Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) - Ngữ văn lớp 10

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 10, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều).

Bài giảng: Truyện Kiều - phần Chí khí anh hùng - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

A. Nội dung tác phẩm

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Xem thêm các bài soạn Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) hay, ngắn khác:

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Du: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam

*Cuộc đời:

- Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan g đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình.

- Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân g Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sông của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người.

- Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.

*Sự nghiệp văn học:

- Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)

- Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả.

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

2. Tác phẩm

a. Vị trí đoạn trích: Từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải.

b. Thể loại: Truyện thơ Nôm.

c. Thể thơ: Lục bát.

d. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

e. Ý nghĩa nhan đề:

- Chí: thể hiện ý chí con người hướng đến những việc làm lớn lao. 

- Khí: là nghị lực để đạt tới mục đích.

Chí khí anh hùng: là lí tưởng, nghị lực, và mục đích cao cả của người anh hùng.

f. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải.

- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

- Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải.

g. Giá trị nội dung: Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí.

h. Giá trị nghệ thuật:

- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật.

- Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng.

C. Đọc hiểu văn bản

1.  Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy kiều sau nửa năm chung sống

Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thảng rong

- Thời gian ra đi nửa năm: Là một con số không nhiều thế nhưng chàng và nàng đã có biết bao nhiêu là kỉ niệm.

- Hoàn cảnh ra đi hương lửa: Tình ảnh ước lệ "tình yêu". → Hương lửa đương nồng: Tình cảm của hai người đang rất mặn nồng.

- Lí do ra đi:

+ Trượng phu: Người đàn ông có tài năng xuất chúng. 

+ Từ Hải đã động lòng bốn phương: Ý chí muốn làm nên sự nghiệp lớn. Hình ảnh "trời bể mênh mang" như thể hiện được ý chí lớn lao của Từ Hải.

+ Khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi. 

+ Thoắt (tính từ): Dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, chỉ sự nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ.

- Tư thế:

+ Thanh gươm yên ngựa: một mình, một gươm, một ngựa.

+ Thẳng rong: Đi liền một mạch

→ Tư thế oai phong, hào hùng sánh ngang với trời đất

- Cách miêu tả: Đặt nhân vật sánh ngang với không gian trời bể mênh mang.

→ Cảm hứng vũ trụ

→ Ngợi ca người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ.

*4 câu đầu miêu tả:

- Bối cảnh chia li giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

- Giới thiệu chí khí anh hùng của Từ Hải.

- Tư thế oai phong, hào hùng của 1 con người mang tầm vóc vũ trụ.

→ Ý chí quyết tâm ra đi dứt khoát không vương vấn.

⇒ Bốn câu thơ đầu đã thể hiện được cuộc chia tay vô cùng kiên quyết của Từ Hải.

2. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải

Nàng rằng: "Phận gaí chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"

Từ rằng: "Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

Bằng nay bốn bể không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu

Chầy chăng là một năm sau vội gì?

- Thúy Kiều một lòng một dạ muốn theo chồng mình: Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng/ Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.”

+ Thúy kiều nhắc đến chữ tòng trong lễ giáo phong kiến, phận gái thì phải theo chồng.

+ Do tâm lí của nàng lúc này.

+ Có thể nàng muốn ra đi để cùng chia sẻ, tiếp sức và cùng gánh vác khó khăn cùng Từ Hải.

→ Đó là mong muốn chính đáng, hợp lí, thuận tình.

- Từ Hải đã từ chối mong muốn của Thúy Kiều. Đó là phản ứng tất yếu của người anh hùng chân chính: Từ rằng: "Tâm phúc tương tri/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

+Tâm phúc tương tri: Hai người đã hiểu nhau sâu sắc.

+ Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình: Khuyên Thúy Kiều vượt lên chính mình để trở thành vợ một người anh hùng.

- Hứa hẹn ngày trở về vinh quang:

+ Bao giờ mười vạn tinh binh...Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường: Khí chất anh hùng của kẻ trượng phu. Chàng phải đi đến khi nào lập nên sự nghiệp, có tinh binh đi sau, có lá cờ rợp đất thì mới trở về tìm nàng để cho nàng có một cuộc sống sung sướng. 

+ Làm cho rõ mặt phi thường/ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia: Ước mơ anh hùng,phải làm cho ra dạng phi thường khi đó thì Từ Hải mới rước nàng thành vợ chính thức của chàng.

+ Bốn bể không nhà: Ẩn dụ → Chí khí tung hoành ngang dọc. Còn đi theo Từ Hải thì bốn bể không nhà làm sao mà một người con gái như nàng Kiều có thể chịu đựng được.

+ Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì?Chàng vừa hứa hẹn vừa an ủi nàng, cùng lắm là một năm sau chàng sẽ trở về bên nàng.

→ Từ Hải quả là một người anh hùng khí thế hơn người, nữ nhi xinh đẹp cũng không thể nào ngăn được chí hướng lớn lao của người anh hùng ấy. Không những thế chàng còn hứa hẹn an ủi nàng mong ngày sum họp.

3. Ý chí và tính cách của Từ Hải

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dậm khơi

- Thái độ, cử chỉ: Kiên quyết, dứt khoát, ko chần chừ, do dự, ko để tình cảm yếu đuối lung lạc, cản bước.

- Hình ảnh chim bằng: Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, phi phàm, mang tầm vóc vũ trụ.

→ Khẳng định quyết tâm và tự tin vào thành công. Thể hiện lí tưởng của một kẻ anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa.

⇒ Một con người khí chất hơn người, hoài bảo lớn lao và niềm tin sắt đá vào tài năng của mình. 

D. Sơ đồ tư duy

Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều)

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 đầy đủ, chi tiết hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học