Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 13, 14 - Cánh diều

Với soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 13, 14 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài: Kiến thức ngữ văn lớp 10 trang 13, 14 Tập 1 - Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên VietJack)

1. Tiểu thuyết và truyện ngắn.

Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ đọc các đoạn trích từ tiểu thuyết.

2. Tính cách nhân vật, bối cảnh

- Tính cách nhân vật trong truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết): thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác, ... 

Ví dụ: Nhân vật Võ Tòng trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi) không chỉ được mô tả, thể hiện qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ của nhân vật này mà còn được hiện lên qua lời của người kể chuyện xưng “tôi” và lời của các nhân vật khác trong truyện.

- Bối cảnh trong truyện: thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng); ... 

Ví dụ: Bối cảnh lịch sử của câu chuyện Buổi học cuối cùng là thời kì sau chiến tranh, hai vùng An-dát (Alsace) và Lo-ren (Lorraine) của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Bối cảnh riêng của câu chuyện là quang cảnh và diễn biến của buổi học tiếng Pháp cuối cùng.

3. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể

Một câu chuyện có thể thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn. 

Ví dụ: Phần mở đầu đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng được kể theo lời cậu bé An (ngôi thứ nhất, xưng “tôi”), kể lại những gì cậu bé đã chứng kiến khi gặp chú Võ Tòng ở căn lều giữa rừng U Minh. Nhưng khi muốn nói về cuộc đời trước đây của Võ Tòng thì tác giả không thể kể theo lời cậu bé An được nữa mà phải chuyển sang kể theo ngôi thứ ba, bắt đầu bằng câu: “Không ai biết tên thật của gã là gì ...”. Đến phần cuối đoạn trích, tác giả lại chuyển về kể theo ngôi thứ nhất: “Chú Võ Tòng vẫn ngồi đó, đối diện với tía nuôi tôi ...”. 

4. Ngôn ngữ các vùng miền

- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện ở các mặt ngữ âm và từ vựng:

+ Về mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau. 

Ví dụ, mặc dù cùng viết là ra nhưng người ở phần lớn các tỉnh miền Bắc phát âm giống như da, còn người miền Trung và miền Nam phát âm là ra; cùng viết là vui nhưng người miền Nam phát âm giống như dui, còn người miền Bắc và miền Trung phát âm là vui, ...

+ Về mặt từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương). 

Ví dụ: thầy, u (từ dùng ở một số tỉnh miền Bắc); bọ, mạ (từ dùng ở một số tỉnh miền Trung, tiêu biểu là Quảng Bình); tía, má (từ dùng ở nhiều tỉnh miền Nam) được dùng để gọi cha, mẹ. 

- Trong tác phẩm văn học, việc sử dụng một số từ ngữ địa phương phản ánh cách nói của nhân vật, của người dân ở địa phương nhất định; đồng thời, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ địa phương cũng cần có chừng mực; nếu không, sẽ gây khó khăn cho người đọc và hạn chế sự phổ biến của tác phẩm. 

Bài giảng: Kiến thức ngữ văn trang 13, 14 - Cô Nguyễn Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác