Trên đỉnh non Tản - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo
Với tác giả, tác phẩm Trên đỉnh non Tản Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Trên đỉnh non Tản.
I. Tác giả văn bản Trên đỉnh non Tản
- Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929).
- Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép.
- Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình.
- Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi...
- Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.
- Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
- Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.
II. Tìm hiểu văn bản Trên đỉnh non Tản
1. Thể loại
- Tác phẩm Trên đỉnh non Tản thuộc thể loại: Truyện ngắn.
2. Xuất xứ
- In trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 29D, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr.40 – 54.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến “chân núi Tản Viên”): giới thiệu khái quát về địa danh núi Tản Viên.
- Phần 2 (tiếp theo đến “thợ ngõa làm): cuộc trò chuyện của những người thợ mộc xoay quanh vẻ đẹp nơi đây.
- Phần 3 (đoạn còn lại): những suy nghĩ của ông cụ phó Sần về quang cảnh, loài vật cũng như con người nơi đây.
5. Giá trị nội dung
- Câu chuyện kể về một ngọn núi cao tên là Tản Viên, nơi mà nước đổ về từ trên cao và rút đi mãi không về cùng non. Đỉnh núi Tản được phủ bởi sương tuyết và mây dày, và có màu xanh của ngàn dâu.
- Qua đó, Nguyễn Tuân đã khẳng định giá trị của công việc làm nghề đục gỗ, khuyên con người ta sống ở đời cần biết giữ chữ tín, giữ mồm giữ miệng nếu không sẽ gặp quả báo.
6. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp hợp lí, hấp dẫn
- Đan xen các yếu tố kì ảo và yếu tố dân gian một cách khéo léo.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Trên đỉnh non Tản
1. Đề tài, cốt truyện
- Đề tài: thế giới linh thiêng, kì bí của các vị thần
- Cốt truyện: Trên đỉnh non Tản kể về một làng nghề thợ mộc sống ngay dưới chân núi Tản Viên, nơi mà mỗi 5 10 năm, thánh thần non Tản - người dân quen gọi với tên là Sơn thần, Sơn Tinh - sẽ hạ sơn một lần, nhằm tìm cho mình một toán thợ mộc, thợ đẽo đá tài tình nhất để trùng tu lại gia trang của mình nơi đền Thượng ở tít trên đỉnh cao nhất ngọn núi. Câu chuyện là chuyến hành trình của 1 nhóm thợ mộc được chọn để tu sửa và thăm thú cái thần kì của nơi chốn tiên cảnh, nhưng mãi mãi không được hé môi về những gì mình thấy, vì nếu không sẽ phạm lời thề với Sơn thần và nhận cái chết đau đớn.
2. Các chi tiết kì ảo trong văn bản
- Đồ vật: con trúc đào, cây ngân tiễn, hòn đá cuội đập vỡ ra là lúa gạo, rượu,..
- Con người: Thần Non Tản, cô lái đò, Sơn thần.
=> Tác giả muốn thể hiện rằng sự kỳ ảo không chỉ là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện, mà còn có vai trò quan trọng trong việc thể hiện sức mạnh và khả năng phi thường của nhân vật trong truyện.
3. Yếu tố dân gian xen kẽ phương thức tự sự
- Việc mượn câu hát dân gian để làm đề từ cho tác phẩm “Trên đỉnh non Tản” của Nguyễn Tuân mang theo ý nghĩa sâu sắc và tạo ra một sự kết nối với truyền thống dân gian.
+ Kết nối với truyền thống: Câu hát dân gian là một phần của văn hóa dân gian, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc sử dụng nó làm đề từ cho tác phẩm tạo ra một sự kết nối với quá khứ, với những câu chuyện, truyền thống và tâm hồn của người dân.
+ Tạo bầu không khí: Câu hát dân gian thường mang theo một tâm trạng, một cảm xúc. Việc đặt nó ở đầu tác phẩm giúp tạo ra một bầu không khí, một tâm trạng cho câu chuyện. Nó có thể là một lời chúc may mắn, một lời cảm ơn, hoặc một lời kêu gọi.
+ Gợi nhớ và tương tác: Câu hát dân gian thường đã quen thuộc với người đọc. Việc sử dụng nó làm đề từ có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm, tạo ra sự tương tác giữa tác phẩm và người đọc.
=> Việc mượn câu hát dân gian để làm đề từ cho tác phẩm “Trên đỉnh non Tản” không chỉ là một cách để mở đầu câu chuyện một cách độc đáo, mà còn mang theo ý nghĩa sâu sắc về kết nối với truyền thống và tạo bầu không khí cho tác phẩm.
Học tốt bài Trên đỉnh non Tản
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Trên đỉnh non Tản Ngữ văn lớp 12 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST