Top 30 Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (siêu hay)
Tổng hợp trên 30 đoạn văn (khoảng 150 chữ) Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (mẫu 1)
- Dàn ý Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (mẫu 2)
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (mẫu 3)
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (mẫu 4)
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (mẫu 5)
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (mẫu 6)
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (mẫu 7)
- Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió (mẫu 8)
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió - mẫu 1
Thần thoại là tác phẩm tự sự của dân gian nói về các vị thần nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người thời cổ đại. Nổi bật là câu chuyện “Thần Gió” với chi tiết kì ảo rằng Thần gió có một đứa con rất hiếu động, nhân lúc Thần Gió đi xin gạo về nấu cháo cho vợ đang đau ốm, đứa con tinh nghịch lấy chiếc quạt của thần làm quạt gió thổi chơi. Đến lúc thần Gió trở về thì đã quá muộn, hành động tinh nghịch đó đã gây nên hậu quả tàn khốc, khiến cho nhân loại đói khổ, đất đai khô hạn, mùa màng yếu kém. Tác giả dân gian đã chọn lọc câu từ khéo léo để mô tả câu chuyện. Xây dựng rất thành công chi tiết kì ảo, lí giải hiện tượng gió mùa khô hạn của tự nhiên, qua đó thể hiện quan niệm của người xưa về một thế lực siêu nhiên đang chi phối cuộc sống của họ.
Dàn ý Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió
b. Thân đoạn
- Bắt đầu phân tích chi tiết kì ảo
* Chi tiết kì ảo:
- Đứa con của Thần Gió bị đày xuống trần bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Sau đó ít lâu, bị Ngọc Hoàng bắt hóa thành cây ngải.
* Ý nghĩa chi tiết kì ảo:
- Giải thích hiện tượng gió lốc và câu chuyện về cây ngải báo gió, trị bệnh cảm trâu theo dân gian.
c. Kết đoạn
- Khẳng định lại ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió - mẫu 2
Thần Gió thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, giải thích về hiện tượng gió trong tự nhiên. Câu chuyện “Thần gió” giải thích hiện tượng gió của tự nhiên, với ngòi bút miêu tả sắc sảo, hiện lên chi tiết kì ảo về đứa con của Thần Gió: Thần Gió có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện: có một hôm thần đi vắng, đứa con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, tìm không ra cái ăn. Bằng bút pháp nghệ thuật tài tình và trí tưởng tượng phong phú, tác giả ví đứa con tinh nghịch của Thần gió đã làm cho nhân gian hứng chịu thiên tai, nạn đói hoành hành. Mục đích của chi tiết kì ảo đó nhằm giải thích cho hiện tượng gió mùa khô hạn ở nhân gian, gây nên việc mất mùa, cái ăn tìm không ra.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió - mẫu 3
Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, và loài vật trong đó có truyện kể về "Thần Gió". Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ông văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian thông qua cây ngải. Đồng thời, nó còn cho thấy kinh nghiệm của tác giả dân gian trong việc dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió - mẫu 4
Hệ thống thần thoại suy nguyên là một trong những hệ thống thần thoại lý thú nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Các truyện thần thoại suy nguyên kể về các vị thần, giải thích lý do cho các hiện tượng thiên nhiên, đồng thời giải thích sự hình thành của thế gian, vạn vật. Trong hệ thống thần thoại suy nguyên có rất nhiều câu chuyện lý thú, bao gồm chuyện "Thần Gió". Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ông văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian thông qua cây ngải. Chi tiết này cho thấy tri thức, trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta từ ngàn xưa. Ngoài ra, nó còn thể hiện kinh nghiệm sống và sản xuất của dân gian qua mẹo dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu. Câu chuyện không chỉ giải thích hiện tượng thiên nhiên mà còn lưu lại kinh nghiệm sản xuất cho con cháu đời sau.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió - mẫu 5
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu chuyện hay, chứa đựng những nội dung và ý nghĩa sâu xa. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến thể loại thần thoại. Với đặc trưng là những chi tiết kì ảo, hư cấu nhưng cực kì cuốn hút, thần thoại đã mang đến cho bạn đọc nhiều cảm xúc khác nhau về những sự kiện thường nhật. Tiêu biểu phải kể đến chính là chi tiết con của Thần gió bị đày xuống dưới hạ giới để đi chăn trâu và sau này hóa thành cây ngải tướng quân để đưa tin được trích từ thần thoại Thần Gió. Thần Gió có người con ham chơi, một lần không để ý con ngài đã dùng chiếc quạt của ngài thổi bay bát gạo của người nông dân bị phạt đày xuống dưới hạ giới làm kẻ chăn trâu cho nhà họ và sau này hóa thân thành cây ngải tướng quân để báo tin cho thiên hạ. Chi tiết kì ảo này lí giải cho hiện tượng có cây ngải tướng quân và tác dụng của cây ngải tướng quân đối với con người, đối với cuộc sống, bên cạnh đó còn tạo ra những câu chuyện thú vị truyền lại cho con cháu đời sau, làm phong phú thêm cho kho tàng văn học dân gian nước nhà. Chính chi tiết này cũng làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn, đồng thời giải thích cho những hiện tượng, sự vật có trong tự nhiên một cách tinh tế, khéo léo và dễ tiếp thu hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn còn được lưu truyền rộng rãi đến tận ngày nay và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các thế hệ độc giả.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió - mẫu 6
Hệ thống thần thoại suy nguyên có rất nhiều truyện kể về nguồn gốc vũ trụ và loài vật trong đó có truyện kể về "Thần Gió". Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ông văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian thông qua cây ngải. Đồng thời, nó còn cho thấy kinh nghiệm của tác giả dân gian trong việc dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu.
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió - mẫu 7
Phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió - mẫu 8
Sự sáng tạo nên vạn vật đều có sự tham gia của các vị thần với vai trò, trách nhiệm khác nhau và thần gió cũng vậy. Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ông văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian thông qua cây ngải. Đồng thời, nó còn cho thấy kinh nghiệm của tác giả dân gian trong việc dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Thần Trụ Trời.
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm truyện Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ).
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ Thu hứng (Đỗ Phủ).
- Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử).
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT