Trắc nghiệm Tràng giang (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 21 câu hỏi trắc nghiệm Tràng giang Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.
Tác giả Huy Cận
Câu 1. Quê Huy Cận ở?
A. Hà Tĩnh
B. Nghệ An
C. Thanh Hóa
D. Hà Nội
Câu 2. Ông đã từng giữ những chức vụ gì trong bộ máy chính trị?
A. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
B. Thứ trưởng bộ Văn hóa Nghệ thuật
C. Bộ trưởng bộ Văn Hóa giáo dục
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3. Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Huy Cận trước cách mạng tháng Tám?
A. Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét vui tươi, hóm hỉnh.
B. Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương.
C. Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang tính cổ vũ tinh thần và chính trị sâu sắc.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4. Các sáng tác trước Cách mạng tháng 8 của Huy Cận mang nét buồn thương về điều gì?
A. Cảm nhận cái bé nhỏ và hữu hạn của kiếp người
B. Nỗi buồn của ông mang cả dấu ấn của thời đại bị nô lệ
C. Cảm thương cho số phận người phụ nữ
D. A và B đúng
Câu 5. Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về tác giả Huy Cận sau cách mạng tháng Tám?
A. Sáng tác của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8 mang nét hồ hởi, tràn đầy sức sống.
B. Sáng tác của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương.
C. Sáng tác của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8 mang tính cổ vũ tinh thần và chính trị sâu sắc.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6. Phong cách sáng tác của Huy Cận mang nét gì đặc biệt?
A. Bám sát hiện thực đời sống, thời đại
B. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước
C. Mang tính hàm súc
D. Tất cả các đáp án trên
Tìm hiểu chung Tràng giang
Câu 1. Bài thơ in trong tập?
A. Trời mỗi ngày lại sáng
B. Lửa thiêng
C. Đất nở hoa
D. Những năm sáu mươi
Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là?
A. Vào mùa xuân năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
B. Vào mùa hạ năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
C. Vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
D. Vào mùa đông năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
Câu 3. Ý nghĩa nhan đề Tràng giang là?
A. Gợi chiều sâu, chiều rộng của dòng sông theo nghĩa đen
B. Gợi chiều sâu văn hóa, lịch sử
C. Thể hiện tâm hồn cô đơn của thi sĩ
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4. Bài thơ thuộc thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ bảy chữ
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ năm chữ
Câu 5. Ý nghĩa lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” là gì?
A. Thể hiện nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
B. Thể hiện hình ảnh thiên nhiên rộng lớn.
C. Thể hiện tâm sự của cái tôi cô đơn mang nhiều nỗi niềm.
D. Tất cả các đáp án trên
Tìm hiểu chi tiết Tràng giang
Câu 1. Điều gì được gợi mở từ câu thơ đề từ?
A. Nỗi buồn của tác giả
B. Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn
C. Là cảm hứng của tác giả
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Hình ảnh “sóng gợn” và “con thuyền” gợi lên điều gì?
A. Tô đậm sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật.
B. Thể hiện sự khó khăn khi di chuyển trên sông
C. Thiên nhiên dữ dội
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3. Tâm trạng chủ thể trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ nào?
A. Buồn điệp điệp
B. Sầu trăm ngả
C. Nước song song
D. A và B đúng
Câu 4. Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ gợi lên cảm nhận gì?
A. Gợi nỗi nhớ về quê hương
B. Gợi về sự vô định, lạc lõng, ngổn ngang
C. Gợi lên sức sống mạnh mẽ
D. Gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên
Câu 5. Âm thanh “tiếng chợ chiều" gợi lên điều gì?
A. Gợi nên sự mơ hồ
B. Gợi lên sự tàn tạ
C. Gợi lên sự hoang vắng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6. Câu thơ “Sông dài trời rộng bến cô liêu” nhấn mạnh điều gì?
A. Gợi sự hoang vắng của cảnh vật
B. Sự trống vắng, cô đơn của con người
C. Gợi sự hùng vĩ của cảnh vật
D. A và B đúng
Câu 7. Ý nào không đúng khi nói về từ “sâu chót vót” trong bài thơ?
A. Thể hiện sự rợn ngợp của khung cảnh
B. Thể hiện tình thế nhỏ bé, đáng thương của con người
C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả
D. Thể hiện vẻ đẹp cao, xanh của bầu trời
Câu 8. Ý nào sau đây không đúng khi phân tích khổ 3?
A. Khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn: hàng nối hàng, mênh mông
B. Hình ảnh thơ cổ điển “mây”, “chim” tác giả đã vẽ nên một bức tranh về quê hương, đất nước
C. Hình ảnh “bèo” gợi sự nổi trôi, vô định
D. Cấu trúc phủ định “không cầu” – “không đờ” đã phủ định hoàn toàn những con đường để kết nối với cuộc đời
Câu 9. Tác giả sử dụng từ “dợn dợn” để miêu tả điều gì?
A. Gợi cảm giác có điều canh cảnh trong lòng
B. Gợi nỗi nhớ nhà
C. Gợi nỗi buồn man mác
D. Gợi nỗi cô đơn và lạc lõng
Câu 10. Hai câu thơ cuối bài thể hiện điều gì?
A. Nỗi nhớ quê hương
B. Khát vọng góp sức mình cho quê hương
C. Thể hiện màu sắc cổ điển của thiên nhiên
D. A và B đúng
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT