Trắc nghiệm Trình bày ý kiến về một vấn đề (có đáp án) - Cánh diều
Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Trình bày ý kiến về một vấn đề chọn lọc, có đáp án chi tiết Ngữ văn lớp 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 6.
Câu 1: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc khai thác yếu tố biểu cảm và “phi ngôn ngữ” khi trình bày một vấn đề?
A. Dùng động tác, cử chỉ, ánh mắt.
B. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện nghe nhìn.
C. Coi trọng hình thức ngâm diễn minh họa.
D. Vận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (khi có điều kiện).
Câu 2: Dòng nào không nêu đúng và thiếu tính thực tế các bước chuẩn bị chủ yếu trước khi tiến hành trình bày một vấn đề?
A. Xác định đề tài và đối tượng.
B. Xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư liệu.
C. Lập đề cương cho bài phát biểu.
D. Kiểm tra việc chuẩn bị, học thuộc và nói thử nhiều lần.
Câu 3: Dòng nào không nêu đúng tác dụng cụ thể của việc lập đề cương (dàn ý)?
A. Giúp cho việc trình bày có tính khoa học, sư phạm.
B. Giúp cho việc trình bày có lớp lang, thứ tự.
C. Giúp cho việc trình bày có trọng tâm, trọng điểm.
D. Giúp cho việc trình bày tránh được sự sa đà, lan man.
Câu 4: Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào quan trọng nhất xét về mặt truyền tải thông tin?
A. Giới thiệu vấn đề
B. Nội dung cơ bản
C. Kết thúc vấn đề
D. Phụ lục (một số loại tư liệu)
Câu 5: Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào có tác dụng minh họa và làm sáng tỏ thêm cho mục đích cần truyền đạt?
A. Giới thiệu vấn đề
B. Nội dung cơ bản
C. Kết thúc vấn đề
D. Phụ lục (một số loại tư liệu)
Câu 6: Trong các phần của đề cương bài nói, phần nào thể hiện rõ nhất tiềm năng thông tin của người nói?
A. Giới thiệu vấn đề
B. Nội dung cơ bản
C. Kết thúc vấn đề
D. Phụ lục (một số loại tư liệu)
Câu 7: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cần thực hiện khi trình bày một vấn đề?
A. Bám sát mục đích, đối tượng (nghe), hoàn cảnh nói.
B. Xác định cụ thể nội dung nói.
C. Chú ý cách nói, tư thế, phong thái nói sao cho tự nhiên.
D. Chú ý nghệ thuật trình diễn để gây ấn tượng với người nghe.
Câu 8: Câu hỏi nào dưới đây không nhằm trực tiếp định hướng cụ thể cho việc tìm hiểu đối tượng, hoàn cảnh khi trình bày một vấn đề?
A. Nói cái gì và nói thế nào cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh?
B. Nói cho ai nghe (tuổi tác, trình độ, giới tình, nghề nghiệp)?
C. Nói trong hoàn cảnh cụ thể nào (số lượng người nghe, ở đâu)?
D. Thời gian nói (sáng, chiều, ngày, đêm, thời lượng bao nhiêu, ...)?
Câu 9: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị nội dung thông tin cần truyền đạt khi trình bày một vấn đề?
A. Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực.
B. Giàu thông tin, sát thực tế.
C. Có nhiều ý nghĩa với người nghe.
D. Khắc phục, che giấu sở đoản của người nói.
Câu 10: Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị biện pháp, kĩ thuật, cách thức trình bày một vấn đề?
A. Tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.
B. Đặt ra nhiều câu hỏi để hỏi người nghe.
C. Có trọng tâm, trọng điểm.
D. Sinh động, truyền cảm, ngữ điệu, âm lượng phù hợp.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 có đáp án sách Cánh diều hay khác:
Trắc nghiệm Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật
Trắc nghiệm Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều