Bố cục Dòng Sông Đen chính xác nhất - Chân trời sáng tạo
Với bố cục bài Dòng Sông Đen Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chính xác nhất giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Dòng Sông Đen từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “đại dương lạnh ngắt”: Suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc về con tàu và thuyền trưởng Nê-mô
- Phần 2: Còn lại: Cuộc tranh luận của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len trên con thuyền Nau-ti-lux
Tóm tắt Dòng “Sông Đen”
Tóm tắt tác phẩm Dòng Sông Đen - Mẫu 1
Văn bản Dòng sông đen đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len. Tàu Nau-ti-lux chạy theo hải lưu Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen” – dòng hải lưu nóng, khác hẳn các đại dương lạnh ngắt. Anh Công-xây và Nét len đã sững sờ trước cảnh huyền diệu của căn phòng trên tàu Nau-ti-lux mà Công-xây cứ ngỡ như là đang ở Viện bảo tàng Quebec. Ba người tranh luận và say mê cảnh đẹp dưới biển sâu khi nhìn qua con tàu Nau-ti-lux…
Tóm tắt tác phẩm Dòng Sông Đen - Mẫu 2
Giáo sư A-rô-nắc nghĩ về thuyền trưởng Nê-mô mà không biết vì lí do gì ông ấy đã từ bỏ Tổ quốc. Thuyền trưởng Nê-mô tuy lạnh lùng nhưng tiếp đón A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len rất chu đáo. Giáo sư A-rô-nắc lần ngón tay trên bản đồ, tìm giao điểm độ kinh, độ vĩ mà Nê-mô đã chỉ. Giáo sư thấy các đại dương, lục địa đều có dòng sông của riêng mình: hải lưu đáng kể nhất Gơn-xtơ-rim và năm hải lưu lớn nhất. Tàu Nau-ti-lux chạy theo hải lưu Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen” – dòng hải lưu nóng, khác hẳn các đại dương lạnh ngắt. Anh Công-xây và Nét len đã sững sờ trước cảnh huyền diệu của căn phòng trên tàu Nau-ti-lux mà Công-xây cứ ngỡ như là đang ở Viện bảo tàng Quebec. Sau đó, ba người tranh luận và say mê cảnh đẹp dưới biển sâu khi nhìn qua con tàu Nau-ti-lux…
Nội dung chính Dòng “Sông Đen”
Văn bản Dòng sông đen đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len.
Tác giả - tác phẩm: Dòng “Sông Đen”
I. Tác giả văn bản Dòng Sông Đen
- Jules Verne (1828-1905)
- Quê quán: Pháp
- Ông người đi tiên phong trong thể loại văn học: Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “Cha đẻ” của thể loại này
- Theo tổ chức Index Translationnum, ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.
- Tác phẩm chính:
+ Với những tác phẩm nổi tiếng như Hành trình vào tâm Trái đất (1864), Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873), Jules Verne đã đề cập đến những cuộc phiêu lưu bằng máy bay, tàu ngầm hay những chuyến du hành vào vũ trụ trước khi những phương tiện này được con người phát minh trong thực tế.
II. Tìm hiểu tác phẩm Dòng Sông Đen
1. Thể loại:
Dòng “Sông Đen” thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản Dòng sông đen được trích từ chương 14, truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ, xuất bản năm 1870
3. Phương thức biểu đạt:
Dòng “Sông Đen” có phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả, biểu cảm
4. Người kể chuyện:
Dòng “Sông Đen” được kể theo ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt văn bản Dòng “Sông Đen”:
Giáo sư A-rô-nắc nghĩ về thuyền trưởng Nê-mô mà không biết vì lí do gì ông ấy đã từ bỏ Tổ quốc. Thuyền trưởng Nê-mô tuy lạnh lùng nhưng tiếp đón A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len rất chu đáo. Giáo sư A-rô-nắc lần ngón tay trên bản đồ, tìm giao điểm độ kinh, độ vĩ mà Nê-mô đã chỉ. Giáo sư thấy các đại dương, lục địa đều có dòng sông của riêng mình: hải lưu đáng kể nhất Gơn-xtơ-rim và năm hải lưu lớn nhất. Tàu Nau-ti-lux chạy theo hải lưu Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen” – dòng hải lưu nóng, khác hẳn các đại dương lạnh ngắt. Anh Công-xây và Nét len đã sững sờ trước cảnh huyền diệu của căn phòng trên tàu Nau-ti-lux mà Công-xây cứ ngỡ như là đang ở Viện bảo tàng Quebec. Sau đó, ba người tranh luận và say mê cảnh đẹp dưới biển sâu khi nhìn qua con tàu Nau-ti-lux…
6. Bố cục bài Dòng “Sông Đen”:
Dòng “Sông Đen” có bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “đại dương lạnh ngắt”: Suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc về con tàu và thuyền trưởng Nê-mô
- Phần 2: Còn lại: Cuộc tranh luận của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len trên con thuyền Nau-ti-lux
7. Giá trị nội dung:
- Văn bản Dòng sông đen đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Tình huống truyện đặc biệt, từ đó thể hiện tầm nhìn, tính cách của A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len
- Không gian, thời gian: mang tính giả định
- Cốt truyện dựa trên thành tựu khoa học nhưng có thêm yếu tố giả tưởng, hư cấu
Để học tốt bài học Dòng Sông Đen lớp 7 hay khác:
Xem thêm bố cục các văn bản Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chính xác nhất hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST