Tào Tháo uống rượu luận anh hùng - Ngữ văn lớp 10

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 10, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.

Bài giảng: Tào tháo uống rượu luận anh hùng - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

A. Tóm tắt tác phẩm

Bấy giờ Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đang nương nhờ ở đất của Tào Tháo. Vì muốn che giấu mưu đồ của mình, Lưu Bị ngày ngày làm vườn. Một hôm Tào Tháo mời Lưu Bị đến để hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị tưởng mình đã bị phát hiện nên sợ hãi. Tào Tháo mời Lưu Bị thưởng mơ và nói chuyện “rừng mơ” trong trận đánh Lưu Tú. Chợt mây đen kéo đến, Tào Tháo hỏi Huyền Đức về chuyện rồng và luận về những tên tuổi anh hùng thời đó. Huyền Đức đưa ra năm tên: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Tào Tháo vừa nghe vừa cười rồi khẳng định anh hùng trong thiên hạ chỉ có Tào Tháo và Huyền Đức. Huyền Đức nghe vậy giật mình, đánh rơi đũa và bạo biện do tiếng sét.

Xem thêm các bài soạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng hay, ngắn khác:

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- La Quán Trung sinh năm 1330, mất năm 1400 (?), tên là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Quê quán: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- Thời đại: ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh.

- Con người: tính tình đơn độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Ông là người chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

- Các sáng tác chính: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện

- La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc

2. Tác phẩm

a. Tam quốc diễn nghĩa

- Nguồn gốc:

+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, truyện kịch dân gian để viết Tam quốc diễn nghĩa.

+ Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi.

- Nội dung:

+ Kể lại quá trình hình thành và diệt vong của ba triều đại phong kiến là Ngụy, Thục và Ngô

+ Thể hiện khát vọng hòa bình, ổn định, thống nhất của nhân dân

- Nghệ thuật:

+ Giá trị lịch sử, nghệ thuật.

+ Tài kể chuyện đặc sắc, nghệ thuật miêu tả các trận chiến độc đáo.

b. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

- Vị trí: Đoạn trích thuộc hồi thứ 21 trong Tam quốc diễn nghĩa.

- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

- Bố cục: 5 phần

+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị

+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.

+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ

+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.

+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.

- Giá trị nội dung: Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.

+ Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.

+ Chi tiết giàu kịch tính đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.

+ Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Đôi nét về nhân vật Tào Tháo

- Cho ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi ở nhờ, đối đãi như khách nhưng thực chất là dò xét, dụ hàng, thu phục.

- Mục đích của việc bày tiệc rượu mời Lưu Bị uống và bàn luận về anh hùng: dò tâm lí, tình cảm, tư tưởng và ý chí của Lưu Bị.

- Qua cuộc bàn luận về anh hùng, ta thấy Tào Tháo đã bộc lộ quan niệm về người anh hùng nhất quán, sắc sảo nhưng chủ yếu là chú ý tài năng cá nhân.

- Tào Tháo là người gian hùng, đa nghi, nham hiểm, tàn bạo, tự tin, tự cao nên đã không chú ý đúng mực đến sự nhún nhường và hành động bất cần sợ hãi của Lưu Bị.

2. Đôi nét về nhân vật Lưu Bị

- Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo.

+ Lo sợ Tào Tháo nghi ngờ, hãm hại nên che mắt bằng việc chăm sóc, vun xới, tưới rau.

+ Giấu cả hai em (Quan Công và Trương Phi).

- Khi Tào Tháo cho người mời đến phủ uống rượu:

+ Giật mình, lo lắng vì nghĩ Tào Tháo nghi ngờ mình.

+ Sợ tái mặt trước câu hỏi bất ngờ của Tào Tháo.

Trước câu hỏi của Tào Tháo về anh hùng thiên hạ, Lưu Bị một mực tỏ ra không biết, dẫn ra hết người này đến người khác để Tào Tháo nhận xét, đánh giá. Lưu Bị cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình. 

Khi Tào Tháo chỉ vào Lưu Bị và nói: "Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo này thôi!" → Lưu Bị sợ đến mức rụng rời chân tay luống cuống đánh rơi cả chiếc thìa đang cầm trên tay. → Lưu Bị lúc này đang cố giấu mình, đang cố tỏ ra mình là người tầm thường, bất tài...

⇒ Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lý tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.

D. Sơ đồ tư duy

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 đầy đủ, chi tiết hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học