Trắc nghiệm Dục Thúy sơn (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 19 câu hỏi trắc nghiệm Dục Thúy sơn Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về văn bản Dục Thúy sơn

Câu 1. Văn bản Dục Thúy sơn của tác giả nào?

A. Hoàng Đức Lương

B. Nguyễn Trãi

C. Ngô Sĩ Liên

D. Nguyễn Dữ

Câu 2. Dục Thúy sơn được xếp vào tập thơ nào?

A. Đại Việt sử ký.

B. Ức Trai thi tập.

C. Lĩnh Nam chích quái.

D. Đại Nam thực lục.

Câu 3. Bài thơ Dục Thúy sơn được sáng tác vào thời điểm nào?

A. Sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn.

B. Khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh nổ ra rộng rãi.

C. Khi cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc.

D. Khi Nguyễn Trãi đang làm quan cho nhà Lê.

Câu 4. Bài thơ Dục Thúy sơn thuộc thể loại nào?

A. Ngũ ngôn luật thi.

B. Thất ngôn bát cú Đường luật.

C. Song thất lục bát.

D. Lục bát.

Câu 5. Ức Trai thi tập gồm bao nhiêu bài thơ?

A. 102 bài thơ.

B. 103 bài thơ.

C. 104 bài thơ.

D. 105 bài thơ.

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ Dục Thúy sơn là gì?

A. Biểu cảm.

B. Nghị luận.

C. Miêu tả.

D. Biểu cảm.

Câu 7. Bài thơ Dục Thúy sơn viết bằng ngôn ngữ gì?

A. Chữ Nôm.

B. Chữ Hán.

C. Chữ quốc ngữ.

D. Chữ tượng hình.

Câu 8. Sáu câu thơ đầu bài thơ Dục Thúy sơn viết về nội dung gì?

A. Tình cảm yêu mến của Nguyễn Trãi dành cho thiên nhiên.

B. Nỗi lo lắng của Nguyễn Trãi trước thời thế.

C. Vẻ đẹp của thiên nhiên vùng núi Hương Sơn.

D. Nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên đã xa.

Câu 9. Nội dung chính trong văn bản Dục Thúy sơn là gì?

A. Vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi nhớ của tác giả trước thiên nhiên đã xa.

B. Vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

C. Vẻ đẹp của thiên nhiên và sự bất lực của tác giả trước thời đại.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10. Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Dục Thúy sơn?

Chọn đáp án không đúng:

A. Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.

B. Hình ảnh thơ mĩ lệ.

C. Sử dụng câu thơ ngũ ngôn, dồn nén cảm xúc.

D. Xây dựng nhân vật độc đáo.

Phân tích văn bản Dục Thúy sơn

Câu 1. Câu đề bài thơ mở đầu bằng hai hình ảnh nào?

A. Hình ảnh con người.

B. Hình ảnh núi non, cửa biển.

C. Hình ảnh cây cỏ.

D. Hình ảnh thác, núi.

Câu 2. Trong hai câu thơ phần thực, tác giả đã sử dụng bút pháp gì?

A. Tả cảnh ngụ tình.

B. Tả thực.

C. Ước lệ tượng trưng.

D. Lý tưởng hóa.

Câu 3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ phần luận?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 4. Trong phần kết, tác giả đã nhắc đến hình ảnh nào?

A. Hình ảnh bóng tháp soi xuống mặt nước.

B. Hình ảnh cửa biển có ngọn núi tiên.

C. Hình ảnh bia đá khắc thơ văn Trương Hán Siêu.

D. Hình ảnh ánh sáng của sóng nước phản chiếu.

Câu 5. Trong câu thơ thứ ba, dáng núi được so sánh với hình ảnh gì?

A. Như đóa hoa hồng vào buổi sớm.

B. Như đóa hoa sen nổi trên mặt nước.

C. Như đóa hoa quỳnh vào ban đêm.

D. Như đóa hoa lan nở trên núi.

Câu 6. Hình ảnh ngọn núi phản chiếu xuống mặt nước được so sánh với hình ảnh gì?

A. Hiện lên với một vẻ đẹp hoàn hảo.

B. Hiện lên đầy thơ mộng.

C. Hiện lên một cách dịu dàng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7. Chi tiết nào dưới đây KHÔNG miêu tả cận cảnh núi Thúy Sơn?

A. Dáng núi.

B. Bóng tòa tháp trên núi.

C. Hình ảnh con người dưới chân núi.

D. Ngọn núi phản chiếu qua sóng nước.

Câu 8. Nét đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện như thế nào qua bài thơ?

A. Tâm hồn lãng mạn.

B. Tâm hồn bay bổng nhưng cũng rất thực tế.

C. Tâm hồn mơ mộng, tài hoa.

D. A và B đúng.

Câu 9. Trong hai câu kết của Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm nỗi niềm gì?

A. Biểu lộ nỗi buồn.

B. Biểu lộ niềm xúc động.

C. Bày tỏ tấm lòng biết ơn, hoài niệm.

D. Tất cả đáp án trên.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác