Soạn bài Dòng Sông Đen - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Dòng Sông Đen trang 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài: Dòng “Sông Đen” - Cô Bích Phương (Giáo viên VietJack)
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó.
Trả lời:
Em hình dung những cảnh vật ở không gian đó: Có muôn vàn loài vật dưới đại dương và cỏ cây mới lạ!
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Dựa vào hành trình mà giáo sư A- rô- nắc đã kể, em hãy giải thích tại sao tác giả lại đặt tên chương này là Dòng “Sông Đen”?
Trả lời:
Vì ở đây có một con quái vật biển có khả năng đâm thủng vỏ tàu bằng thép, có kích thước khổng lồ và tốc độ di chuyển nhanh đã gây nỗi hoang mang vì mất an toàn hàng hải.
2. Theo dõi: Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A- rô- nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến như thế nào về thuyền trưởng Nê- mô và việc ở lại con tàu Nau- ti- lúx?
Trả lời:
Họ thấy thuyền trưởng là một người bí ẩn và khó hiểu, việc ở lại con tàu là điều họ không hề muốn, họ muốn chạy trốn.
3. Theo dõi: Xác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau- ti- lúx.
Trả lời:
Bóng tối trong phòng càng tăng thêm ánh sáng rực rỡ bên ngoài. Nhìn qua ô cửa, ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ.
4. Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào để về cảnh được miêu tả trong đoạn này?
Trả lời:
Đó là một cảnh rất đẹp với sự xuất hiện của muôn loài sinh vật dưới độ sâu 50m nước biển.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản kể về những ngày đầu của hành trình hai vạn dưới đáy biển trên con tàu Nau-ti-lúx
Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Văn bản viết về đề tài gì ?
Trả lời:
Văn bản viết về đề tài khoa học viễn tưởng: cuộc sống hay trải nghiệm dưới đại dương trên một con tàu hiện đại.
Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản.
Trả lời:
Tình huống: Các nhân vật bị đâm thủng tàu và được con tàu Nau- ti- lux cứu, ở đây họ gặp thuyền trưởng nemo và có những trải nghiệm mới.
Nhân vật: Thuyền trưởng Ne- mo, Nét và Công – xây, giáo sư A- rô- nắc
Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A- rô- nắc trong văn bản.
Trả lời:
Gặp thuyền trưởng Ne- mo - Ở trên con tàu Nau- ti- lux – Trải nghiệm cuộc sống và quanh cảnh dưới sâu thẳm đại dương.
Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả để cho giáo sư A- rô- nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả không? Vì sao?
Trả lời:
Tác giả để cho giáo sư A- rô- nắc và Nét Len tranh luận về con tàu, về những điều bí ẩn đang xảy ra với họ. Cách giải quyết là giáo sư thì muốn quan sát xung quanh và ở lại con tàu còn Nét Len muốn bỏ trốn vì coi đây như trốn ngục tù. Em có đồng ý với cách giải quyết của họ vì nó tăng tính hấp dẫn và kịch tính cho câu chuyện.
Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm trong văn bản một số chi tiết phù hợp, điền vào bảng sau:
Nhân vật Nê- mô |
Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê- mô |
|
Thái độ của A- rô- nắc về Nê- mô |
|
Thái độ của Nét len về Nê- mô |
|
Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Nê- mô?
Trả lời:
Nhân vật Nê- mô |
Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê- mô |
Tiếp đón chu đáo, không bắt tay ai. |
Thái độ của A- rô- nắc về Nê- mô |
Tò mò, coi đây là con người bí ẩn. |
Thái độ của Nét len về Nê- mô |
Hỏi han về Nê- mô, về lai lịch, ý đồ của ông ta. |
- Đây là một nhân vật có khả năng sáng tạo và bí ẩn, khó hiểu.
Câu 6 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tóm tắt nội dung văn bản:
Trả lời:
Văn bản là những ngày đầu của A- rô- nắc, Công- xây và Nét len trên con tàu Nau-ti-lux. Họ gặp thuyền trưởng Ne-mô được tiếp đón chu đáo nhưng cũng nhiều thắc mắc về con người bí ẩn này. Họ được chứng kiến những cảnh tượng vô cùng kì vĩ dưới đáy đại dương qua góc nhìn quan sát từ con tàu. Đây là trải nghiệm thú vị và đầy hoài nghi với họ.
Câu 7 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tàu Nau- ti- úx được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng, trong khi vào thời điểm tác phẩm ra đời, điện năng chưa phải là năng lượng chủ yếu trong công nghiệp. Tàu Nau-ti-lúx có thể lặn xuống bất cứ độ sâu nào mà không bị vỡ kính.
Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lúx giúp em hiểu thêm điều gì về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng?
Trả lời:
Truyện mang đậm màu sắc giả định và có thể sáng tạo vượt ngoài phạm vi thực tế hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết và tri thức của tác giả.
Bài giảng: Dòng “Sông Đen” - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST