Top 30 Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Tổng hợp trên 30 đoạn văn Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 1

Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Một vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng. Những cảm xúc này được thể hiện rất rõ qua từng ngôn từ trong văn bản trên. Đọc văn bản, em càng cảm thấy tự hào, trân trọng nhiều hơn những sản vật trên quê hương đất nước tươi đẹp của mình.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" (5mẫu)

Dàn ý Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

- Mở đoạn: Giới thiệu về văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát"

- Thân đoạn: Cảm nhận của em khi đọc văn bản

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh.

+ Thứ hạt dẻ thơm ngon mang đậm hình bóng quê hương cùng rừng dẻ với những sắc thái khác nhau.

+ Kiến thức về món ăn nổi tiếng này mà còn trân trọng tình cảm của tác giả với những tạo vật thiên nhiên ban tặng.

- Kết đoạn: Cảm nhận, kết luận chung của em về văn bản.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 2

Văn bản giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của đặc sản, thiên nhiên của Trùng Khánh – Cao Bằng. Đó là thứ hạt dẻ thơm ngon mang đậm hình bóng quê hương cùng rừng dẻ với những sắc thái khác nhau. Tất cả làm nổi bật lên tình yêu sản vật quê hương, xa hơn là tình yêu những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc của tác giả - trân trọng, nâng niu và tự hào.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 3

Văn bản mang nhiều cảm xúc của tác giả về một món ăn đặc sản của Trùng Khánh, một món ăn đặc trưng mang theo những kỉ niệm cùng cảm xúc của tác giả. Sau khi đọc xong văn bản, em không những có thêm kiến thức về món ăn nổi tiếng này mà còn trân trọng tình cảm của tác giả với những tạo vật thiên nhiên ban tặng.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 4

Sau khi đọc văn bản trên em thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Có lẽ đây là một vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống, mang hơi hướng lãng mạn và thơ mộng. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó cũng được thể hiện qua văn bản trên. Đó chính là niềm tự hào, vui sướng, hạnh phúc khi đặc sản quê mình được coi là thứ đặc sản có một không hai

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 5

Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương em thấy được niềm tự hào của mỗi con người khi giới thiệu về đặc sản của quê hương mình. Qua đó, ta cũng thấy được nét văn hóa độc đáo, phong phú về ẩm thực.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 6

Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” giúp người đọc hiểu hơn về hạt dẻ - một đặc sản của mảnh đất Trùng Khánh. Với Y Phương, hạt dẻ là thức quà mà thiên nhiên ban tặng cho Trùng Khánh, không một nơi nào có thể trồng ra thứ hạt dẻ có hương vị như vậy. Nhà văn đã miêu tả một cách chi tiết hình dáng, màu sắc và hương vị của loại hạt dẻ này, từ đó chỉ ra điểm khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ nhái. Không chỉ vậy, Y Phương còn đề cập đến cách thưởng thức hạt dẻ sao cho tinh tế, cũng như khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên Trùng Khánh bằng một niềm tự hào, sung sướng. Qua đó, chúng ta cảm nhận được tình yêu và lòng tự hào dành cho quê hương.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 7

Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” đã giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Ngay từ đầu, Y Phương đã khẳng định hạt dẻ là thức quà mà thiên nhiên ban tặng riêng cho mảnh đất Trùng Khánh. Tác giả miêu tả thật tinh tế hình dáng, màu sắc, hương vị cũng như cách thưởng thức hạt dẻ. Không chỉ vậy, chúng ta còn biết thêm được cách nhận biết giữa hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ nhái. Trong những đoạn cuối, Y Phương còn miêu tả khung cảnh Trùng Khánh vào mùa thu hiện lên đầy thơ mộng khiến cho người đọc cảm thật bồi hồi. Chắc hẳn mỗi nơi đều có một sản vật riêng để “những người con ở đó” cảm thấy tự hào, trân trọng và cảm xúc đó đã được thể hiện ở văn bản trên.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 8

Nhà thơ Y Phương là một nhà thơ có bản sắc, một giọng điệu đáng chú ý trong nền thơ Việt Nam nói chung và trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng, thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, phong cách mới. Ông luôn tự hào là một người con của dân tộc Tày và ý thức sâu sắc về những giá trị văn hóa Tày. Đặc biệt qua tác phẩm “ Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” ta càng thấy rõ niềm tự hào, tình yêu quê hương mãnh liệt của Y Phương.

Đối với Y Phương thì hạt dẻ Trùng Khánh, thứ hạt dẻ quê nhà là thức quà mà thiên nhiên ban tặng cho Trùng Khánh có một không hai, không nơi đâu có thể so bì với hạt dẻ Trùng Khánh và không nơi đâu có thể trồng ra thứ hạt có hương vị như vậy. Hạt dẻ Trùng Khánh thật chỉ thấy bày bán ở huyện Co Xàu. Thương hiệu hạt dẻ Trùng Khánh có tiếng khắp cả nước, thậm chí sang cả Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc.

Cũng bời vì hạt dẻ Trùng Khánh là thứ đặc sản thơm ngon, quý giá mà ngày nay đã có rất nhiều hạt dẻ Trùng Khánh nhái xuất hiện, điều này làm cho tác giả phải lên tiếng để chỉ ra sự khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh thật và hạt dẻ Trùng Khánh giả. Hạt dẻ Trùng Khánh nhái là thứ quà có thể mạng đi quanh năm, chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không sợ hỏng còn hạt dẻ Trùng Khánh thật là thức quà của thiên nhiên ban tặng chỉ có ào duy nhất mùa thu trong năm, hạt dẻ Trùng Khánh khi lấy về phải chế biến ngay nếu không để thì hạt sẽ hỏng ngay.

Cốm trộn hạt dẻ cũng là một thức quà đặc sản sang trọng. Hạt dẻ luộc chín mang vào cối giã mịn trộn với cốm vừa làm xong còn ốm nóng, mang hai thứ ấy trộn lại để cốm ngấm vị hạt dẻ ta sẽ thu được một thứ ánh dẻo mềm như kẹo gôm, ăn đến no mà không sợ bị đầy bụng.

Hạt dẻ Trùng Khánh là một đặc sản mà chỉ mùa thu tại Trùng Khánh mới có thì rừng dẻ còn là một bức tranh vô cùng đẹp, ngoài cho hạt dẻ ra nơi đây còn là một điểm tham quan du lịch vô cùng tuyệt vời. Đến mùa thu hạt dẻ rơi như mưa màu nâu, đó là bản nhạc mùa thu tại quê hương tác giả báo hiệu mùa dẻ đã tới. Hạt dẻ vào mùa không chỉ là thức đặc sản với con người mà đối với cả các loại động vật như gà rừng, chồn hương,.. cũng không thể bỏ qua hương vị ngọt bùi của nó. Rừng dẻ còn như một điểm tham quan thú vị khi vào mùa thu. Thật tuyệt vời khi trong khung cảnh rừng dẻ thật lãng mạn mọi người đi với nhau dưới bầu trời xanh.

Với Y Phương nói riêng hay là đối với tất cả con người vùng cao nói chung đều có một sự giao hảo với thiên nhiên. Nhờ vào môi trường sinh thái của rừng cây dẻ mà người tại Trùng Khánh thường sống lâu. Tại nơi vùng núi cao, không khí trong lành sống một đời người hồn nhiên như cây cảnh.

Tác phẩm “Mùa thu Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” là tình cảm say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hòa với thiên nhiên không chỉ của tác giả mà còn của cả tất cả những con người vùng cao nói chung.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 9

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của Y Phương đã mang người đọc cùng khám phá và thưởng thức một sản vật đặc trưng của xứ Trùng Khánh là hạt dẻ.  Ông đã miêu tả tinh tế từ lúc hạt dẻ rơi rụng, đến vẻ ngoài, hương vị, cách chế biến rồi thưởng thức chúng.  Ông còn cẩn thận chỉ cách tránh nhầm lẫn món hạt dẻ Trùng Khánh với hạt dẻ của các nơi khác.  Thật sự phải vô cùng tỉ mẩn và có tình yêu sâu sắc với món ăn này, thì Y Phương mới có thể phân biệt tỏ tường đến thế.  Đó cũng chính là chi tiết thể hiện rõ tình yêu và sự trân trọng của nhà văn dành cho các món sản vật đặc trưng của mỗi vùng miền.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 10

Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em được hiểu thêm rất nhiều về món hạt dẻ cũng như vùng đất Trùng Khánh.  Tác giả Y Phương đã khắc họa lại vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, xanh tốt và tràn ngập sức sống của vùng Trùng Khánh. Đồng thời khéo léo miêu tả lại hình dáng, màu sắc, hương vị, cách chế biến của món hạt dẻ Trùng Khánh.  Ông còn ý nhị chỉ ra cách để không bị nhầm lẫn giữa món ngon này với hạt dẻ các nơi khác. Tuy văn bản đưa ra rất nhiều thông tin, nhưng khi đọc không hề cảm thấy khó chịu hay lý thuyết sáo rỗng.  Bởi tác giả đã sử dụng giọng văn của một người thưởng thức món ngon, với tâm thế thích thú, yêu quý và trân trọng vô cùng dành cho món hạt dẻ Trùng Khánh.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 11

Trong nền văn học Việt Nam, Y Phương là một tác giả có tài, cũng là một tác giả có phong cách riêng rất đặc biệt. Giọng thơ của ông vừa có những nét đậm đà bản sắc dân tộc, vừa du nhập những nét đẹp và tiến bộ của văn hoá nước ngoài. Tiêu biểu trong số đó chính là tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát.

Hạt dẻ Trùng Khánh không phải xuất xứ tại Trùng Khánh, Trung Quốc mà nó là một loại hạt đặc trưng và chỉ được bán tại huyện Co Xàu. Đối với tác giả, không nơi đâu có được vị ngon của quê nhà, không nơi đâu nếm ra được hương vị thơm ngon của loại hạt này. Đây là thứ mà nhà thơ luôn tự hào và nhớ đến, là thứ gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ nhà. Hạt dẻ Trùng Khánh cũng rất nổi tiếng trong nước, thậm chí còn được yêu thích tại những tỉnh giáp Việt Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây.

Trong tác phẩm, Y Phương miêu tả rõ cho người đọc những đặc điểm riêng của loại hạt này và những hiểu biết của ông về nó. Hạt dẻ có hình tròn đều nhau, có khi sẽ có một vài hạt méo, vỏ ngoài của nó căng bóng màu nâu sẫm. Khi hạt còn tươi, thịt của nó “rắn chắc” và “giòn tan”. Chính vì những sự đặc biệt đó, hạt dẻ Trùng Khánh thường bị làm nhái rất nhiều trên thị trường và khiến nhiều người có cái nhìn không tốt. Để phân biệt, tác giả cũng nói rõ hạt dẻ Trùng Khánh chính tông chỉ bán vào mùa thu, nhiều lông măng, vỏ cứng và dày.

Một đặc điểm nữa được tác giả nói tới chính là khu rừng hạt dẻ tại Trùng Khánh. Đây là một địa điểm tham quan của địa phương, được các quan chức xem xét để biến thành một địa điểm tham quan nổi tiếng. Khi nhắc về khu rừng này, tác giả thể hiện rõ sự thích thú của mình, cảm thấy tuyệt vời khi đi lang thang tại đây. Từ đó, chúng ta càng thấy được lòng yêu quê hương được thể hiện từ tình yêu dành cho hạt dẻ hay khu rừng hạt dẻ được nhắc tới.

Sau khi đọc tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, thứ khiến em ấn tượng nhất có lẽ chính là hình ảnh những túi hạt dẻ no tròn và khu rừng bát ngát, xinh đẹp. Đây là sự tự hào về quê hương mà Y Phương đã khéo léo thể hiện cho người đọc thấy được. 

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 12

Tình yêu quê hương là một đề tài khá thú vị và giàu tình cảm, được rất nhiều nhà thơ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thể hiện. Tác giả Y Phương cùng dùng ngòi bút tài hoa của mình, khắc họa cho người đọc xem một loại đặc sản quê hương, cũng từ đây thể hiện tình yêu với dân tộc tha thiết. Đó là loại hạt dẻ Trùng Khánh, một đặc sản của Trùng Khánh quê ông. Tình yêu này được khắc họa rõ ràng trong tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, từ yêu quê hương đến thương con người.

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát là một tản văn mang đậm màu sắc dân tộc. Mùa thu là mùa hạt dẻ Trùng Khánh chín, được hái hoặc nhặt để rang lên. Về trong nhan đề là hoạt động trở về quê của tác giả, chứng tỏ khi này ông không có ở quê hương, cũng có thể đang ở một nơi rất xa quê nhà. Tác giả sử dụng phép nhân hóa, biến hạt dẻ trở nên đặc biệt và thành một thức quà tuyệt vời của những người vùng cao. 

Từ những hình ảnh tả về đặc điểm của hạt dẻ, ta dễ dàng nhận ra được dù ở xa, ông vẫn lưu giữ tình yêu cho quê nhà Trùng Khánh. Nhưng điều hôm nay, tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu đó chính là tình yêu mãnh liệt của Y Phương dành cho những người cùng quê. Tác giả không trực tiếp thổ lộ tình cảm của mình, ông dùng hình ảnh hạt dẻ và công việc trồng hạt dẻ để thể hiện. Người Trùng Khánh có tuổi thọ dài, một phần nhờ vào môi trường sinh thái ở những vùng núi cao và rừng hạt dẻ. Họ sống rất “hồn nhiên”, “không tính toán” và cũng chẳng “bon chen” ,… Rất nhiều những tính cách đặc biệt được thể hiện. Nhờ đó, hạt dẻ cũng thơm ngon đến lạ. Đối với nhà thơ Y Phương, hạt dẻ Trùng Khánh không chỉ là một món quà từ thiên nhiên, mà nó còn thể hiện tính cách và con người dân tộc. 

Trong bài tản văn trên, không chỉ đơn giản là một bài thể hiện tình yêu và sự nhớ nhung với thức quà quê nhà, Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát còn là một bản tự tình. Đó là quê hương nơi ông sinh ra, với những con người chân chất, thật thà cùng bàn tay tạo nên những điều kỳ diệu.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 13

Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương em có thể hình dung được, cảnh được tả ở đây chính là nói về sự trù phú của hạt dẻ Trùng Khánh. Đoạn văn cho em thấy cuộc sống của con người như được hòa quyện với thiên nhiên đất trời. Đó là một cuộc sống không toan tính, yên ả cùng thiên nhiên đẹp đến nao lòng, vừa tôn được nét đẹp lao động của con người, vừa khoe khéo léo cảnh đẹp nơi đây.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 14

“Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” của Y Phương đã giúp tôi có thêm những kiến thức về hạt dẻ, một đặc sản của mảnh đất Trùng Khánh (Cao Bằng). Hạt dẻ được coi là một thức quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho Trùng Khánh, không một nơi nào có thể trồng ra thứ hạt dẻ có hương vị như vậy. Y Phương đã miêu tả một cách chi tiết hình dáng, màu sắc và hương vị của loại hạt dẻ này. Sau đó, nhà văn còn chỉ ra điểm khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ nhái. Cách phân tích của Y Phương rất dễ hiểu, thuyết phục. Không chỉ vậy, tác giả còn đề cập đến cách thưởng thức hạt dẻ sao cho tinh tế, cũng như khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên Trùng Khánh bằng một niềm tự hào, sung sướng. Từ đó, tôi thấy được tình yêu của tác giả dành cho món đặc sản của quê hương.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 15

Nhà văn Y Phương đã dẫn dắt người đọc đến với vùng đất Trùng Khánh - quê hương món hạt dẻ thơm ngon qua bài đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ cười. Đọc văn bản, em như được tham gia một chuyến hành trình tìm về cội nguồn quê hương của món hạt dẻ.  Nhà văn Y Phương đã đưa em đến tận rừng hạt dẻ, ngắm vạt cây xanh, nghe tiếng hạt dẻ rơi. Em không chỉ được cảm nhận hương - sắc - vị của món hạt dẻ trứ danh, mà còn được gần gũi và biết thêm nhiều về những con người đang ngày đêm giúp gìn giữ và phát triển món ăn này. Từ Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ cười, em cảm nhận được cái tâm của một nhà văn luôn nặng lòng với các sản vật của từng vùng đất mình đi đến.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 16

Văn bản “Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát” khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Trùng Khánh. Tác giả Y Phương khẳng định hạt dẻ là thức quà mà thiên nhiên ban tặng riêng cho mảnh đất Trùng Khánh. Những câu văn miêu tả đầy tinh tế về hình dáng, màu sắc, hương vị cũng như cách thưởng thức hạt dẻ. Từ đó, người đọc hiểu rõ hơn về món đặc sản này. Tác giả còn biết thêm được cách nhận biết giữa hạt dẻ Trùng Khánh và hạt dẻ nhái. Trong những đoạn cuối, Y Phương đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Trùng Khánh vào mùa thu hiện lên đầy thơ mộng. Tôi như được tận mắt chứng kiến khung cảnh tuyệt đẹp đó, cũng như cảm nhận được tình yêu cùng lòng tự hào của tác giả dành cho quê hương.

Cảm nhận của em khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - mẫu 17

Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được sâu sắc tình yêu dành cho loại đặc sản này của nhà văn Y Phương. Ông dẫn người đọc đến mục sở thị tại quê hương của hạt dẻ Trùng Khánh, để được cảm nhận hơi thở của rừng hạt dẻ, nghe tiếng hạt dẻ rơi. Ông chu đáo, cẩn thận hướng dẫn cách tìm, cách phân biệt hạt dẻ Trùng Khánh với hạt dẻ nơi khác, và không quên gợi cách thưởng thức sao cho ngon nhất có thể. Nhờ nhà văn Y Phương, em không chỉ hiểu thêm nhiều điều về một món đặc sản thơm ngon của vùng Trùng Khánh. Mà còn hiểu thêm về con người và phong cảnh của quê hương món đặc sản ấy.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác