Soạn bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức siêu ngắn

Hướng dẫn đọc thêm

1. Tác giả

- Nguyễn An Ninh (1899 – 1943), ông sinh ra ở quê mẹ, lớn lên ở quê cha.

- Là nhà báo, nhà văn và trước hết là nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỷ XX.

2. Tác phẩm

- Sáng tác 1925 dưới bút danh Nguyễn Tịnh, đăng trên báo Tiếng chuông rè.

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Thói học đòi Tây hoá của một bộ phận tri thức, quan lại Việt Nam thể hiện ở:

    + Thích nói tiếng Pháp hơn tiếng Việt.

    + Cóp nhặt những cái tầm thường của văn hoá Châu Âu.

    + Kiến trúc, trang trí nhà cửa lai căng lại cho là văn minh Pháp.

    + Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là Tiếng Việt nghèo nàn.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh dân tộc

    + Là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập dân tộc.

    + Là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc.

Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nhận định tiếng Việt không nghèo dựa trên cơ sở:

    + Ngôn từ thông dụng, da dạng, phong phú.

    + Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du.

    + Người Việt có thể dịch các tác phẩm Trung Quốc sang tiếng Việt, sáng tác những tác phẩm văn học hay bằng Tiếng Việt.

Câu 4 (trang 91sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ nước mình.

    + Người trí thức chân chính phải biết ít nhất một thứ tiếng châu Âu, để hiểu văn hoá châu Âu.

    + Tuyên truyền cho đồng bào cùng hiểu những hiểu biết của mình, chứ không được giữ làm của riêng.

    + Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ nước mình chứ không phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

Câu 5 (trang 91 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Quan niệm của tác giả đưa ra: “Nếu người An Nam...thời gian” là đúng đắn trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân thống trị. Tuy nhiên, nếu muốn giải phóng dân tộc, quan niệm của Nguyễn An Ninh đưa ra cần phải biết kết hợp các yếu tố khác như Đường lối của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng...

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 11 ngắn gọn, hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học