Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4 Tập 2 - Kết nối tri thức
Với soạn bài Tri thức ngữ văn trang 4, 5 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.
1. Quan điểm sáng tác
Quan điểm sáng tác là hệ thống tư tưởng, nguyên tắc chi phối hoạt động sáng tác của nhà văn, do chính nhà văn xác định dựa trên những trải nghiệm đời sống và nghệ thuật của mình. Quan điểm sáng tác có thể được xác định nhà văn phát biểu một cách tường minh nhưng nhiều khi được độc giả khái quát lên dựa vào sự ổn định trong cách nhà văn lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, bày tỏ thái độ trước đối tượng miêu tả và vận dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật.
Đối với các nhà văn cách mạng, quan điểm sáng tác thường được tuyên bố công khai, gắn với sự lựa chọn một thái độ chính trị dứt khoát, do đặc điểm của thời đại cách mạng quy định. Chính điều này làm nên tính đặc thù của những sáng tác thuộc loại hình văn học cách mạng mà thơ văn Hồ Chí Minh là một ví dụ tiêu biểu.
2. Đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học
Khi đánh giá một tác giả, tác phẩm văn học, cần huy động trải nghiệm, kiến thức nhiều mặt và phải dựa trên những tiêu chuẩn thẩm mĩ, nhân văn, tư tưởng phù hợp. Điều quan trọng là biết đặt đối tượng vào đúng bối cảnh sáng tác (có đối chiếu với bối cảnh hiện tại) để nhận ra mức độ đóng góp của tác giả, tác phẩm đó cho đời sống và tiến trình văn học. Những tác giả, tác phẩm lớn thường đạt được thành tựu quan trọng trong việc tổng hợp kinh nghiệm nghệ thuật phong phú của các giai đoạn văn học đã qua, tạo được bước phát triển có ý nghĩa cho văn học ở gian đoạn mới. Tuy khó tránh khỏi một số hạn chế do sự ràng buộc của thời đại, nhưng những tác giả, tác phẩm thực sự có tầm vóc thường chạm được vào các vấn đề nhân sinh vĩnh cửu, để tiếp tục đồng hành cùng bao lớp người đọc đến sau.
3. Tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận
Trong văn bản nghị luận, tính khẳng định và tính phủ định luôn song hành. Tính khẳng định gắn với nội dung thuyết phục người đọc tin vào sự đúng đắn của một luận đề, quan điểm, cách ứng xử, lựa chọn, niềm tin mà tác giả cho là sai trái hoặc không phù hợp. Đằng sau sự khẳng định luôn ẩn chứa thái độ phủ định một đối tượng đối lập, còn sự phủ định thì luôn được thể hiện dựa trên thái độ khẳng định một đối tượng khác.
Để tăng cường tính khẳng định hoặc phủ định cho văn bản nghị luận, người viết thường sử dụng nhiều biện pháp thuộc các cấp độ khác nhau như: từ ngữ, cú pháp, phép tu từ, lập luận (trong đó có lí lẽ, bằng chứng). Loại biện pháp có thể giống nhau nhưng hiệu quả đạt được thì trái ngược, do tính chất riêng của các yếu tố ngôn ngữ và ý độ tư tưởng gắn với biện pháp đó. Ví dụ, cùng sử dụng những từ ngữ khác hẳn với khi hướng đến việc phủ định. Tương tự, cùng sử dụng bằng chứng nhưng bằng chứng nhằm mục đích phủ định không thể giống bằng chứng được đưa ra để khẳng định vấn đề.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT