Trắc nghiệm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 19 câu hỏi trắc nghiệm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Câu 1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra tại:

A. Đà Nẵng

B. Huế

C. Nghệ An

D. Quảng Trị

Câu 2. Chọn đáp án đúng:

A. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Huế

B. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Đà Nẵng

C. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Hà Nội

D. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn

Câu 3. Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn hóa Huế năm:

A. 1964

B. 1965

C. 1966

D. 1967

Câu 4. Ngoài sáng tác văn học, Hoàng Phủ Ngọc Tường từng làm công việc nào sau đây?

A. Dạy học

B. Họa sĩ

C. Nhạc sĩ

D. Bác sĩ

Câu 5. Hoàng Phủ Ngọc Tường từng tham gia chiến đấu bằng văn nghệ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc nào?

A. Pháp

B. Mi

C. Anh

D. Nhật

Câu 6. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về:

A. Truyền thuyết

B. Truyện ngắn

C. Thơ ca

D. Bút kỉ

Câu 7. Hoàng Phủ Ngọc Tường từng giữ chức vụ nào dưới đây?

A. Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên – Huế

B. Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên

C. Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8. Tác phẩm nào dưới đây KHÔNG PHẢI sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

A. Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu

B. Rất nhiều ánh lửa

C. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi

D. Bản di chúc của cỏ lau

Câu 9. Phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường là:

A. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,...

B. Xu hướng đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới bằng những câu tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc,...

C. Sáng tác của ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lí

D. Tất cả các đáp án trên

Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu 1. Tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông là?

A. Hoàng Phủ Ngọc Tường

B. Nguyễn Tuân

C. Kim Lân

D. Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2. Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông là:

A. Truyện ngắn

B. Tản văn

C. Bút kí

D. Tùy bút

Câu 3. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1980

B. 1981

C. 1982

D. 1983

Câu 4. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được in trong tập:

A. Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu

B. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

C. Hoa trái quanh tôi

D. Ngọn núi ảo ảnh

Câu 5. Vị trí của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là:

A. Phần 1 và lời kết

B. Phần 2

C. Phần 3

D. Phần 4

Câu 6. Nội dung chính của phần 1 tác phẩm là:

A. Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương

B. Phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương

C. Lịch sử dòng sông Hương

D. A và B

Câu 7. Ngay câu mở đầu văn bản, tác giả đã nêu đặc điểm đặc biệt gì của dòng sông Hương?

A. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ

B. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu

C. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế

D. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất

Câu 8. Khi ở thượng nguồn, vẻ đẹp của sông Hương được so sánh với hình ảnh nào?

A. Bản trường ca của rừng già

B. Cô gái Di – gan man dại

C. Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9. Theo tác giả, sông Hương mang “vẻ đẹp trầm mặc nhất” khi ở:

A. Đáp án khác

B. Đoạn chảy chân đồi Thiên Mụ xuôi về Huế, nơi có những lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn thấp thoáng trong cánh rừng thông u tịch

C. Đoạn vùng ngoại ô Kim Long

D. Đoạn từ Cồn Hến qua Vĩ Dạ rồi rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thị trấn Bao Vinh

Câu 10. Theo tác giả, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?

A. Trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các con thuyền trên dòng sông Hương

B. Trong những hội hè, đình đám của cư dân sống trên dòng sông và dân cư quần tụ đôi bờ sông Hương

C. Trong những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân đôi bờ Hương Giang

D. Trong những sáng tác của các nghệ sĩ, các bậc cao nhân mặc khách đã từng có lần đến với dòng sông Hương

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác