Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án - Kết nối tri thức
Với soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án trang 28 → trang 34 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.
Bài tập dự án là loại bài tập đòi hỏi bạn (hoặc nhóm học tập của bạn) phải dành thời gian thích đáng ngoài giờ lên lớp để nghiên cứu về một đề tài, chủ đề cụ thể. Sau khi thực hiện các yêu cầu của bài tập dự án, bạn cần viết báo cáo kết quả để trình bày, phục vụ cho việc nghiệm thu. Tùy từng bài tập dự án mà bạn chọn cho bản báo cáo một cách triển khai riêng, tuy nhiên, tất cả các báo cáo đều phải thể hiện được cảm quan nhạy bén, khả năng nghiên cứu độc lập, sự sáng tạo của người thực hiện.
* Yêu cầu
- Xác định rõ nội dung của bài tập dự án và mục đích thực hiện bài tập dự án.
- Trình bày khái quát các yếu tố chính chi phối việc thực hiện thành công bài tập dự án.
- Miêu tả và tự đánh giá được những kết quả nổi bật của bài tập dự án, có sử dụng các phương tiện phi ngôn ngű phù hợp.
- Đề xuất được hướng sử dụng hợp lí kết quả của bài tập dự án.
- Nêu được ý nghĩa của việc thực hiện bài tập dự án đối với bản thân (cá nhân hoặc nhóm thực hiện) và đối với việc thúc đẩy sự tìm hiểu, giải quyết các vấn để có liên quan.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Văn bản: BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP DỰ ÁN: Sưu tầm tài liệu hỗ trợ cho việc học tập, tìm hiểu về tác gia Hồ Chí Minh.
1. Tên bài tập dự án làm thành một phần của nhan đề bài viết.
Trả lời
Viết to và rõ ràng ngay phần đầu của dự án
2. Nêu các thông tin chung về bài tập dự án
Trả lời
Bao gồm: yêu cầu của bài tập dự án, thời gian thực hiện và xác định công việc cụ thể
3. Trình bày kết quả chính của bài tập dự án - nội dung trọng tâm của báo cáo.
Trả lời
Nên nêu ra ngay phần đầu, viết xúc tích và rõ ràng để người đọc dễ dàng nắm được nội dung trọng tâm của dự án
4. Nêu hướng dẫn sử dụng kết quả bài tập dự án - điều đóng vai trò khẳng định ý nghĩa thiết thực của hoạt động.
Trả lời
Hướng dẫn người đọc cách sử dụng kết quả bài tập dự án một cách chính xác, rõ ràng:
- Có thể dùng dưới nhiều mục đích khác nhau
- Người sử dụng có thể là cá nhân hoặc tập thể
5. Rút kinh nghiệm về việc thực hiện bài tập dự án - điều góp phần làm nên thành công của hoạt động kiểu này ở lần sau.
Trả lời
Đây là điều cần thiết sau mỗi bài tập dự án, giúp người làm dự án tự nhận xét được bản thân, tự rút kinh nghiệm và sẽ hoàn thiện hơn cho những dự án sau này.
6. Tự đánh giá kết quả của bài tập dự án - điều cho thấy sự chủ động cao của người thực hiện khi nhìn nhận về sản phẩm hoạt động của mình.
Trả lời
Người viết có thể tự rút được kinh nghiệm sau mỗi lần làm bài tập dự án.
* Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài viết tham khảo:
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét về cấu trúc của văn bản báo cáo được dùng làm bài viết tham khảo ở trên. Có nên xem kiểu cấu trúc này là một mô hình cẩn được áp dụng phổ biến hay không? Vì sao?
Trả lời
- Cấu trúc được trình bày một cách rõ ràng, rành mạch, đầy đủ.
- Cấu trúc này cần được sử dụng phổ biến vì nó giúp người đọc hiểu rõ thông tin sau khi đọc bảng báo cáo.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trong văn bản, nội dung nào đã được ưu tiên trình bày? Sự ưu tiên đó đã hợp lí chưa?
Trả lời
- Nội dung kết quả chính của dự án được ưu tiên trình bày.
- Sự ưu tiên đó đã hợp lí, vì giúp người đọc nắm được thông tin cẩn thận.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo bạn, văn bản có điều gì cần điều chỉnh, bổ sung? Vì sao?
Trả lời
Văn bản không cần điều chỉnh hay bổ sung
Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nếu có yêu cầu văn bản báo cáo phải sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ, bạn sẽ gợi ý cho người viết báo cáo xử lí vấn đề này như thế nào?
Trả lời
Sẽ có thêm hình ảnh, video và biểu đồ để hỗ trợ về mặt chính xác và chân thực cho bài báo cáo.
* Thực hành viết theo các bước
1. Chuẩn bị viết
- Cần hình dung đầy đủ về cả quá trình thực hiện bài tập dự án, từ việc nhận để tài hay trao đổi về để tài đến việc phân công nội dung hoạt động cho từng thành viên (nếu dự án được thực hiện theo nhóm) và việc điều chỉnh, sắp xếp, tổ chức các sản phẩm cụ thể đä làm được.
- Bài viết sẽ thực hiện nhất thiết phải dựa trên kết quả đạt được của một bài tập dự án mà bạn đã làm hoặc tham gia làm. Vì vậy, ở đây, cẩn quay lại với bước đầu tiên: xác định để tài của bài tập dự án – một bước hoạt động có thể đã được triển khai trước thời điểm bạn viết báo cáo này ít nhất một tuần.
- Đề tài bài tập dự án có thể do giáo viên đưa ra hoặc do chính học sinh tự để xuất. Khi đề xuất, bạn cần đọc lại phần lời dẫn đặt dưới tên kiểu bài để hình dung thế nào là một bài tập dự án, ý nghĩa của nó và cách thực hiện. Đề tài nên gắn với các nội dung học tập trong sách giáo khoa và phù hợp với điều kiện học tập cụ thể của bạn. Một số gợi ý: Các thời kỳ phát triển của văn học viết Việt Nam từ nguồn gốc đến nay và những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở từng thời kỳ; Các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới 1932 - 1945 có tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn phổ thông; "Theo dấu chân những người lính Tây Tiến" (những tranh, ảnh, hiện vật về các hoạt động và địa bàn hoạt động của quân đoàn Tây Tiến, phục vụ cho việc học bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng); "Đêm hài kịch" (từ văn bản hài kịch đến buổi diễn hài kịch trên sân khấu); Lập thư viện ảnh về những cảnh quan, con người được đề cập trong các tác phẩm kí có mặt trong sách giáo khoa Ngữ văn; Xây dựng video clip về những vấn đề, sự việc được nói đến ở các văn bản thông tin trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học phổ thông; "Đường Bác Hồ đi cứu nước" (xác lập bản đó về hành trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh); Dựng hoạt cảnh Bác Hồ và trăng,..
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Tất cả các ý được dùng cho bài viết đều mang tính chất của những thông tin khách quan, hình thành dựa trên việc miêu tả khái quát những gì bạn hoặc nhóm của bạn đã thực hiện trên thực tế. Cần bám vào các yêu cầu của kiều bài viết để xác định những ý nào cần được triển khai:
- Nội dung bài tập dự án; mục đích, sự cần thiết của việc thực hiện bài tập dự án (Bài tập đòi hỏi phải làm gì? Tại sao cản thực hiện bài tập dự án này? Bài tập dự án giúp ích gì cho việc học tập? Bài tập yêu cầu người thực hiện phải có được kỹ năng và phẩm chất nào?...).
- Các bước triển khai bài tập dự án; sự phân công công việc cho các thành viên tham gia (nếu bài tập dự án do nhóm thực hiện); kế hoạch nghiệm thu kết quả ở từng bước (Bài tập dự án dược thực hiện trong khung thời gian nào? Tính hợp lí của sự phân công công việc nhằm khai thác thế mạnh của từng thành viên được thể hiện ra sao? Việc kết nối công việc và đánh giá kết quả ở tùng bước đã được quan tâm đúng mức chưa?..).
- Các kết quả đạt được nổi bật của bài tập dự án; tính sáng tạo, tính mới trong các kết quả; việc đảm bảo tính trung thực trong việc tạo ra sản phẩm cho bài tập dự án (Kết quả đạt được đáng nói nhất của bài tập dự án là gì? Tính sáng tạo, tính mới của kết quả bài tập dự án được thể hiện như thế nào? Có hiện tượng "khai khống" kết quả và vi phạm bản quyền trong việc tạo ra sản phẩm hay không?...).
- Hướng sử dụng kết quả của bài tập dự đn (Kết quả bài tập dự án có thể được sử dụng khi học bài nào hay khi thực hiện hoạt động gì trong nhà trường? Kết quả này có thể được chia sẽ như thế nào và được lưu trữ ở đâu?).
- Những việc cần làm tiếp sau khi hoàn thành bài tập dự án (Bài tập dự án đã hoàn thành có khả năng gợi mở những bài tập dự án mới không? Trong kết quả của bài tập dự án còn có vấn đề nào chưa được giải quyết trọn vẹn? Hướng giải quyết một số vấn đề nảy sinh sau quá trình thực hiện bài tập dự án là gì?).
- Bài học kinh nghiệm của người (cá nhân hoặc nhóm) thực hiện bài tập dự án (Nguyên nhân đạt được hay chưa đạt được kết quả mong muốn khi thực hiện bài tập dự án là gì? Cần chấn chỉnh hay phát huy điểm nào ở khâu tổ chức? Vấn để tương thích giữa nội dung bài tập dự án và thời gian thực hiện cần được ý thức như thế nào?..).
b. Lập dàn ý
Nghiên cứu kĩ phần Yêu cầu của kiểu bài trình tự sắp xếp các yêu cầu cụ thể trong đó đã gợi ý về cách lập dàn ý cho bài viết.
3. Viết
- Cần bám theo dàn ý đã lập để viết. Các phẩn, đoạn cẩn được trình bày tách bạch, dễ theo dõi. Cuối bản báo cáo có thể ghi tên người viết báo cáo (với tư cách cá nhân hay tư cách người đại diện cho nhóm thực hiện bài tập dự án).
- Cần sử dụng ngôn ngữ khách quan cho báo cáo, hạn chế tối đa những câu văn mang tính biểu cảm. Các thông tin phải đảm bảo tính xác thực, có thể đưa kèm một số bảng, sơ đồ, hình minh hoạ,..
- Luôn quan tâm đến vấn đề bản quyền khi sử dụng các tài liệu của người khác đã công bố hay chưa công bố (ghi chú rõ ràng xuất xứ những tài liệu được sử dụng).
Bài viết tham khảo:
Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về báo cáo của bài tập dự án Sức mạnh của tiếng cười qua các tác phẩm hài kịch
BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP DỰ ÁN
Nhóm 2 lớp 12A trường Trung học Phổ thông…
Dự án:
SỨC MẠNH CỦA TIẾNG CƯỜI QUA CÁC TÁC PHẨM HÀI KỊCH
1. Mục tiêu của dự án:
- Phân tích về sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch nổi tiếng
- Đưa ra nhận xét, đánh giá tình trạng trên
2. Nội dung của dự án:
- Tìm hiểu và đọc một tác phẩm hài kịch nổi tiếng
- Chỉ ra ý nghĩa của tiếng cười hài kịch
- Sưu tập các văn bản hài kịch
3. Kết quả của thực hiện dự án:
- Sản phẩm 1 :
Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa quan trọng vì nó phản ánh những câu chuyện thực tế, mang nhiều sắc thái như châm biếm, đả kích, giễu cợt hay vui vẻ. Nó là phương tiện phê phán những mặt xấu của xã hội và khẳng định cái tốt đẹp, giúp thay đổi nhận thức của con người.
Trong "Quan thanh tra" của Gogol, tiếng cười phê phán các thói hư tật xấu qua các nhân vật như Khlét-xa-cốp, thị trưởng, và chánh án. Gogol muốn khán giả tự nhìn nhận và cảnh báo về lối sống trống rỗng. Tác phẩm này giúp khán giả nhận thức về bản thân và tiếng cười hài kịch sống mãi trong lòng độc giả.
Tiếng cười là phản ứng cảm xúc trước các xung đột hài kịch, nhằm vào đối tượng cụ thể với mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc.
- Sản phẩm 2 : 01 bộ sưu tập các văn bản hài kịch ( 03 bản)
+ Tác phẩm Bệnh sĩ của tác giả Lưu Quang Vũ
+ Tác phẩm Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ của nhà văn Shakespeare
+ Tác phẩm Quan thanh tra của nhà văn Gogol.
- Sản phẩm 3: Bộ tranh minh họa một số nhân vật, chi tiết… trong tác phẩm hài kịch
- Sản phẩm 4: 01 clip sân khấu hóa đoạn trích hài kịch Quan thanh tra ( Gô-gôn)
4. Đánh giá, nhận xét:
Sản phẩm của dự án đã cung cấp đầy đủ thông tin và ý nghĩa về sức mạnh của tiếng cười trong hài kịch, qua đó thấy được tầm quan trọng của tiếng cười hài kịch trong cuộc sống. Phần trình bày của em đến đây là kết thúc. Em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn.
Chỉnh sửa, hoàn thiện
- Dựa theo yêu cầu của kiểu bài để bổ sung các thông tin còn thiếu; lược bỏ những đoạn miêu tả dài dòng, ít có giá trị thông tin hay những câu biểu cảm không cần thiết.
- Nếu bài tập dự án được một nhóm thực hiện, bản báo cáo cẩn được thông qua các thành viên trong nhóm để có những điều chỉnh phù hợp.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT