Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Ngữ văn lớp 11

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 11, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.

A. Nội dung tác phẩm

     Bài nghị luận Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là tác phẩm thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhiệt tình bảo vệ và xây dựng nền văn hóa Việt Nam của Nguyễn An Ninh. Mở đầu bài viết, tác giả phê phán một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Đó là biểu hiện của dấu hiệu mất gốc văn hóa. Phần tiếp theo, tác giả tác giả khẳng định tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức đồng thời chứng minh rằng: Tiếng Việt rất giàu có. Đó là tiếng nói hằng ngày của những con người lao động bình thường, là những tác phẩm văn thơ bất hủ của Nguyễn Du... Phần kết thúc, tác giả nhấn mạnh quan điểm: nên học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

Xem thêm các bài soạn Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức hay, ngắn khác:

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

*Tiểu sử:

- Nguyễn An Ninh (1899 – 1943)

- Quê: Xã Mĩ Hòa, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (Nay là TP HCM).

- Là nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Từ một trí thức Tây học, ông đến với chủ nghĩa Mác và những người cộng sản.

- 1908 bị bắt đày đi Côn Đảo.

⇒ Là một trí thức tài cao học rộng.

*Sự nghiệp văn học:

- Phong cách nghệ thuật:

+ Văn phong khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy văn hoá, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước gần gũi với đời sống và con người lao động.

+ Lên án chính sách bóc lột và ngu dân của thực dân Pháp.

+ Phê phán đạo Khổng – đề cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu.

- Tác phẩm chính: Khế ước xã hội (tác phẩm dịch), Hai Bà Trưng (vở tuồng).

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời: Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1925.

b. Thể loại: Văn chính luận.

c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

d. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng): Nêu hiện tượng học đòi Tây hóa.

- Phần 2 (Tiếp theo đến hay sự bất tài của con người?): Vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Phần 3 (Còn lại): Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với nước ngoài.

e. Giá trị nội dung:

- Tiếng nói là tài sản quý giá của dân tộc, phải biết bảo vệ nó và làm cho nó ngày càng phát triển.

- Tiếng mẹ đẻ còn là nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức.

- Tầm nhìn chiến lược của Nguyễn An Ninh về vai trò và tiếng nói dân tộc.

f. Giá trị nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, logic.

- Dẫn chứng cụ thể, chân thực.

- Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Phê phán những hành vi của thói học đòi "Tây hóa"

- Thích nói tiếng Tây "dù chỉ bập bẹ năm ba tiếng" → Việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu của giai cấp quý tộc.

- "Cóp nhặt" những cái tầm thường của phong hóa Châu Âu mà muốn được xem là đào tạo theo kiểu Tây phương.

- Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là tiếng Việt nghèo nàn.

- Mù về văn hóa châu Âu (nhà cửa, kiến trúc lai căng…).

⇒ Thái độ của tác giả: châm biếm, phê phán; lo lắng…

2. Tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh của dân tộc

- Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị:

+ Dùng tiếng nói dân tộc để phổ biến tri thức.

+ Vứt bỏ tiếng nói của mình đồng nghĩa với sự "khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi".

Từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với việc từ chối sự tự do của mình.

3. Lời khẳng định tiếng Việt vô cùng giàu có

- Lời than phiền "Tiếng Việt nghèo nàn" là ngụy biện và không có cơ sở:

+ Vốn ngôn ngữ của họ còn nghèo hơn cả người phụ nữ và nông dân An Nam nào.

+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du không nghèo.

+ Người An Nam có khả năng dịch... không thể viết... 

→ Nghệ thuật: Thao tác lập luận bác bỏ, câu hỏi tu từ.

- Tiếng Việt vô cùng giàu có: 

+ Ngôn ngữ thông dụng giàu có.

+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du – ngôn ngữ văn chương – giàu có.

+ Người An Nam có khả năng dịch... không thể viết... 

→ Điều suy nghĩ kỹ sẽ dễ dàng diễn đạt - nguyên tắc mang tính tất yếu.

4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ nước mình

- Biết ngoại ngữ để học hỏi Châu Âu, thu thập kiến thức và làm giàu cho ngôn ngữ nước mình. 

- Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ Châu Âu không hoàn toàn kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

- Sử dụng câu phủ định mang tính khẳng định.

- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, sức thuyết phục cao.

D. Sơ đồ tư duy

Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11 đầy đủ, chi tiết hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học