Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 6 Cánh diều

Với tác giả, tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý ....

I. Tác giả

- Tên: Bùi Mạnh Nhị (1955)

- Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ BảnNam Định.

Vị trí: Là Nhà giáo Ưu tú; Từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Nghị luận văn học.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường (2012).

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

4. Bố cục: 

- Phần 1: (từ đầu… đến chủ đề này): Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước

- Phần 2 (tiếp … đến kì lạ): Sự ra đời kì lạ của Gióng

- Phần 3 (tiếp … đến Lê Trí Viễn): Sự lớn lên kì lạ của Gióng

- Phần 4: (tiếp … đến được giặc): Gióng ra trận đánh giặc

- Phần 5: Còn lại: Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

5. Giá trị nội dung: 

Qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị đã chứng minh rằng Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã sử dụng thành công thao tác lập luận sắc bén qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Nêu vấn đề: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

- Khái quát về chủ đề đánh giặc cứu nước: Là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian.

- Nêu quan điểm: Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề, là tác phẩm hay nhất cho chủ đề.

→ Đi từ khái quát đến cụ thể.

2. Chứng minh vấn đề

2.1. Gióng ra đời kì lạ

- Mẹ Gióng mang thai Gióng không bình thường: ướm chân mang thai, thai 12 tháng.

- Nêu ra những sự ra đời kì lạ khác như Gióng trong truyện cổ dân gian (Lê Lợi, Nguyễn Huệ).

- Ý nghĩa sự ra đời kì lạ: Khiến nhân vật trở nên phi thường; thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ.

2.2. Gióng lớn lên kì lạ

- 3 năm không nói, lần cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cứu nước. → Tiếng nói không bình thường.

- Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân. → Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

2.3. Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

- Sự vươn vai liên quan đến mô típ truyền thống: người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công. → Tượng đài bất hủ về sự trưởng thành, hùng khí, tinh thần trước thế nước lâm nguy.

- Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng. → Tất cả sức mạnh, ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc.

2.4. Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

- Gióng ba về trời là sự ra đi phi thường. → Sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng.

- Chiến tích còn để lại: dấu ngựa, ao hồ,... Nhân dân kể chuyện Gióng, tổ chức Hội Gióng. → Minh chứng câu chuyện có thật, giúp mọi người tin và giữ truyền thống dân tộc.

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác