Nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội hay nhất - Cánh diều
Với nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội Ngữ văn lớp 7 hay nhất bộ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm được nội dung của tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
- Nội dung chính Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Bố cục Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Tóm tắt Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Tác giả tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Để học tốt Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Những câu tục ngữ nêu trên thuộc hai nhóm với hai nội dung có quen hệ chặt chẽ với nhau. Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng, bão, lụt… chi phối trực tiếp đến việc trồng trọt, chăn nuôi của nhà nông. Phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết của con người.
Bố cục Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Chia làm 2 phần:
+ Câu 1, 2, 3, 4, 5: Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động.
+ Câu 6, 7, 8, 9, 10: Các câu tục ngữ về con người, xã hội.
Tóm tắt Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
- Câu 1,2,3,4: Kinh nghiệm lao động sản xuất
- Câu 5,6,7,8: Phẩm chất đạo đức của con người
Tác giả - tác phẩm: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
I. Tìm hiểu tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
1. Thể loại: Tục ngữ
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
3. Tóm tắt: Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội
4. Giá trị nội dung:
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
1. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
2. Nhất thì, nhì thục
- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.
- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
3. Mống đông vồng tây chẳng mưa dây cũng bão giật
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:
- ‘Mông cao gió táp, mống áp mưa rào’,
- ‘Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa’,
- ‘Mống bên đông, vồng bên tây,
Chẳng mưa dây thì bão giật’
4. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.
5. Đói cho sạch, rách cho thơm
- Nghĩa đen khuyên ta dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, dù quần áo rách cũng phải giữ gìn cho thơm tho.
- Nghĩa bóng, chính là nghĩa được tổng kết, nâng tầm lên từ nghĩa đen, từ những hiện tượng được nhắc đến trực tiếp trong văn bản: Con người dù nghèo khổ, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, gìn giữ phẩm cách của mình.
⇒ Lời tự răn mình cũng như răn người khác phải biết vượt lên hoàn cảnh khó khăn để giữ gìn phẩm chất, nhân cách của mình như loài hoa sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
6. Chết trong hơn sống đục
- Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại.
- Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ.
→ Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người.
- Lối sống cao đẹp này trong quá khứ và hiện tại.
- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giáo dục nhân cách tốt đẹp
7. Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Nghĩa đen: Từ thanh sắt to có thể rèn thành một cây kim nhỏ bé.
- Nghĩa bóng: Đức tính kiên trì trong cuộc sống.
→ Một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta. Phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Khi được hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải ghi nhớ, biết ơn công lao của người đã gây dựng nên nó.
- Là bài học về thái độ sống chung thủy, có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong cuộc sống. Khi làm được điều đó, chúng ta sẽ là những con người có nhân cách, trọng tình nghĩa, xứng đáng nhận sự yêu thương và giúp đỡ của mọi người.
- Áp dụng để khuyên răn mỗi người trong cách đối xử với thầy cô, bố mẹ…
Để học tốt bài học Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội lớp 7 hay khác:
Xem thêm nội dung chính các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay nhất khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều