Trắc nghiệm Thề nguyền và vĩnh biệt (có đáp án) - Cánh diều

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Thề nguyền và vĩnh biệt Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.

Tác giả Sếch – xpia

Câu 1. Tác giả Sếch – xpia sinh ra tại?

A. Nước Anh

B. Nước Mỹ

C. Nước Pháp

D. Nước Đức

Câu 2. Ý nào sau đây đúng khi nói về tiểu sử tác giả Sếch – xpia?

A. Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.

B. Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học.

C. Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3. Hai tác phẩm nổi tiếng “Hamlet" và “ Romeo and Juliet” của Sếch – xpia thuộc thể loại kịch nào?

A. Hài kịch

B. Bi kich

C. Chính kịch

D. Kịch lịch sử

Câu 4. Các tác phẩm kịch của Sếch – xpia chia thành mấy loại?

A. Hai loại

B. Ba loại

C. Bốn loại

D. Năm loại

Câu 5. Phong cách nghệ thuật của Sếch – xpia là?

A. Là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do

B. Là tiếng nói của lòng nhân ái bao la

C. Là tiếng nói của khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Ý nào sau đây đúng khi nói về tầm ảnh hưởng của tác giả Sếch – xpia?

A. Ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và thể loại.

B. Vở “Rô-mê-ô và Giu-li-ét" đã đánh dấu việc lãng mạn được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch.

C. Tác phẩm của Sếch - xpia ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau.

D. Tất cả các đáp án trên

Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt

Câu 1. Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt được trích trong:

A. Rô – mê – ô và Giu – li - ét

B. Ham - lét

C. King Lear

D. King John

Câu 2. Rô – mê – ô đã hình dung về Giu – li – ét như thế nào?

A. Tựa như mặt trời

B. Tựa như Vừng đông đẹp tươi

C. Người mà chàng sùng kính, yêu thương

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Tại sao Giu-li-ét lại nói “Chỉ có tên họ chàng là kẻ thù của em thôi.”

A. Rô – mê – ô làm điều có lỗi với họ hàng Giu – li -ét

B. Vì hai nhà có ân oán với nhau

C. Rô – mê – ô đã từng đổi tên và làm điều có lỗi với Giu - li -ét

D. Đáp án khác

Câu 4. Sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải chịu để được gặp Giu-li-ét là gì?

A. Phải vượt tường cao

B. Nếu bị bắt sẽ bị giết chết

C. Nếu bị bắt sẽ phải vào ngục tù

D. A và B đúng

Câu 5. Sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại của Rô – mê – ô cho thấy điều gì?

A. Cho thấy tương lai của hai người

B. Cho thấy sự nguy hiểm khi gặp Giu – li -ét của Rô - mê - ô

C. Cho thấy tình cảm nhung nhớ, không muốn rời xa

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Khi chia tay, cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét có gì giống nhau?

A. Cảm thấy càng yêu thương sâu đậm hơn

B. Có linh cảm rằng đây sẽ là lần cuối gặp nhau

C. Linh cảm có người bắt gặp

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7. Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào?

A. Thời gian ban đêm, không gian đông người

B. Thời gian ban ngày, không gian vắng vẻ

C. Thời gian ban đêm, không gian vắng vẻ

D. Thời gian ban ngày, không gian đông người

Câu 8. Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) có thể liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam?

A. Đoạn trích Thề nguyền (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du

B. Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

C. Bài thơ Tự tình II của Đoàn Thị Điểm

D. Đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du

Câu 9. Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt là:

A. Nghệ thuật viết kịch độc đáo và thu hút

B. Xây dựng tình huống kịch hay và cuốn hút

C. Nhân vật khắc họa tinh tế

D. Tất cả các đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác