Top 10 Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội lớp 12 (điểm cao)
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội lớp 12 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 1)
- Dàn ý Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 2)
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 3)
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 4)
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (mẫu 5)
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 1
Xin chào quý thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường tự nhiên, đó là ô nhiễm môi trường. Rất mong nhận được sự quan tâm và lắng nghe đồng hành từ quý vị và các bạn.
Trên phạm vi toàn cầu, môi trường đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ở các quốc gia đang trong quá trình phát triển. Việt Nam không phải là ngoại lệ, khi trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, chúng ta cũng đang gặp phải vấn đề này. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường, cả về nguồn nước và đất đai, trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trong ngữ cảnh hiện nay, ô nhiễm tài nguyên đất và nước sạch là một vấn đề đáng lo ngại. Đối với đất canh tác, việc quản lý và sử dụng đất một cách bền vững là cực kỳ quan trọng. Cần phải thực hiện quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý để ngăn chặn việc chuyển đổi đất canh tác sang mục đích khác, đặc biệt là sang đất công nghiệp hoặc đô thị. Điều này giúp bảo vệ các khu vực nông thôn, duy trì nguồn cung lương thực và bảo vệ môi trường sống của người dân.
Việc điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách và pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng đất là cần thiết. Ngoài ra, cần tích hợp chặt chẽ chính sách quốc gia với các cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy sử dụng đất một cách bền vững và ngăn chặn sự suy thoái môi trường.
Đối với môi trường nước, cần đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng các nhà máy lọc rác thải và các hệ thống xử lý chất thải hiệu quả. Trước khi thải ra sông, hồ, các loại chất thải phải được xử lý một cách an toàn để tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước cũng rất quan trọng. Đây không chỉ là trách nhiệm của chính phủ mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội. Sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước là một phần không thể thiếu trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường sống của chúng ta
Tóm lại, bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chính phủ và tổ chức, mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội. Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của mỗi người. Việc viết báo cáo chỉ là một phần nhỏ của vấn đề đang diễn ra trong xã hội hiện nay, nhằm nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường là một ưu tiên cấp bách và yêu cầu sự hợp tác từ tất cả các thành viên trong cộng đồng để xây dựng một môi trường sống xanh sạch hơn.
Dàn ý Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
- Mở đầu: Giới thiệu ngắn gọn vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề.
- Triển khai: Trình bày kết quả nghiên cứu, sử dụng các phương tiện hỗ trợ, chú ý theo dõi sự phản ứng người nghe trong quá trình trình bày và có điều chỉnh nếu cần thiết.
- Kết luận: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra đánh giá khái quát, mở rộng, liên hệ,...; bày tỏ thái độ sẵn sàng tiếp nhận các trao đổi của người nghe.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 2
Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề liên quan đến kết quả nghiên cứu về một vấn đề xã hội đó là vấn đề tự tị ở giới trẻ hiện nay.
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn để: xác định và đánh giá thực trạng tâm lý tự ti ở bộ phận các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn.Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Mở đầu:
Ở Việt Nam nó riêng và Châu Á nói chung , dù chăm chỉ, tài giỏi và đầy tiềm năng, người trẻ hiện nay luôn cảm thấy bản thân không xứng đáng với những thành tựu đạt được.Phải chăng đó là thành quả của phương pháp giáo dục "thương cho roi,cho vọt" , hay trong mắt một số bậc phụ huynh Châu Á, con cái luôn là người “nói không suy nghĩ, làm không chắc chắn”; thậm chí nhiều cha mẹ cứ đặt ra tiêu chuẩn quá cao thiếu thực tế cho con cái mình. Hơn thế nữa,khi 1 đứa trẻ làm kiểm tra không tốt, cha mẹ cứ thế mà mắng mà phạt, quy vào tội “vi phạm kỷ luật”, giáo viên bắt phải đứng giữa lớp cho mọi người phê bình, không hề có sự tôn trọng nào đối với trẻ.....Thế hệ trẻ ngày nay trở thành đối tượng dễ mắc phải các hội chứng tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu. Với những áp lực ấy, họ dần thấy sợ phải thử,phải làm và sợ vấp ngã,dần dần bị chìm nghỉm trong tâm lý tự ti,mặc cảm; để mặc nó nhấn chìm bản thân họ…Nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Thực trạng tâm lý tự ti của các bạn trẻ hiện nay như thế nào? Yếu tố dẫn tới tâm lý tự ti và sự ảnh hưởng của tâm lí ấy đối với người mắc phải là gì? Cần có những biện pháp khắc phục để thay đổi tâm lý tự ti trong đời sống nào?
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là: (1) quan sát một số bạn học sinh tại trường về các biểu hiện tâm lí, hành động hàng ngày, (3) phỏng vấn các bạn học sinh về tự ý thức bản thân có đang là đối tượng mắc tâm lý tự ti, (3) nghiên cứu tài liệu về tâm lý con người như Tâm Lý Học Hành Vi (Khương Huy), Giải Mã Hành Vi – Bắt Gọn Tâm Lý,...Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2022 - 04/2022 tại trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Phúc Diễn,....
2. Nội dung nghiên cứu
2.1 Khái niệm tâm lý tự ti:
Tự ti hiểu đơn giản là một nét tính cách và chúng luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta,là một biểu hiện trạng thái hết sức bình thường ; nhưng nếu không sẵn sàng bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng xoáy ám ảnh tâm lý và bị “nó” đánh gục. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, khi đối mặt với một số người hoặc một số thời điểm nhất định, họ đều có chung cảm giác tự ti.Nguyên nhân của tâm lí ấy xuất hiện từ việc tất cả chúng ta đều mong muốn mình trở thành một phiên bản tốt nhất,hoàn hảo nhất. Tự ti là con dao hai lưỡi,đôi khi trạng thái tự ti là động lực thúc đẩy con người vượt lên khó khăn, hoàn thiện bản thân hơn; nhưng ngược lại nếu tự ti quá mức sẽ khiến chúng ta tự hạ thấp mình,coi nhẹ bản thân,nghi ngờ khả năng của mình,luôn cho rằng mọi người cười nhạo,chê bai mình rồi từ đó ngại giao tiếp,sống thu mình trong tập thể,….
2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất
2.2.1. Thực trạng tâm lý tự ti của các bạn trẻ:
Thống kê được thực hiện ở 130 bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 – 17 tuổi cho thấy, có đến 9.4% bạn có biểu hiện sống khép kín,tự ti và mặc cảm.
Tâm lí tự ti có thể do áp lực từ việc học tập: áp lực về kết quả học tập không được như bản thân kỳ vọng, tự ti với bạn bè trong lớp. Đồng thời, học sinh còn thiếu các kỹ năng học tập nền tảng (kỹ năng đọc sách,thuyết trình, làm việc nhóm...) để thích nghi với sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của mình.
Tự ti tuy chỉ là một nét tính cách và chúng luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta, đó là một biểu hiện trạng thái hết sức bình thường ; nhưng nếu không sẵn sàng bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào vòng xoáy ám ảnh tâm lý và bị “nó” đánh gục, có thể thấy thiếu tự tin được xem như là “hòn đá” cản đường khiến bạn lỡ mất nhiều cơ hội thành công, không thể bước tiếp đến những mục tiêu, ước mơ của mình.
2.2.2. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti.
Đứng trước hệ quả mà tự ti gây ra,mỗi bạn trẻ nên có những giải pháp khắc phục tâm lý tự ti phù hợp với bản thân mình. Thêm vào đó, vai trò của gia đình, bạn bè và nhà trường cũng hết sức quan trọng đối với sự cải thiện này.
Mỗi bạn học sinh nên bắt đầu học cách giao tiếp, thêm vào đó, không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân, đặt cho bản thân nhiều mục tiêu để phấn đấu hoàn thiện bản thân. Hơn nữa, các bạn nên học cách chấp nhận bản thân mình, không nên so sánh với người khác, luôn giữ vững lập trường.
Bạn bè đồng trang lứa nên tạo ra những cơ hội cùng nhau tham gia trong các hoạt động tập thể và cùng sẻ chia niềm vui,nỗi buồn,những khó khăn trong cuộc sống. Nhà trường và xã hội nên tạo thêm nhiều những hoạt động xã hội lành mạnh giúp các bạn dễ dàng thể hiện bản thân mình, trau dồi thêm kỹ năng cho bản thân họ, đồng thời đó cũng là cơ hội để các bạn ấy được gặp gỡ và tương tác với những người khác cùng sở thích.
Cha mẹ nên xây dựng bầu không khí gia đình vui vẻ, hòa thuận, chia sẻ lẫn nhau, lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tôn trọng con cái, phát triển tính tự trọng am hiểu của con.
Tài liệu tham khảo:
1. Dương Ngân (2022), Tự ti – vật cản lớn nhất trên con đường phát triển của Gen Z, báo Dân Trí.
Xin cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe báo cáo của chúng tôi.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 3
1. Đặt vấn đề
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. Sau năm 1975, xuất hiện các tác giả Việt Nam, không dừng lại ở việc tìm tòi, bổ sung thêm tư liệu mà còn khám phá ra cái mới như lấp vào khoảng thiếu sót của các nhà nghiên cứu tiên phong chưa làm được. Những công trình về sau đã đi vào từng mảng, lĩnh vực thuộc đời sống, văn hóa, xã hội, lễ hội đến sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Giải quyết vấn đề
Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có tính hệ thống, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác. Kế đến là những nghiên cứu, khảo sát thực địa của người Pháp. Tư liệu cổ nhất của người Châu Âu viết về người Chăm có lẽ là của một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông làm quan dưới triều đại Mông-Nguyên của Hốt Tất Liệt. Năm 1298, sau một lần được cử đi làm sứ giả ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Champa, ông đã ghi chép khá tỉ mỉ về người Chăm và đời sống của họ trong cuốn Le Livre de Marco Polo (cuốn sách của Marco Polo) (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Vào thế kỉ XIV, một số linh mục đi truyền giáo đã đến Champa. Linh mục Odoric de Pordenone có ghi chép về phong tục, tập quán của người Chăm trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á xuất bản tại Paris.
Những tư liệu lịch sử của Việt Nam liên quan đến Chiêm Thành có thể tìm thấy trong Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sử liệu của các triều đại Việt Nam từ Lý-Trần đến triều Nguyễn. Nhưng những sử liệu nói trên chủ yếu nói về việc triều cống, giao tranh, hòa hiếu (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Mặc dù vậy, đó là những ghi chép thành văn chính thống rất quan trọng để đối chiếu với ghi chép trên văn bia của Champa. Trần Quốc Vượng chủ biên cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2008) đã dành một phần nói về không gian vùng văn hóa Trung Bộ, chủ yếu đề cập về không gian văn hóa Chăm ở khu vực này. Cuối cùng, là Trương Sỹ Hùng với tác phẩm Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á (2010), phân tích yếu tố Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Từ đó, làm nổi bật lên đặc điểm, vai trò trong sáng tác văn chương của người Chăm trong tác phẩm Deva Mưnô, Inra Patra, Ariya Cam – Bini,… Trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam (2004) tác giả Huỳnh Công Bá đã dành hai chương để trình bày về quá trình giành độc lập của Champa, phân tích những đặc điểm cơ bản về thể chế chính trị, đời sống văn hóa, xã hội. Đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình hội nhập của người Chăm vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Phan Thành Long chủ biên công trình Lí luận giáo dục (2010), nội dung chính của cuốn sách trình bày về quá trình giáo dục, nguyên tắc giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đây là vấn đề có tính chất lí luận mà khi nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục không thể bỏ qua.
3. Kết luận
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa được xuất bản thành sách, báo và tạp chí rất đa dạng và phong phú, được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Nhưng chưa có công trình khảo cứu nào đề cập đến vấn đề giáo dục của người Chăm trong lịch sử mang tính chất hệ thống và đầy đủ. Ngay cả, hình thức học tập và sinh hoạt nội trú của học sinh người Chăm nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung hiện nay cũng chưa có sự quan tâm, chú ý nhiều từ các nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục. Việc tổng luận các công trình nghiên cứu về người Chăm ở Việt Nam chưa phải là bảng thống kê đầy đủ các tác giả cũng như tác phẩm, mà chỉ phản ánh một phần giúp độc giả có cái nhìn tổng quát những hiểu biết về văn hóa Chăm.
Tài liệu tham khảo
1. Abd. Karim, Báo Thị Hoa (giới thiệu và trình bày). 2007. “Trường Pô Klong & Đặc san Ước vọng”. Do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản ở Paris – San Jose.
2. Đỗ Văn Tú. 1973. Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các sắc tộc. Sài Gòn: Bộ Phát triển Sắc tộc ấn hành.
Xin cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe báo cáo của chúng tôi.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 4
Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề liên quan đến kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên đó là biến đổi khí hậu. Xin mời cô và các bạn cùng lắng nghe.
Giới thiệu:
Lý do chọn đề tài:
- Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách, thu hút sự quan tâm của toàn cầu.
- Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống con người.
Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích nguyên nhân, biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với môi trường và đời sống con người.
- Đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung vào biến đổi khí hậu trong 50 năm qua.
- Phân tích tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu và khu vực.
Nội dung:
Phân tích lý thuyết:
Khái niệm biến đổi khí hậu:
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi lâu dài về nhiệt độ và các kiểu thời tiết toàn cầu.
- Biến đổi khí hậu có thể do nguyên nhân tự nhiên hoặc do hoạt động của con người.
Nguyên nhân biến đổi khí hậu:
- Phát thải khí nhà kính do hoạt động của con người:
- Đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên).
- Phá rừng, thay đổi mục đích sử dụng đất.
Biến đổi tự nhiên:
- Hoạt động của mặt trời.
- Núi lửa phun trào.
Phân tích thực tiễn:
Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng.
- Băng tan, mực nước biển dâng cao.
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng:
- Bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất.
Tác động của biến đổi khí hậu:
Đối với môi trường:
- Hệ sinh thái bị suy thoái.
- Mất đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường.
Đối với đời sống con người:
- An ninh lương thực, nước sạch bị đe dọa.
- Dịch bệnh gia tăng.
- Di cư, tị nạn do biến đổi khí hậu.
Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
Giảm phát thải khí nhà kính:
- Sử dụng năng lượng tái tạo.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Trồng rừng, bảo vệ môi trường.
* Thích ứng với biến đổi khí hậu:
- Xây dựng hệ thống đê điều, hồ chứa nước.
- Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu.
Kết luận:
Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách, cần có sự chung tay của toàn cộng đồng để giải quyết. Mỗi cá nhân cần có ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Chính phủ cần có chính sách, chiến lược cụ thể để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phản biện và thảo luận:
Câu hỏi 1: Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng gì đến ngành du lịch?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người?
Lời cảm ơn:
Xin cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe báo cáo của chúng tôi.
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội - mẫu 5
Các bạn thân mến,
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là nguồn sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch tại Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường sống.
Ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện ở nhiều khu vực, đặc biệt là các khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dân cư.
Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường nước là do hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và khai thác khoáng sản. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý triệt để, thải trực tiếp ra môi trường là nguồn ô nhiễm chính cho nguồn nước. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ hoạt động này chứa nhiều kim loại nặng và hóa chất độc hại.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là vô cùng to lớn. Nước ô nhiễm gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, ung thư,... Nước ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái nước, làm chết nhiều sinh vật sống dưới nước và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Ngoài ra, nước ô nhiễm còn gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan thiên nhiên và ảnh hưởng đến du lịch.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước, cần có sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và người dân.
Về phía nhà nước, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước, tăng cường đầu tư cho công tác xử lý nước thải, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước cho người dân và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, cần áp dụng các công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ, công nhân viên và tham gia các chương trình bảo vệ môi trường nước.
Về phía người dân, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước, sử dụng tiết kiệm nước, không vứt rác thải sinh hoạt xuống sông, hồ và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nước.
Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Mỗi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cần chung tay góp sức để bảo vệ nguồn nước sạch, vì một môi trường sống trong lành và an toàn cho thế hệ tương lai.
Hãy chung tay bảo vệ nguồn nước sạch! Hãy sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả! Hãy nói KHÔNG với hành vi xả rác thải bừa bãi! Hãy góp phần xây dựng một môi trường sống xanh - sạch - đẹp!
Xem thêm các bài văn mẫu 12 Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT