Nội dung chính bài Đẽo cày giữa đường hay nhất - Cánh diều

Với nội dung chính bài Đẽo cày giữa đường Ngữ văn lớp 7 hay nhất bộ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm được nội dung của tác phẩm Đẽo cày giữa đường.

Câu chuyện về một anh thợ mộc mang hết vốn liếng ra mua gỗ để đẽo cày. Tuy nhiên cứ ai bảo làm to anh lại đẽo to, ai bảo đẽo nhỏ anh lại đẽo nhỏ. Kết quả là anh đã đẽo hết số gỗ mà chẳng bán được chiếc nào cả.

Bố cục Đẽo cày giữa đường

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Anh thợ mộc đẽo cày theo sự chỉ đạo góp ý của mọi người mà không có chính kiến của mình.

- Đoạn 2: Còn lại: Kết cục đáng buồn anh chẳng bán được chiếc cày nào.

Tóm tắt Đẽo cày giữa đường

Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người. Nhưng ai bảo làm gì bác cũng làm theo, và những chiếc cày của bác mỗi chiếc một hình thù và chẳng ai mua cày của bác cả.

Tác giả - tác phẩm: Đẽo cày giữa đường

I. Tìm hiểu tác phẩm Đẽo cày giữa đường

1. Thể loại: truyện ngụ ngôn

2. Tóm tắt: Câu chuyện về một anh thợ mộc mang hết vốn liếng ra mua gỗ để đẽo cày. Tuy nhiên cứ ai bảo làm to anh lại đẽo to, ai bảo đẽo nhỏ anh lại đẽo nhỏ. Kết quả là anh đã đẽo hết số gỗ mà chẳng bán được chiếc nào cả.

Đẽo cày giữa đường | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

3. Bố cục:

Chia văn bản thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến “tha hồ mà lãi”: Anh thợ mộc đẽo cày theo sự chỉ đạo góp ý của mọi người mà không có chính kiến của mình.

Đoạn 2: Còn lại: Kết cục đáng buồn anh chẳng bán được chiếc cày nào.

4. Giá trị nội dung:

- Phê phán những con người không có lập trường , không có chính kiến

- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đẽo cày giữa đường

1. Hành động của anh thợ mộc sau mỗi lần được mọi người góp ý

- Câu chuyện kể về anh chàng làm nghề thợ mộc, dốc hết vốn trong nhà làm nghề đẽo cày.

- Người qua kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày

+ Ông cụ vào xem và góp ý “Phải đẽo cho cao, cho to” à Anh ta bèn đẽo to

+ Bác nông dân đi qua vào xem góp ý “Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn” à Anh ta bèn đèo nhỏ, đẽo thấp

+ Ở miền núi, người ta phá hoang, cày toàn bằng voi cả anh mau đẽo to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu cây cũng bán hết, tha hồ mà lãi à Anh ta đem hết số gỗ còn lại ra đẽo cày để cho voi cày

→ Anh chàng này là người không có chính kiến, không kiên định, ai bảo gì cũng làm theo

2. Hậu quả mà anh phải nhận lấy

- Ngày qua tháng lại không ai mua cày voi của anh ta cả, thế là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, vốn liếng đi đời nhà ma.

3. Bài học rút ra

- Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình

- Đứng trước một quyết định của bản thân , chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Để học tốt bài học Đẽo cày giữa đường lớp 7 hay khác:

Xem thêm nội dung chính các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay nhất khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác