầu trời cao vợi và xanh thẳm. Mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp đã cũ. Hôm nay, tôi sẽ dự lễ khai giảng đầu tiên. Con đường đi học đã quen thuộc, nhưng tôi lại cảm thấy xôn xao, bồi hồi. Cuối cùng cánh cổng trường cấp một cũng hiện ra trước mắt tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn ngôi trường hôm nay thật khác. Các anh chị học sinh lớp lớn hân hoan bước vào trường. Tôi được mẹ dắt vào hàng ghế của khối lớp một. Xung quanh, bố mẹ của các bạn khẽ thì thầm trò chuyện với con mình. Cô giáo chủ nhiệm lần lượt đưa chúng tôi vào vị trí ngồi của mình. Hôm nay, cô thật xinh đẹp trong bộ áo dài thướt tha. Nụ cười của cô khiến tôi cảm thấy thật ấm áp. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật long trọng. Tôi cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. Lời phát biểu của cô hiệu trưởng đã kết thúc buổi lễ. Tiếng trống vang lên như một lời chào mừng năm học mới đã đến.

Buổi lễ khai giảng đã để lại cho tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 3

Kỷ niệm để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là chuyến đi về quê nội hai năm trước. Em đã dành tám năm của mình sống dưới quê cùng với ông bà do bố mẹ đi làm xa và bản thân em đã coi nó là quê hương của mình. Năm em học lớp 5, bố mẹ đã đón em về thành phố sống nhưng nó lại cách nhà ông bà quá xa nên mới đây em mới có dịp quay về đó. Chuyến đi thăm đó khiến em nhớ mãi không thể quên.

Em vẫn nhớ hôm đó, ngồi trên xe của bố, em đã rất vui, háo hức nhìn ngắm mọi thứ trên đường đi về quên ông bà. Nhìn thấy hàng cây bạch đàn ùa theo làn gió mùa hè, tiếng ve râm ran dưới cái nắng chói trang khiến em không khỏi ngậm ngùi và thốt nên rằng: “Quê hương à, tôi về rồi đây!” Mọi thứ xưa kia đều đã quá quen thuộc với tôi nay mới được nhìn lại khiến tôi vừa vui sướng, vừa xúc động. Trong lòng như có một niềm hạnh phúc dâng trào đang lan tỏa khắp cơ thể tôi.

Đến nhà ông bà, vẫn là ngôi nhà và mảnh vườn quen thuộc đó, vẫn là cái xích đu ông làm cho tôi chơi ở gốc cây ổi. Tôi nhìn thấy ông bà và chạy đến ôm lấy họ. Bà cũng khóc vì quá vui mừng, ông thì luôn miệng nói: “Về là tốt! Về là tốt!” Tôi cũng bất khóc theo vì tôi quá nhớ họ. Dù khi ở thành phố tôi cũng thường xuyên gọi điện cho ông bà nhưng hôm nay được nhìn thấy, ôm lấy khiến tôi xúc động vô cùng. Bà đã chuẩn bị những món ăn tôi thích dù đơn giản nhưng ngon vô cùng bởi đó là hương vị của quê hương, của tình cảm gia đình thắm thiết.

Ăn cơm xong tôi chay ngay sang hàng xóm tìm bạn, nhìn thấy nhau chúng tôi đã rất vui. Tôi mang bánh kẹo đến và chúng tôi cùng mang ra đồng ăn với nhau. Nhìn những cánh diều vi vu, tiếng cười nói nô đùa và đàn trâu thung thăng gặm cỏ khiến tôi có cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường. Nơi đây không nhộn nhịp, tấp nập như thành phố, nó lúc nào cũng yên tĩnh với cánh đồng thẳng cánh cò bay thơm mùi lúa, là dòng sông dài êm ả trôi… Mọi thứ đều rất đỗi thân thương khiến tôi không muốn rời đi.

Kỳ nghỉ cũng đã hết, tôi tạm biệt ông bà, tạm biệt bạn bè trong niềm tiếc nuối để quay trở về thành phố trong niềm tiếc nuối sâu sắc. Nhưng bố đã hứa từ giờ sẽ thường xuyên đưa tôi về thăm ông bà nên đã an ủi tôi được phần nào. Dù vậy chuyến đi vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và đâu đây vẫn văng vẳng tiếng thơ khiến tôi càng nhớ nó:

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay…”

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 4

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”

Có lẽ kỉ niệm khó quên nhất trong cuộc đời em là lỗi lầm mà em đã phạm phải vào năm lớp 4. Thời gian đã trôi qua đã làm xóa nhòa nhiều thứ, nhưng ký ức về ngày hôm đó vẫn luôn in sâu trong tâm trí em. Đó chính là sự việc em đã trốn mẹ đi chơi cùng những đứa bạn trong xóm vào một buổi trưa nắng vô cùng chói chang. Lỗi lầm này đã cho em biết rằng tình mẹ luôn là một tình cao bao la và thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Chạy theo dòng ký ức về buổi trưa nắng hè hôm đó, đấy là vào một trưa hè tháng 6. Những tia nắng chói chang đã chiếu xuống từng ngõ phố, con đường từ lúc sớm tinh mơ. Thức dậy vào buổi sớm hôm đấy với tiếng nói dịu dàng của mẹ “Con dậy ăn sáng rồi ở nhà trông nhà cho mẹ đi chợ một chút nhé. Nay mẹ làm món con thích đó”. Tiếng mẹ xa dần tôi liền nhanh chóng dậy ăn sáng. Oa, quả thật món ăn sáng nay quá tuyệt, đúng món bánh mì trứng mà tôi thích. Tôi quả thật rất thích cảm giác hè về, vừa được nghỉ ngơi ở nhà, vừa được chơi những thứ mình thích. Đang nằm dài trên ghế xem phim hoạt hình thì tôi chợt nghe tiếng bọn thằng Nam gọi: “Hùng ơi, tí nữa đi chơi không? Hùng ơi”. Tôi vội chạy ra cổng thì đúng là đám bạn ở xóm tôi hay chơi, chúng nó rủ trưa nay đi ra bờ sông cuối làng bơi. Tôi do dự nhớ đến lời mẹ dặn không được đi ra những chỗ sông nước sâu vì có thể gặp nguy hiểm. Nhưng lời mời gọi quá hấp dẫn, tôi liền đồng ý. Và rồi mấy đứa chúng tôi hẹn nhau ăn cơm trưa xong sẽ tụ tập ở nhà Nam rồi xuất phát. Và rồi tôi bảo bọn nó đi về vì mẹ tôi sắp đi chợ về, nếu biết mẹ tôi chắc chắn không cho tôi đi.

Một lúc sau mẹ tôi về thật, mẹ nấu cơm trưa cho cả nhà ăn, cơm trưa nay cũng toàn món hấp dẫn. Đối với tôi đồ mẹ nấu vẫn luôn là ngon nhất. Ăn xong mẹ dặn dò tôi ngồi nghỉ lát rồi phải vào giường đi ngủ trưa. Đợi mẹ ngủ say, tôi lẻn trốn ra khỏi nhà đến chỗ bọn thằng Nam. Bọn nó càu nhàu “Sao ra muộn quá vậy. Đi nhanh thôi”. Tôi vội nói lảng qua chuyện khác rồi giục bọn nó đi nhanh kẻo muộn. Dự tính của tôi sẽ về trước thời gian mẹ tôi ngủ dậy để mẹ không biết chuyện này.

Thế rồi chúng tôi cùng kéo nhau ra bờ sông cuối làng, dòng nước ở đây thật hấp dẫn với mấy đứa tôi. Giữa trưa hè thế này được ngâm mình dưới dòng nước còn gì tuyệt vời hơn. Nói rồi mấy đứa cởi áo rồi nhảy tõm xuống đó bơi. Cả lũ chúng tôi chơi đùa dưới nước sau đó lại kéo nhau đi hái trộm xoài, ăn đến là ngon. Vì quá vui mà tôi quên mất việc phải về nhà. Lúc nhớ ra thì trời cũng xẩm tối rồi. Mấy đứa vội vã ba chân bốn cẳng chạy vội về.

Về đến nhà tôi đã thấy mẹ cùng mấy cô bác hàng xóm đang xôn xao đi tìm mấy đứa chúng tôi. Đứa nào cũng lấm lét sợ phải ăn roi. Rồi mọi người cũng thở phào vì chúng tôi đã về. Đứa nào về nhà đứa đấy, mẹ không trách mắng tôi mà chỉ bảo tôi vào tắm rửa rồi ra ăn cơm. Mẹ bảo sẽ nói chuyện với tôi sau. Lúc đó tôi vô cùng sợ và hối hận “Lẽ ra mình nên về sớm hơn”.

Tối đó khi đang ngồi học bài, bỗng dưng tôi thấy đầu choáng váng rồi tôi thiếp đi lúc nào không hay. Khi tôi tỉnh lại thì màn đêm vẫn đang bao phủ nhưng tôi đã nằm trên giường và mẹ đang ở bên lấy khăn đắp trên trán cho tôi. Mẹ cứ đi lại, khuôn mặt đầy sự lo lắng. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ vội vã hỏi “Con có sao không? Có thấy mệt lắm không?”. Bỗng dưng lúc đó tôi òa khóc, tôi xin lỗi mẹ, vì không nghe lời mẹ nên giờ mới như thế này. Mẹ ôm tôi vào lòng và an ủi, mẹ không trách mắng tôi nửa lời mà nói cho tôi hiểu tác hại và sự nguy hiểm về những hành động tôi làm. Tôi thấy hối hận lắm. Tôi hứa với mẹ sẽ không bao giờ trốn mẹ đi chơi như vậy nữa...

Đó chính là kỉ niệm mà tôi nhớ mãi đến tận bây giờ. Tôi nhớ từng cử chỉ lo lắng, chăm sóc cho tôi vô cùng chan chứa tình yêu thương. Có lẽ dù đi đâu, dù khôn lớn đến bao nhiêu thì mẹ vẫn là người chiếm trọn trái tim tôi.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 5

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.

Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.

Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.

Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. 

Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ.  Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.

Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.

Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.

Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 6

“Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến thương ơi, sẽ còn nhớ những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha. Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa…”. Những câu hát trong bài “Mong ước kỷ niệm xưa” đã gợi nhắc cho tôi nhớ về ngày khai trường dưới mái trường Trung học cơ sở.

Một buổi sáng mùa thu tuyệt đẹp. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Tôi thức dậy thật sớm, chuẩn bị sách vở đầy đủ và mặc bộ đồng phục mới tinh. Đúng bảy giờ, tôi đạp xe đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy thật háo hức, cũng đầy lo âu. Ngày hôm nay, tôi đã chính thức trở thành một học sinh Trung học cơ sở.

Trước đây, tôi thường được mẹ đèo đi học trên con đường này. Nhưng hôm nay, tôi đã lớn hơn và tự mình đạp xe đến trường. Chỉ khoảng mười lăm phút, tôi đã đến trường. Trước cổng trường thật đông đúc người, đó là những học sinh và cả phụ huynh đưa con đến trường. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, hân hoan.

Hôm nay, ngôi trường thật đẹp. Sân trường đã được quét dọn sạch sẽ. Những hàng ghế được xếp ngay ngắn. Trên sân khấu có treo một tấm băng rôn màu xanh. Ở đó có gắn dòng chữ màu trắng: “LỄ KHAI GIẢNG” ở chính giữa. Phía bên dưới là tên trường “THCS….”. Hai bên sân khấu cũng được treo những lá cờ đỏ thắm. Chiếc trống nằm im một góc. Ngay cả nó cũng đã được trang trí bằng một chiếc nơ màu đỏ rất đẹp.

Buổi lễ khai giảng bắt đầu vào đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã vang lên yêu cầu học sinh ổn định chỗ ngồi. Những tiết mục văn nghệ do các anh chị học sinh trình bày đã mở đầu cho buổi lễ khai giảng. Tiếp đến là phần tổng kết về năm học cũ, cũng như mục tiêu của năm học mới của cô Lan – tổng phụ trách.

Sau phần phát biểu của cô, tôi sẽ đại diện cho học sinh khối lớp sáu phát biểu cảm nghĩ. Tôi cảm thấy khá hồi hộp Đây là lần đầu tiên tôi đứng phát biểu trước đông người như vậy. Nhưng nhờ có sự động viên của cô giáo tổng phụ trách, tôi đã có thêm sự tự tin. Phần trình bày của tôi đã rất trôi chảy, còn nhận được tràng pháo tay của mọi người nữa.

Buổi lễ khai giảng là một kí ức đẹp đẽ trong quãng đời học sinh của tôi. Nó sẽ trở thành hành trang quý giá để tôi có thể vững bước trong chặng đường tương lai phía trước.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 7

Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẳn ai cũng có những ấn tượng đặc biệt về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong cuộc sống. Những sự kiện ấy không chỉ để lại những kỉ niệm khó quên mà nó còn gắn liền với những cảm xúc, tâm trạng. Bởi vậy mà mỗi khi ta nhớ về những sự việc đã xảy ra đó thì chúng ta cũng là một lần ta sống lại trong những kí ức xưa.

Đối với em, những kỉ niệm đáng nhớ không có gì to lớn mà đó chỉ là những mẩu chuyện mà em cảm thấy thú vị đã xảy ra trong cuộc sống của mình. Sự việc đã xảy ra khiến cho em nhớ mãi, đó chính là lần đầu tiên em có ý thức học bài thực sự, cảm hứng ấy đến vô cùng tự nhiên, và nó cũng mang lại cho em kết quả tốt khiến cho em nhớ mãi không quên.

Em còn nhớ rất rõ, đó là vào năm học cấp hai của em, mặc dù rất ghét môn ngữ văn nhưng trên đường đi học, nhìn ngắm cảnh đất trời sau cơn mưa thì bỗng dưng em lại nhớ về những hình ảnh thấp thoáng đâu đó trong bài thơ mình đã từng học, những từ ngữ trong đầu em lúc ấy đã kết hợp lại với nhau nhanh và chính xác đến mức em cũng không thể ngờ được.

Em rất thích học toán và những môn khoa học tự nhiên, nhưng em lại học kém môn ngữ văn bởi em không tìm được niềm đam mê ở môn học này. Môn ngữ văn trong ấn tượng của em lúc bấy giờ là một môn học nhiều lí thuyết, thiếu tính ứng dụng và không thể thực tế với đời sống như môn học tự nhiên.

Do đó em không thích học ngữ văn, những tiết học bài trên lớp em có cảm giác như thời gian bị kéo dài ra gấp đôi, cô giáo dù giảng rất nhiệt tình, hăng say nhưng em vẫn không thể cảm nhận được cái hay của bài.

Việc học tập môn ngữ văn của em trên lớp chỉ mang hình thức đối phó, miễn là qua môn. Nhưng cho đến một ngày, mọi ấn tượng về môn ngữ văn của em đều thay đổi, đó đều là do sự tác động bởi khung cảnh mà em bắt gặp khi đến trường.

Đó là một buổi chiều ngày thứ sáu, sở dĩ em nhớ được ngày bởi hôm ấy có hai tiết văn của cô giáo chủ nhiệm. Em vốn không thích học văn nên buổi hôm nào có tiết văn đều làm cho em chán nản, áp lực. Hơn nữa, buổi trưa hôm ấy trời mưa như trút nước, bầu trời giăng mây đen bao phủ cả bầu trời, những cơn gió rít lên từng hồi làm những hàng cây nghiêng ngả.

Em đang thầm vui mừng vì nếu mưa to như vậy thì buổi chiều em có lí do để nghỉ học, và điều quan trọng nhất là em sẽ không phải học hai tiết văn. Tuy nhiên, chỉ tầm một giờ sau thì cơn mưa tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại, em nén nỗi thất vọng trong một tiếng thở dài đầy chán nản.

Trên đường đi học, em lo lắng bởi hôm nay em chưa học bài về nhà, nếu như bị kiểm tra chắc chắn em sẽ bị phê bình. Nhưng quang cảnh sau mưa thật đẹp, trời quang gió hiu hiu thổi, mặt đường có nước mưa rội qua trơn bóng lấp lánh dưới ánh sáng của bầu trời, dòng nước trên những con rạch thì lặng lẽ chảy, khung cảnh yên bình xung quanh khiến cho em quên đi nỗi lo bài cũ.

Trong đầu em lúc ấy chợt hiện lên những câu thơ rời rạc, đất trời, núi rừng, và sau đó em tự nhiên có thể đọc thuộc được một đoạn thơ mà em chưa bao giờ nghĩ là mình có thể làm được;

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Thật sự là rất ngẫu nhiên và tình cờ, trước khung cảnh tươi đẹp của vạn vật sau mưa đã khiến cho em nhớ lại và đọc thuộc được những câu thơ mà em từng cho rằng chúng rất hóc búa.

Và kết quả là buổi kiểm tra hôm ấy em có thể đọc trọn vẹn khổ thơ này, cô giáo đã tuyên dương em trước cả lớp và cho em điểm chín khiến cho em rất vui mừng. Em chợt nhận ra môn văn cũng rất thú vị, không hề nhàm chán như em từng nghĩ.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 8

Một trong những sự kiện luôn để lại trong em ấn tượng sâu sắc chính là lễ giao thừa. Dù năm nào cũng có Tết nhưng lễ đón giao thừa mỗi năm luôn mang lại cho em những cảm xúc thật háo hức và rạo rực trong thời điểm đón năm mới sang.

Lễ đón giao thừa ở quê em diễn ra thật sôi động và vui nhộn. Bà con trong xóm rủ nhau gói bánh chưng, tổ chức buổi liên hoan nhỏ để nhìn lại một năm đã đi qua với thật nhiều cảm xúc. Còn các ông bà lại ngồi hàn huyên, tâm sự với nhau về ngày Tết, về đêm giao thừa của thời xưa. Trái ngược với ông bà, bọn trẻ chúng em vẫn đang nô đùa, tung tăng cùng nhau. Đặc biệt, tất cả không quên đếm từng phút từng giờ để được nhìn thấy pháo hoa. Trong khi đó, bố mẹ lại đang tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên vào ngày cuối cùng của năm. Tuy vậy, ai nấy cũng đều rạng rỡ và hân hoan chào mừng một năm mới sắp đến.

Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, bản thân em đã có thật nhiều cảm xúc mãnh liệt. Trước hết, đó là cảm giác háo hức, hân hoan sâu sắc mỗi khi chờ đón giao thừa. Đó còn là sự ấm áp, hạnh phúc khi được quây quần bên gia đình bước sang năm mới. Thế nhưng, trong phút giây ấy, em vẫn còn vương vấn chút buồn xen lẫn sự nuối tiếc về những điều mình chưa thể làm được ở năm cũ. Tuy nhiên, khoảnh khắc chào đón giao thừa, bản thân em cũng không quên gửi gắm hi vọng, ước mong về một năm mới thật nhiều may mắn, hạnh phúc.

Dẫu sao bản thân vẫn còn một đứa trẻ, thế nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, chào đón giao thừa là điều em luôn mong chờ và hân hoan nhất. Bởi em biết đêm giao thừa chính là thời khắc thiêng liêng để gia đình quây quần bên nhau chào đón năm mới.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 9

Mỗi khi nhớ về lỗi lầm mà bản thân gây ra, em cảm thấy có lỗi với em trai của mình vô cùng. Và nhờ lỗi lầm đó, em đã biết suy nghĩ, hành động chín chắn và trưởng thành hơn.

Do bố mẹ thường đi làm đến tối muộn mới về nên em được giao nhiệm vụ đón em trai vào mỗi buổi chiều. Thế nhưng, ngày hôm ấy, chỉ vì mải chơi mà em quên mất việc đón em ấy. Đến lúc nhớ ra, em vội vàng tới trường thì chỉ thấy mỗi mình em trai đứng đó chờ đợi mình. Khi ấy, em trai đã khóc nức nở và trách em vô tâm vì không nhớ đến đón mình. Thế nhưng, vốn là một người bảo thủ, cố chấp, không chịu nhận sai về mình, em đã lớn tiếng quát lại em trai. Thậm chí còn giận ngược lại em trai vì đã có thái độ không đúng với mình.

Mấy ngày sau đó, em với em trai chẳng nói chuyện với nhau. Em vẫn luôn nghĩ mình không sai nên không cần phải áy náy hay day dứt. Thế nhưng, khi nghe em trai tâm sự với mẹ, em nhận ra là mình đã sai. Chính sự vô tâm, hời hợt và cố chấp của mình đã khiến em trai bị tổn thương. Lúc ấy em đã rất hối hận và day dứt. Trong bản thân luôn mang một trạng thái cảm xúc nặng nề đến khó tả. Có lẽ đó là cảm giác của một người mắc phải sai lầm và nhận ra mình đã sai. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nhắc về chuyện này, em vẫn cảm thấy thật xấu hổ và thất vọng về chính mình.

Em hiểu rằng cuộc sống này, ai ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm riêng. Vậy nên, thay vì luôn trách mình hay chôn vùi bản thân trong đống cảm xúc tiêu cực, con người nên học cách đối diện lỗi lầm và tìm cách khắc phục.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 10

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 7, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.

Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng.

Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 11

Đối với em, Tết không chỉ là 3 ngày tết theo lịch. Mà nó kéo dài từ những ngày 20, 23 tháng 12 âm lịch - khi người ta bắt đầu rộn ràng nói về Tết. Cho đến khi rằm tháng giêng đi qua, người người trở về với nếp sống thường nhật.

Tết của miền Bắc, là cái Tết với những cái rét ngọt, với làn sương mờ giăng khắp các con phố, cùng những tia nắng nhạt chiếu xuyên qua tầng mây. Điều em thích nhất ở Tết là bầu không khí rộn ràng, tập nập, tràn ngập sức sống ở mọi nơi. Sức sống ấy không chỉ đến từ cây cối, cỏ hoa, mà còn đến từ con người. Ai ai cũng phấn khởi mua sắp, dọn dẹp để đón chào năm mới. Các cửa hiệu, quán ăn đâu đâu cũng trang hoàng rực rỡ, mở nhạc tưng bừng. Những mái nhà thì trở nên ấm cúng hơn với những bữa cơm đoàn viên có đầy đủ thành viên sau một năm đi xa học tập, làm ăn.

Đó chính là cái mùa Tết hạnh phúc trong kí ức của em đấy!

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 12

Trong một năm có 12 tháng, nhưng dường như lúc nào em cũng nhớ, cũng mong chờ về Tết.

Tết là một danh từ chứa đựng cả một bầu trời những màu sắc và cảm xúc tuyệt vời. Khi những cây thông noel dần được gỡ xuống, nhường chỗ cho cành đào, cành quất, thì đó là tín hiệu của cái Tết đang về. Cả thiên nhiên lẫn con người đều ríu rít, vội vã thay áo mới để đón xuân về.

Trên những hàng cây, vạt cỏ ven đường, đâu đâu cũng là những chồi non lá biếc mới trổ. Chúng mong manh mà kiên cường, mặc gió rét vẫn vươn lên mơn mởn. Bầu trời trên cao thì chợt lùi tít lên cao, rộng hơn hẳn. Thấy trời đã bớt chật, nắng cũng ào xuống mặt đất như dòng thác. Sau bao ngày mùa đông ảm đạm, nắng đã vàng ươm, mây đã xanh ngắt, gọi bầy chim én trở về chao liệng, gợi cái Tết đã đến bên thềm.

Biết Tết đến, xuân về, nhà nhà người người cũng háo hức hẳn. Sau một đêm, các cửa hàng, con phố rực rỡ hẳn với những hình dán trang trí, cờ, biểu ngữ chúc mừng năm mới cùng bao câu chúc ý nghĩa. Sắc đỏ sắc vàng may mắn chiếm lĩnh toàn bộ không gian. Những mặt hàng đặc trưng của Tết như hoa mai, hoa đào, cây quất rồi bao lì xì, bánh mứt kẹo được bày bán khắp nơi. Những mặt hàng thông thường cũng đua nhau mặc áo mới, để hưởng ké cái bầu không khí nô nức ngoài kia. Đi đâu cũng nghe văng vẳng những bài nhạc xuân nghe mãi chẳng thấy chán. Rõ là năm nào cũng được nghe, mà sao chỉ thấy phấn chấn, háo hức hơn mà thôi.

Tết đến, ai cũng vui tươi hơn, cởi mở hơn. Từ chuyện sắm sửa, dọn dẹp nhà cửa. Đến cách họ chào nhau, chúc tụng nhau nhừng điều tốt đẹp. Đó là sức mạnh của Tết đấy. Nhưng em thích nhất, vẫn là những giây phút đoàn viên của gia đình. Được cùng bố mẹ, anh chị dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng thật đẹp, rồi đi chợ mua sắm, gói bánh chưng, đón giao thừa. Sự ấm áp, sum vầy ấy mới chính là ma lực lớn nhất của Tết, khiến ai ai cũng mong chờ, ngóng đợi suốt cả năm.

Có lẽ, chính vì thế, mà nhà văn Vũ Bằng mới tự tin khẳng định rằng “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 13

Những kỉ niệm đẹp về tình với bạn bè, người thân thật đẹp đẽ. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Trường học đã mang lại cho tôi nhiều kỉ niệm. Hình ảnh về cô giáo - người đã dạy tôi nắn nót từng chữ. Đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ. Bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát. Hay những kỉ niệm đẹp lúc ra chơi được cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu… Nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại. Chúng tôi vừa hát vừa chạy xung quanh Nam. Bài hát kết thúc, tất cả phải đứng im một chỗ. Nam chạm vào một bạn, rồi đoán đó là Lan. Nhưng đến khi Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.

Bỗng dưng có một tiếng nói to: “Cho tôi chơi với!”. Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng nép một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.

Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp hai, nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 14

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hay những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi chạy theo sau. Những khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách.

Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Những lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bỗng nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng.

Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: “Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em”. Tôi nhất quyết: “Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này”. Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đập loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: “Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó”. Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được dùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: “Anh có đau không?”. Anh gượng cười, nói: “Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm”. Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân…

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: “Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ”. Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 15

Tôi vốn con nhà khá giả, được bố mẹ chiều chuộng lại học giỏi nên có khá đông bạn bè. Sự nổi trội của tôi khiến các bạn rất khâm phục. Vì lẽ đó, đôi lúc kiêu ngạo về bản thân mình, thấy ai không hợp là không thèm chơi, nhất là các bạn học chưa giỏi, ăn mặc lại “quê mùa”.

Hồi ấy cô giáo chủ nhiệm phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ những bạn học yếu. Thật không may tôi phải kèm một cô bạn mà từ xưa tôi chẳng bao giờ nói chuyện. Hằng là một người ít nói, học thì lẹt đẹt, thỉnh thoảng lại nghỉ học không lí do. Tóm lại chẳng có gì nổi bật. Cô giáo xếp chúng tôi ngồi cạnh nhau và yêu cầu tôi phải kèm bạn ấy học. Trong khi tôi không giấu nổi sự thất vọng thì Hằng lại tỏ vẻ vui mừng. Bạn ấy cười với tôi và nói nhỏ: “Ấy giúp tớ với nhé!”. Tôi đành cười gượng đáp gọn lỏn “ừ”. Trong lòng tôi cảm thấy hơi bực vì từ bây giờ không còn được tự do về thời gian nữa, bị ám thế này thì sao sống nổi.

Tuy nhiên, tôi cũng không dám trái lời cô. Tôi phải kèm Hằng học để bạn ấy tiến bộ, đó cũng là cách để tôi chứng tỏ mình với cả lớp. Đôi bạn cùng tiến nào có kết quả học tập cao sẽ được thưởng mà. Chiều nào cũng vậy, tôi bắt Hằng qua nhà tôi học. Lúc đầu, Hằng có vẻ ngại nhưng thấy vẻ cương quyết của tôi, Hằng nhận lời. Thực ra, khi kèm Hằng, tôi nhận thấy bạn ấy học không đến nỗi nào, nhưng hình như trước đây bạn ấy không có thói quen ôn bài, làm bài thì phải. Vở bài tập cũng chẳng có, hèn nào chẳng bị điểm kém.

Hằng rất phục tôi, tôi nói gì bạn ấy cũng nghe, cứ như tôi là cô giáo vậy. Thỉnh thoảng, được tôi khen, bạn ấy cười sung sướng, tôi thấy Hằng không quá xấu xí như tôi vẫn nghĩ. Bạn ấy đen nhưng có duyên ra phết. Tuy vậy, tôi vẫn giữ thái độ bình thường, không nghĩ rằng mình sẽ coi Hằng là bạn thân. Cho đến một lần…

Hôm ấy, tôi đạp xe đi chơi loanh quanh. Mải nhìn ngắm và nghĩ linh tinh, tôi đi lạc vào một khu phố rất vắng người. Trưa nắng mà tôi không biết lối về, cứ đạp xe loanh quanh mãi. Chợt có một đám con trai choai choai trông rất hầm hố đi xe máy qua. Chúng trêu ghẹo tôi, sờ cả vào má tôi khiến tôi loạng choạng tay lái rồi ngã xuống đường. Thấy vậy, chúng cười hô hố rồi bỏ chạy. Vừa đau, vừa tức, tôi khóc nức nở. Cho đến khi có một bóng người lại gần kêu lên:

- Ôi! Ngân Hà! Sao cậu lại ở đây?

Tôi ngẩng mặt lên thì nhận ra Hằng. Bạn ấy mặc đồ ở nhà, tay cầm mớ rau nhìn tôi lo lắng. Tôi kể sơ qua tình hình và cố gắng ngồi dậy. Nhưng hình như chân tôi bị chảy máu, lại bị bong gân hay sao mà không thể đứng nổi, đau quá. Hằng vội vàng dựng xe lên dìu tôi vào gác-ba-ga rồi đèo tôi về nhà bạn ấy. Bạn ấy bảo nhà ở gần đây, bạn ấy vừa mua rau về nấu cơm thì nhìn thấy tôi. Vào đến nhà Hằng, dù đang đau nhưng tôi vẫn nhận ra đó là một ngôi nhà cấp bốn bé tí tẹo, đồ đạc tuềnh toàng. Sau đó, tôi được biết nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hằng đi làm công ty vệ sinh môi trường rất vất vả, Hằng thường đi làm cùng với mẹ vì mẹ bị bệnh, người không khỏe. Vậy mà tôi chẳng biết gì về hoàn cảnh của bạn, tôi vô tâm quá. Cả lớp tôi cũng thế, chỉ biết chê trách người khác mà không chịu tìm hiểu về họ. Hằng làm sao làm bài tập khi phải làm các việc gia đình, cơm nước, giặt giũ, lại còn giúp mẹ đi quét rác nữa…

Đưa tôi về nhà, Hằng mời tôi uống nước, lấy cồn rửa vết thương cho tôi cẩn thận rồi băng vào. Nhìn Hằng làm thành thạo, tôi thấy phục bạn quá. Tôi mà nhìn thấy máu là chỉ biết kêu thôi, không biết xử lí thế nào. Còn Hằng, bạn ấy biết cách rửa sạch máu rồi băng lại gọn gàng. Xong xuôi, bạn ấy đưa tôi về tận nhà. Từ nhà Hằng sang nhà tôi khá xa, vậy mà hôm nào Hằng cũng đi bộ qua nhà tôi để học bài. Tôi thực sự cảm thấy ân hận và thương bạn quá.

Mấy hôm sau, vì đau chân quá, tôi nghỉ học. Ngày nào, Hằng cũng vào thăm tôi, cùng tôi học bài. Bạn ấy còn chép bài cho tôi nữa. Thành ra bây giờ, người được kèm cặp là tôi chứ không phải là Hằng.

Lúc tôi khỏi chân cũng là lúc chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Ngày ngày, tôi qua nhà đón Hằng đi học, hai đứa thay nhau đèo, vừa đi vừa ôn bài, trò chuyện rôm rả. Tôi kể hoàn cảnh của Hằng cho bố mẹ nghe. Bố tôi đã xin cho mẹ Hằng đi bán hàng ở cửa hàng gạo, đỡ vất vả mà thu nhập cũng khá hơn.

Hai mẹ con Hằng vui lắm, cứ cảm ơn mãi. Còn tôi, tôi cũng rất vui vì tìm được người bạn giàu nghị lực, ít nói nhưng sâu sắc, tốt bụng.

Từ đó đến nay, tôi và Hằng luôn là đôi bạn thân thiết. Sức học của Hằng cũng khá lên nhiều, bạn ấy đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến”. Có chuyện gì vui buồn, tôi và Hằng đều tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau. Có một người bạn như Hằng, tôi thấy như trưởng thành hơn.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 16

Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẳn ai cũng có những ấn tượng đặc biệt về một sự kiện nào đó đã diễn ra trong cuộc sống. Những sự kiện ấy không chỉ để lại những kỉ niệm khó quên mà nó còn gắn liền với những cảm xúc, tâm trạng. Bởi vậy mà mỗi khi ta nhớ về những sự việc đã xảy ra đó thì chúng ta cũng là một lần ta sống lại trong những kí ức xưa. Sự kiện quan trọng hay đáng nhớ của mỗi người có sự khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh, ấn tượng cũng như cảm nhận của mỗi cá nhân. Đối với em, những kỉ niệm đáng nhớ không có gì to lớn mà đó chỉ là những mẩu chuyện mà em cảm thấy thú vị đã xảy ra trong cuộc sống của mình.

Sự việc đã xảy ra khiến cho em nhớ mãi, đó chính là lần đầu tiên em có ý thức học bài thực sự, cảm hứng ấy đến vô cùng tự nhiên, và nó cũng mang lại cho em kết quả tốt khiến cho em nhớ mãi không quên. Cảm hứng học của em có lẽ đến khá ngẫu nhiên và bất ngờ, nó xảy ra vào thời điểm mà em cũng không thể lường trước được. Sự bất ngờ trong hoàn cảnh khiến cho em có nguồn cảm hứng thực sự, và khi ta có đam mê, có thể dùng đam mê ấy để tự làm một điều gì đó thì thật tuyệt vời.

Em còn nhớ rất rõ, đó là vào năm học cấp hai của em, mặc dù rất ghét môn ngữ văn nhưng trên đường đi học, nhìn ngắm cảnh đất trời sau cơn mưa thì bỗng dưng em lại nhớ về những hình ảnh thấp thoáng đâu đó trong bài thơ mình đã từng học, những từ ngữ trong đầu em lúc ấy đã kết hợp lại với nhau nhanh và chính xác đến mức em cũng không thể ngờ được. Bài thơ em mới đọc một lần trên lớp, về nhà không đọc lại và cũng không hề có bất cứ một ấn tượng nào bỗng nhiên được em đọc thuộc lòng, cảm giác của em lúc ấy ngỡ ngàng có, vui sướng hân hoan cũng có, mang lại cho em cảm giác em vừa thực hiện được một cái gì đó lớn lao lắm.

Em rất thích học toán và những môn khoa học tự nhiên, nhưng em lại học kém môn ngữ văn bởi em không tìm được niềm đam mê ở môn học này. Môn ngữ văn trong ấn tượng của em lúc bấy giờ là một môn học nhiều lí thuyết, thiếu tính ứng dụng và không thể thực tế với đời sống như môn học tự nhiên. Do đó em không thích học ngữ văn, những tiết học bài trên lớp em có cảm giác như thời gian bị kéo dài ra gấp đôi, cô giáo dù giảng rất nhiệt tình, hăng say nhưng em vẫn không thể cảm nhận được cái hay của bài.

Việc học tập môn ngữ văn của em trên lớp chỉ mang hình thức đối phó, miễn là qua môn. Trước những bài kiểm tra miệng, em thường học thuộc như một cái máy, đọc xong nhưng không có ấn tượng gì, và dù đọc thuộc lúc kiểm tra nhưng chỉ vài ngày sau những từ ngữ trong câu thơ cũng rơi rụng dần. Những bài thơ mà em thuộc thực sự rất ít ỏi. Nhưng cho đến một ngày, mọi ấn tượng về môn ngữ văn của em đều thay đổi, đó đều là do sự tác động bởi khung cảnh mà em bắt gặp khi đến trường.

Đó là một buổi chiều ngày thứ sáu, sở dĩ em nhớ được ngày bởi hôm ấy có hai tiết văn của cô giáo chủ nhiệm. Em vốn không thích học văn nên buổi hôm nào có tiết văn đều làm cho em chán nản, áp lực. Hơn nữa, buổi trưa hôm ấy trời mưa như trút nước, bầu trời giăng mây đen bao phủ cả bầu trời, những cơn gió rít lên từng hồi làm những hàng cây nghiêng ngả. Em đang thầm vui mừng vì nếu mưa to như vậy thì buổi chiều em có lí do để nghỉ học, và điều quan trọng nhất là em sẽ không phải học hai tiết văn. Tuy nhiên, chỉ tầm một giờ sau thì cơn mưa tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại, em nén nỗi thất vọng trong một tiếng thở dài đầy chán nản.

Trên đường đi học, em lo lắng bởi hôm nay em chưa học bài về nhà, nếu như bị kiểm tra chắc chắn em sẽ bị phê bình. Nhưng quang cảnh sau mưa thật đẹp, trời quang gió hiu hiu thổi, mặt đường có nước mưa rội qua trơn bóng lấp lánh dưới ánh sáng của bầu trời, dòng nước trên những con rạch thì lặng lẽ chảy, khung cảnh yên bình xung quanh khiến cho em quên đi nỗi lo bài cũ. Trong đầu em lúc ấy chợt hiện lên những câu thơ rời rạc, đất trời, núi rừng, và sau đó em tự nhiên có thể đọc thuộc được một đoạn thơ mà em chưa bao giờ nghĩ là mình có thể làm được;

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Thật sự là rất ngẫu nhiên và tình cờ, trước khung cảnh tươi đẹp của vạn vật sau mưa đã khiến cho em nhớ lại và đọc thuộc được những câu thơ mà em từng cho rằng chúng rất hóc búa. Và kết quả là buổi kiểm tra hôm ấy em có thể đọc trọn vẹn khổ thơ này, cô giáo đã tuyên dương em trước cả lớp và cho em điểm chín khiến cho em rất vui mừng. Em chợt nhận ra môn văn cũng rất thú vị, không hề nhàm chán như em từng nghĩ.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 17

Tuần trước, trường em phát động phong trào học tập và làm theo “Năm điều Bác Hồ” dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất.

Vào trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc lâu sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết mình đã đánh rơi. Mà nếu biết, chắc giờ này đang loay hoay tìm kiếm trên những đoạn đường đã qua. Người ấy là ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi đựng những gì? Thế nào lại chẳng có tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc? Bao câu hỏi cứ dồn dập hiện lên trong suy nghĩ của em. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Những người chạy xe máy hay xe đạp trên đường không một ai chú ý tới em đang lơ ngơ với chiếc cặp trên vai và chiếc túi lạ trên tay.

Em nghĩ ngợi, phân vân mãi là trả hay không trả. Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Bỗng dưng, tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động như văng vẳng đâu đây: "Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi... ".

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy em, ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

- Có chuyện chi đó cháu?

- Dạ thưa chứ... cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người bị mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

- Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu mình xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai triệu tiền mặt . Chú ghi rõ từng thứ và biên bản rồi yêu cầu em ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới. Có tên tuổi, địa chỉ của người đánh mất, các chú công an sẽ thuận lợi trong việc trả lại chiếc túi.

Sáng thứ hai tuần sau đó, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cảm ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vở hoặc đồ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui vui.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 18

Trong cuộc đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã cho bản thân tôi một bài học sâu sắc.

Vào cuối buổi học, cô giáo phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử mất thôi.

Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi nhẹ nhàng cho ví vào túi quần.

Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi, nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi. Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó.

Hôm sau, tôi lên xe buýt về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Lại một ngày mới đến trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình.

Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm mà mình mắc phải.

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 19

Khi đất nước bị ngoại bang xâm lăng, dân tộc Việt Nam đã có biết bao tấm gương anh hùng nhỏ tuổi đã không tiếc thân mình để bảo vệ nền độc lập nước nhà.

Bây giờ, đất nước đã hòa bình, trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương không ngừng phấn đấu, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuộc sống cũng có nhiều tấm gương nhỏ tuổi để chúng ta học tập. Đoàn Trường Sinh, một cậu bé ở xã Vĩnh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là một trong số đó.

Tôi biết cậu qua một tuần báo Đại Đoàn Kết. Qua tấm ảnh, tôi thấy Sinh là một cậu bé bình thường, Sinh ít tuổi hơn tôi. Cậu có cái đầu húi cua, nước da đen sạm và khuôn mặt tinh nghịch. Với cái dáng vẻ “loắt choắt” ấy mà cậu lại làm được một việc khó khăn nhưng cảm động: cõng bạn Hanh gần nhà bị liệt cả hai chân đi học suốt mười năm!

Con đường từ nhà Sinh đến trường dài hơn 4 cây số. Đường đất đá, phải vượt đèo, băng qua suối, … Chưa kể trên đường còn có những ụ đất, ổ trâu, ổ gà dọc đường đi. Vậy mà suốt 10 năm, Sinh hằng ngày cõng bạn Hanh đi học. Mỗi ngày một lượt đi, một lượt về, vượt đèo băng suối, đường khúc khuỷu đến mức không ít lần Sinh ngã giữa đường. Vậy mà cậu vẫn kiên trì cõng Hanh đi học đều đặn. Đôi chân nhỏ bé đầy thương tích và tấm lòng của Sinh đã giúp Hanh vượt lên số phận. Bạn bớt mặc cảm về số phận của mình, chăm chỉ học hành. Nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.

Sinh là một cậu bé tốt bụng. Cậu không quản ngại khó khăn, không đòi hỏi công lao để giúp đỡ bạn mình. Cậu giúp bạn mình vượt lên số phận bằng tấm lòng nhân hậu của mình. Cậu đã làm một việc rất ý nghĩa.

Và giờ, chúng ta đây, những cô cậu học sinh thành phố, có đủ điều kiện đi học dễ dàng thử nhìn lại mình xem. Có ai có tấm lòng nhân hậu ấy chưa? Không phải có lòng nhân hậu là phải cõng bạn đi học, có thể chỉ đơn giản là dắt một cụ già qua đường hay bố thí cho một bà lão ăn xin, … Một cậu bé miền núi tàn tật biết bỏ quá khứ lại phái sau để tiến về tương lai. Đó cũng là một tấm gương. Nếu những người như thế còn cố gắng thì chúng ta – Những học sinh ở thành phố - phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải lấy họ ra để học tập.

Đoàn Trường Sinh, một cậu bé có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác và người bạn Hanh tàn tật nhưng không mặc cảm, tủi thân mà quyết tâm tiến tới tương lai. Đó là hai tấm gương sáng nhỏ tuổi ngay trong cuộc sống đáng để các bạn noi theo.”.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác