Soạn bài Ca Huế (trang 103, 104, 105) - Cánh diều

Với soạn bài Ca Huế trang 103, 104, 105 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài: Ca Huế - Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên VietJack)

1. Chuẩn bị

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: 

Văn bản tập trung trình bày nguồn gốc, quy định, luật lệ và giá trị nghệ thuật, thành tựu của thể loại âm nhạc Ca Huế

Soạn bài Ca Huế | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Chú ý nguồn gốc của ca Huế

Trả lời:

- Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua, phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật 

Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Ở phần 2 những thông tin nào thể hiện quy tắc và luật lệ của ca Huế

Trả lời:

Những thông tin nào thể hiện quy định và luật lệ của ca Huế

- Môi trường diễn xướng: 

+ Thường ở trong một không gian hẹp, hạn chế số lượng người tham gia

+ Không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời 

- Số lượng người tham gia:

+ Khoảng 8-10 người (trong đó có từ 5-6 nhạc công)

- Biên chế của dàn nhạc:

+ Sự dụng đạt chuẩn 4-5 loại nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển (nguyệt, tì bà, nhị, tranh, tam) hoặc có thể thay đổi đàn tam bằng đàn bầu.

+ Hoặc sử dụng dàn tứ tuyệt gồm các nhạc cụ (nguyệt, nhị, tì, đàn tranh)

+ Hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự (tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu)

- Phong thức trình diễn:

+ Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý 

+ Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.

Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Hai phong cách trình diễn ca Huế có gì khác nhau?

Trả lời:

Biểu diễn truyền thống

Biểu diễn cho du khách

Người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý.

Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.

Câu 4 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Thông tin chính của phần 3 là gì?

Trả lời:

- Giá trị nghệ thuật và những thành tựu nổi bật của ca Huế với nền âm nhạc dân tộc.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Văn bản ca Huế giới thiệu về hoạt động nào?

Trả lời:

- Văn bản ca Huế giới thiệu về nguồn gốc, các quy định và luật lệ, giá trị và thành tựu của thể loại âm nhạc ca Huế

Câu 2 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Văn bản ca Huế gồm 3 phần. Có ý kiến cho rằng: Phần 1 nêu giá trị, phần 2 nói về nguồn gốc, phần 3 nêu môi trường diễn xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho phù hợp.

Trả lời:

Phần 1: Từ đầu đến “tầng lớp công chúng”: Nguồn gốc của ca Huế

Phần 2: Tiếp theo đến “nhạc đệm hoàn hảo”: Quy định và luật lệ của ca Huế

Phần 3: Còn lại: Giá trị nghệ thuật và thành tựu của ca Huế 

Câu 3 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách nêu quy định cụ thể của các quy tắc, luật lệ ở phần 2 theo mẫu sau:

Nội dung hoạt động

Quy định, luật lệ

Môi trường diễn xướng

 

Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế

Khoảng từ 8 đến 10 người

Số lượng nhạc công

 

Số lượng nhạc cụ

 

Phong cách biểu diễn

 

Số lượng người nghe ca Huế

 

Trả lời:

Nội dung hoạt động

Quy định, luật lệ

Môi trường diễn xướng

Thường ở trong một không gian hẹp

Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế

Khoảng 8-10 người

Số lượng người nghe ca Huế

Khoảng 4-5 người hoặc nhiều hơn

Số lượng nhạc công

Khoảng 5-6 người

Số lượng nhạc cụ

- Sự dụng đạt chuẩn 4-5 loại nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển (nguyệt, tì bà, nhị, tranh, tam)

- Hoặc sử dụng dàn tứ tuyệt gồm các nhạc cụ (nguyệt, nhị, tì, đàn tranh)

- Hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự (tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu)

Phong cách biểu diễn

- Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý

- Biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân.

Câu 4 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?

Trả lời:

“Là loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam”

Câu 5 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Dựa vào các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 6-8 dòng, tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.

Trả lời:

Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống ở Huế. Ca Huế thường được biểu diễn trong một không gian hẹp, vào buổi tối vì tính chất của âm nhạc mang tính tâm sự, tâm tình. Số lượng người tham gia ca Huế khoảng từ 8-10 người. Về phong cách biểu diễn ca Huế có 2 kiểu. Thứ nhất là cách biểu diễn truyền thống người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý. Thứ hai là biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Em rất yêu thích thể loại âm nhạc đặc biệt này, em mong ca Huế sẽ mãi được bảo tồn và ngày càng phát huy.

Câu 6 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):  Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.

Trả lời:

Hoạt động ca nhạc truyền thống – Ca Trù Tuyên Quang

Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng rất được ưa chuộng tại bắc bộ và bắc trung bộ Việt Nam. Ngoài ra hình thức âm nhạc này còn được gọi với cái tên khác là hát cô dâu, hát nhà trò, rất được thịnh hành ở thế kỷ 15. Ca trù là một loại hình âm nhạc kinh điển, đỉnh cao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc

Một chầu hát cần có ba thành phần chính:

- Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,

- Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát

- Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

=> Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

Soạn bài Ca Huế | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác