Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo
Với tác giả, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
I. Tác giả văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
-Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), quê ở làng Tân Thời, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
- Năm 1843, ông đỗ tú tài tại trường Gia Định.
+ Năm 1847 ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi về chịu tang mẹ, trên đường về vì khóc thương mẹ và vất vả gian nan, ông ốm nặng và bị mù cả hai mắt.
+ Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định ông chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, gần chợ Cần Giuộc.
+ Năm 1862, ông về Ba Tri (Bến Tre) dạy học và bốc thuốc.
+ Năm 1888, ông mất tại Ba Tri, Biến Tre.
- Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiều gồm có: Truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp; thơ và văn tế như: Chạy giặc, Thơ điếu Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định….
II. Tìm hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1. Thể loại
- Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc thể loại: văn tế (điếu văn).
2. Xuất xứ
- Theo Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỉ XIX (1858 – 1900), NXB Văn học, 1976, tr.51 – 55; có tham khảo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Dương biên soạn, NXB Đại học sư phạm, 2003.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến “tiếng vang như mõ”) – phần Lung khởi: Khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Phần 2 (từ “Nhớ linh xưa” đến “tàu đồng súng nổ”) – phần Thích thực: Kể lại cuộc đời, công đức của những người nghĩa sĩ.
- Phần 3 (từ “Ôi!” đến “cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”) – phần Ai vãn: Lời thương tiếc trước sự ra đi của người đã khuất.
- Phần 4 (đoạn còn lại) – phần Kết: Lòng biết ơn, sự khẳng định đối với những công lao, phẩm tiết của những người nghĩa sĩ.
5. Giá trị nội dung
- Bài văn tế như bức tượng đài bằng ngôn từ, tạc khắc nên hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân hào hùng mà bi tráng, tượng trưng cho tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của cha ông ta.
- Bức tượng đài ấy là dấu mốc thể hiện cả một bi kịch lớn của dân tộc - bi kịch mất nước, và báo hiệu một thời kỳ lịch sử đen tôi của dân tộc ta - thời kỳ một trăm năm Pháp thuộc. Nhưng thật hào hùng, trong cái bi kịch lớn ấy, tinh thần bất khuất của nhân dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung vẫn ngời sáng bởi cái lí tưởng cao đẹp của nghĩa sĩ Cần Giuộc - những người sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn, vì dân tộc.
6. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc
- Lời văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh
- Thủ pháp liệt kê, đối lập,...
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1. Phân tích hình ảnh người nghĩa sĩ trong bài
a. Hai câu đầu:
- Lòng yêu nước của nghĩa nhân dân soi sáng khắp nơi
- Tác giả đã tái hiện được bối cảnh thời địa với nhiều biến cố, bão táp: giặc được trang bị những vũ khí tối tân, đã tàn sát biết bao người dân vô tội. Chính trong hoàn cảnh ấy đã thử thách tấm lòng của con người đối với đất nước.
+ Người dân Nam Bộ không hề sợ chết, đem thân mình chiến đấu chống lại kẻ thù. Họ sẵn sàng từ bỏ, hy sinh những gì quý giá nhất (tài sản, tính mạng) để đổi lại danh tiếng, tiếng thơm lưu truyền với muôn đời.
=> Qua đó đã làm sáng tỏ chân lý của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục.
b. Từ câu 3 đến câu 15:
* Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ
- Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời.
* Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn
- Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ rồi đến trông chờ tin quan - ghét - căm thù - đứng lên chống lại.
+ Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường.
+ Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”.
+ Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”.
- Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực.
- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. → Họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
* Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân
- Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”.
- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử → làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ.
- Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.
2. Ngôn ngữ, giọng điệu
- Tác giả đã khéo léo thay đổi giọng văn từ tráng lệ, hào hùng sang đau xót tiếc thương trước sự ra đi của gần hai mươi người anh hùng đất Cần Giuộc. Chính giọng văn ngậm ngùi trầm lắng đã thể hiện cảm xúc xót thương của tác giả.
Học tốt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn lớp 12 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST