Trắc nghiệm Chữ người tử tù (có đáp án) - Cánh diều
Với 22 câu hỏi trắc nghiệm Chữ người tử tù Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.
Tác giả Nguyễn Tuân
Câu 1. Địa danh nào dưới đây là quê của Nguyễn Tuân?
A. Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
C. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên
D. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Câu 2. Nguyễn Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Gia đình công chức
B. Gia đình có truyền thống yêu nước
C. Gia đình nông dân
D. Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
Câu 3. Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?
A. Sang biên giới Thái Lan nhưng không có giấy phép
B. Có tư tưởng chống lại triều đình
C. Tham gia phong trào cách mạng
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4. Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm bao nhiêu?
A. 1995
B. 1996
C. 1997
D. 1998
Câu 5. Năm 1948 – 1957, Nguyễn Tuân giữ chức vụ nào sau đây?
A. Thư kí hội nhà văn Việt Nam
B. Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam
C. Chủ tịch hội nhà văn Việt Nam
D. Bí thư Trung ương Đảng
Câu 6. Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?
A. Khi đang học thành chung
B. Trong tù ở Thái Lan
C. Sau khi ra tù
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 7. Tác phẩm nào sau đây KHÔNG PHẢI là tác phẩm của Nguyễn Tuân
A. Vang bóng một thời
B. Cảnh sắc và hương vị đất nước
C. Tùy bút sông Đà
D. Nắng trong vườn
Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng về con người Nguyễn Tuân?
A. Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp
B. Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự
C. Ông là người tài hoa uyên bác, có hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Phong cách nghệ thuật thâu tóm trong một chữ “ngông”
D. Ông là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù
Câu 9. Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám là?
A. Mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông tìm cái đẹp của quá khứ còn vương sót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”
B. Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai
C. Phong cách giản dị, bình dân
D. Tất cả các đáp án trên
Tác phẩm Chữ người tử tù
Câu 1. Tác giả của Chữ người tử tù là?
A. Nguyễn Tuân
B. Nam Cao
C. Vũ Trọng Phụng
D. Ngô Tất Tố
Câu 2. Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là?
A. Dòng chữ cuối cùng
B. Dòng chữ cuối
C. Người tử tù
D. Đêm cuối
Câu 3. Xuất xứ của tác phẩm là gì?
A. Một chuyến đi
B. Vang bóng một thời
C. Tao đàn
D. Đường vui
Câu 4. Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là:
A. Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí
B. Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ
C. Thành phần trí thức
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5. Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là:
A. Huấn Cao đứng đầu một cuộc tạo phản chống lại triều đình
B. Cuộc gặp gỡ tình cờ, éo le và trở thành tri âm, tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa Huấn Cao và quản ngục
C. Cảnh cho chữ, một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6. Việc xây dựng tình huống truyện đặc biệt có tác dụng:
A. Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao
B. Thể hiện chủ đề tác phẩm: cả ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị
C. Làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 7. Đáp án nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?
A. Tài hoa nghệ sĩ
B. Khí phách hiên ngang
C. Thiên lương trong sáng
D. Biệt nhỡn liên tài
Câu 8. Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây:
A. Cao Bá Quát
B. Trương Hán Siêu
C. Phạm Ngũ Lão
D. Lý Thường Kiệt
Câu 9. Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào sau đây?
A. “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái"
B. “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”
C. “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10. Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?
A. “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?”
B. “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”
C. “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời"
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 11. Lời khuyên của Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên là:
A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
C. Nên bỏ nghề để đi viết chữ thuê
D. A và B đúng
Câu 12. Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:
A. Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất
B. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp
C. Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 13. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù là gì?
A. Tạo dựng tình huống truyện độc đáo
B. Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng
C. Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
D. Tất cả các đáp án trên
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều