Trắc nghiệm Bình Ngô đại cáo (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 25 câu hỏi trắc nghiệm Bình Ngô đại cáo Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về văn bản Bình Ngô đại cáo

Câu 1. Bình Ngô đại cáo của tác giả nào?

A. Tản Đà

B. Nguyễn Trung Ngạn

C. Nguyễn Trãi

D. Trương Hán Siêu

Câu 2. Bình Ngô đại cáo được viết sau khi quân ta giành chiến thắng trước kẻ thù nào?

A. Nam Hán

B. Nguyên Mông

C. Minh

D. Tống

Câu 3. Nguyễn Trãi thừa lệnh vị vua nào viết Bình Ngô đại cáo?

A. Lê Lợi

B. Lê Bang Cơ

C. Lê Duy Bang

D. Nguyễn Huệ

Câu 4. Đại cáo Bình Ngô được viết bằng:

Chữ Hán

Chữ Nôm

Câu 5. Chọn khái niệm đúng về thể cáo:

A. Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời.

B. Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. 

C. Là văn bản có tính quy phạm được dùng rộng rãi trong nhà nước phong kiến do nhà vua ban bố cho các quan lại và dân chúng.

D. Một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết

Câu 6. Đáp án nào dưới đây là đặc trưng của thể cáo?

A. Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, phần nhiều là văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau

B. Lí lẽ đanh thép, lí luận sắc bén

C. Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Lẽ nào trời đất dung tha.

Ai bảo thần dân chịu được?

(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)

A. Nêu luận đề chính nghĩa

B. Vạch rõ tội ác của giặc Minh

C. Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa

D. Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa,

Chốn hoang dã nương mình.

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng;

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

Chẳng những mưu kế kì diệu,

Cũng là chưa thấy xưa nay.

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

A. Nêu luận đề chính nghĩa

B. Vạch rõ tội ác của giặc Minh

C. Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa

D. Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

Câu 9. Giá trị nội dung của tác phẩm Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi

A. Tác phẩm tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc.

B. Thể hiện sự chán ghét của thi nhân đối với cuộc sống tầm thường nơi trần thế.

C. Nỗi lòng riêng tư của tác giả nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.

D. Qua những hoài niệm về quá khứ, tác phẩm thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Câu 10. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”

Nghệ thuật chính luận tài tình

Cảm hứng trữ tình sâu sắc

Cả hai đáp án trên đều đúng

Phân tích văn bản Bình Ngô đại cáo

Câu 1. Tư tưởng xuyên suốt tác phẩm là gì?

A. Tư tưởng nhân văn.

B. Tư tưởng nhân nghĩa.

C. Tư tưởng nhân đạo.

D. Tư tưởng nhân dân.

Câu 2. “Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào? 

A. Lãnh thổ, phong tục, chủ quyền.

B. Văn hiến, lãnh thổ, kinh tế.

C. Văn hiến, lãnh thổ, phong tục.

D. Lịch sử, lãnh thổ, phong tục.

Câu 3. Câu thơ nào dưới đây KHÔNG thể hiện tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù?

A. Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

B. Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

C. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

D. Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Câu 4. Câu thơ nào dưới đây nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

A. Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.

B. Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

C. Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

D. Tất cả đáp án trên.

Câu 5. Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?

A. Căm tức trước tội ác của giặc, đau lòng trước hoàn cảnh hiện tại của nhân dân ta.

B. Trằn trọc, băn khoăn nỗi nước nhà.

C. Thờ ơ với tội ác của giặc, trước nỗi khổ của nhân dân.

D. A và B đúng.

Câu 6. Tác giả đã nêu lên khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn?

A. Không có hiền tài, quân sư.

B. Do giặc giữ.

C. Vận nước đang ở thời kì khó khăn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7. Chi tiết nào sau đây KHÔNG PHẢI thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ?

A. Cố gắng khắc phục gian nan.

B. Đoàn kết cùng nhân dân dựng nhà, dựng ngọn cờ khởi nghĩa.

C. Nuôi mối thù trong lòng.

D. Các tướng sĩ cùng chung một lòng đánh giặc.

Câu 8. Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào? 

A. Thất bại thảm hại.

B. Thất bại thảm hại, làm trò cười cho cả thiên hạ.

C. Làm trò cười cho thiên hạ.

D. Bị phát hiện.

Câu 9. Chi tiết, hình ảnh nào thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân?

A. Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong

Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực

B. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sống phải cạn.

C. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá/ Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10. Sự hèn nhát của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết cụ thể nào?

A. Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm.

B. Đô đốc Thời Tự quỳ xuống xin đầu hàng; Thượng thư Hoàng Phúc trói tay xin hàng.

C. Thông tổ kiến phá toang đê vỡ.

D. Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường.

Câu 11. Sự thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết nào?

A. Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường.

B. Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước.

C. Quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12. Tác giả tuyên bố về thắng lợi và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước bằng một tư thế như thế nào?

A. Tư thế đắc thắng.

B. Tư thế hiên ngang.

C. Tư thế tự tin.

D. Tư thế kiêu ngạo.

Câu 13. Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết tác phẩm là gì?

A. Là người đại diện cho vua.

B. Là người đại diện cho những người dân nước Nam tự hào về dân tộc.

C. A và B.

D. Là một vị quan lớn.

Câu 14. Ý nào dưới đây nêu đúng về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm?

A. Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những điển tích, điển cố cụ thể, tiểu biểu và sâu sắc.

B. Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những câu chuyện có thật trong lịch sử.

C. Tác phẩm được lập luận chặt chẽ bằng việc đưa ra các luận điểm, những lí lẽ và bằng chứng là những anh hùng lập nhiều chiến công trong lịch sử.

D. Đáp án khác.

Câu 15. Ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV là gì?

A. Cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta.

B. Mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước nhà.

C. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc về ý thức dân tộc, lịch sử, văn hóa của dân tộc Đại Việt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác