Top 10 Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua
Tổng hợp trên 10 bài văn Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua (mẫu 1)
- Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua (mẫu 2)
- Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua (mẫu 3)
- Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua (mẫu 4)
- Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua (mẫu 5)
- Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua (mẫu 6)
- Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua (mẫu 7)
- Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua (mẫu 8)
Đề bài: Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua? Hãy lập đề cương cho bản báo cáo kết quả của hoạt động trải nghiệm đó
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 1
Đề cương báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm của lớp 10A1
1. Số lượng người tham gia
Tổng số 45 người trong đó:
- Học sinh của lớp là 40 thành viên.
- Giáo viên và đại biểu của lớp là 5 người.
2. Kết quả
- Buổi trải nghiệm diễn ra an toàn, đúng kế hoạch thực tế.
- Học sinh của lớp tham gia vui vẻ.
- Hăng say khám phá những điều lý thú, bổ ích, tích lũy được nhiều điều hay về truyền thống. lịch sử, tham quan và tìm hiểu rõ về các di tích, danh lam thắng cảnh.
- Bày tỏ lòng biết ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.
3. Bài học kinh nghiệm
- Lớp cần tích cực nêu cao tinh thần đoàn kết.
- Cần hăng hái tham gia các hoạt động hơn.
- Mong muốn các bậc phụ huynh và GVCN tạo ra những chuyến đi ý nghĩa.
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 2
Nếu chỉ có mô hình hóa qua hình cây ở trên mà không đi vào việc làm thực tế của một nhà trường thì cũng dễ bị coi là nói suông, chưa trải nghiệm vậy. Sau đây là một vài chia sẻ để trải lòng và nghe góp ý với mục đích mình họa. Tại trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội), không chỉ học trò mà chính giáo viên chúng tôi đã lần lượt qua các nếm trải thực tế và chiêm nghiệm nhất định.
1. Bảo tàng không tĩnh: Chúng tôi vẫn đưa học sinh đến bảo tàng nhưng có mục tiêu rõ ràng là hãy làm sao khiến cho bảo tàng luôn sống động và ấn tượng trong tâm trí của học trò. Ví dụ trong năm học 2017- 2018, Nhóm chuyên môn Lịch sử đưa các con đến Bảo tàng Lịch sử, nhóm Sinh học đưa học sinh đến Bảo tàng Thiên nhiên, thì Tổ Ngữ văn đưa hơn 300 học sinh khối 10 đến Bảo tàng dân tộc Việt Nam. Trước khi đi học sinh được tách thành các nhóm và giao việc theo các không gian trưng bày để khi đến bảo tàng, bên cạnh việc học sinh cùng nhau được trải rộng khắp, còn chia nhóm khắc sâu nghiệm qua nhiệm vụ cụ thể. VD: Khi đi đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, giáo viên môn Ngữ văn của lớp đã giao cho Nhóm 1quan sát ghi chép, quay video, chụp ảnh tại khu vực trưng bày trong nhà về 54 dân tộc. Nhóm 2 nhận nhiệm vụ ở khu vực dựng cảnh các nếp nhà và phong tục của các dân tộc ở ngoài trời. Và nhóm 3 sẽ tham quan và ghi nhận sâu ở tò nhà trưng bày Đông Nam Á. Chúng tôi gọi đó là “đầu tư có trọng điểm” để học sinh xác định sự chú ý và có “gốc” cho khả năng sáng tạo. Sau đó, trở về từng nhóm báo cáo và thể hiện sản phẩm chuyên sâu về khu vực được giao. Nếu tổ được giao thực hiện chưa thuyết phục thì chính những bạn ở nhóm khác có thể bổ sung và chất vấn. Đây là cách tránh “cục bộ” chỉ chăm chú vào việc của mình. Nhờ vậy, học sinh vẫn có ý thức lắng nghe và thi đua cùng nhau. Tổ nào có nhiều ý kiến “trái miền phân công”, mà vẫn làm tốt phần của mình sẽ được ghi nhận để xếp loại, đánh giá. Nếu như nhóm Sinhhọc có “vĩ thanh” tham quan bảo tàng Thiên nhiên với cuộc thi “Cây và trường” trong Lễ hội Xuân yêu thương ngập tràn hương sắc, thì Tổ Ngữ văn cũng có cách lưu dấu Bảo tàng dân tộc học bằng các sản phẩm thể hiện văn hóa - văn học các dân tộc: Muôn dặm văn chương, cội nguồn dân tộc.
2. Trải nghiệm yêu thương: Tổ Ngữ văn đã đưa học sinh tham dự ngày thơ nhiều năm ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng rằm tháng Giêng năm nay, khi kế hoạch trải nghiệm được xây dựng sáng tạo thì hiệu quả cũng vượt trội. Tham dự Ngày thơ Việt Nam năm 2018, trở về, các trò cùng tham gia nộp bài thi sáng tác thơ, bình thơ hay. Các bài thơ tiêu biểu đã được chọn đọc trong chuyên đề “Liên hoan thơ” của học sinh khối lớp 10. Đúng là “Đi xa rồi lại về gần”, hiệu quả lần này góp phần khẳng định trải nghiệm không có nghĩa cứ phải đến những nơi thật xa, thấy những việc thật lạ mà có những trải nghiệm ở chính Hà Nội, tại trường lớp của mình. Học sinh nói lên được lên tiếng lòng của mình giúp thầy thêm hiểu trò, bè bạn thêm hiểu nhau và phụ huynh cũng thêm hiểu con mình hơn. Trong chuyên đề môn Ngữ văn, chúng tôi chú trọng dạy làm người bằng trải nghiệm yêu thương. Học sinh đã có cơ hội chia sẻ về tình cảm của mình. Chúng tôi đã cùng học trò xúc động chứng kiến một kỷ niệm đẹp và đáng nhớ của gia đình học sinh.
3. Trải nghiệm để hội nhập: Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, học sinh được đưa đi thăm Đại học Anh quốc, RMIT, FPT, Trung tâm Văn hóa Mỹ, Pháp Viện Goethe, Phân viện Puskin ở Hà Nội, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam… Đến đây, việc trải nghiệm nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Nhật (có lớp học tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ hai ở trường). Gặp gỡ các là chuyên gia Văn hóa và giáo dục nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhờ việc học ở trường các trò đã tiếp xúc thường xuyên với giáo viên người nước ngoài nên đến các nơi này các em rất chủ động và tích cực. Kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình được phát triển mạnh. Từ đó, năng lực trình bày giàu sức thuyết phục được rèn luyện tốt.
4. Hành trình tri ân: Cuối năm 2017, trường chúng tôi đã tổ chức học trải nghiệm sáng tạo cho 300 học sinh khối 12 (năm thứ ba). Đó là liên môn Ngữ Văn-Lịch sử - Địa lý - Giáo dục Công dân - Giáo dục Quốc phòng. Chương trình mang tên “Hành trình tri ân”, thầy trò nhà trường và các bậc cha mẹ đã đồng hành về miền Trung thân thương, cùng bên nhau thắp sáng tin yêu giữa lòng đất nước. Học sinh được bên nhau trong tình thầy trò, bạn bè trong sáng và ấm áp. Một trải nghiệm xa nhà 3 ngày 2 đêm giúp mỗi trò Hà Nội có cơ hội phát triển năng lực tự lập để trưởng thành hơn. Học sinh đã được hiểu về những điều thiêng liêng để bớt sự hời hợt thường có ở giới trẻ thời bình. Qua bản thông báo kế hoạch trải nghiệm gửi về các gia đình, ngay từ đầu, học sinh và phụ huynh không coi đây là dịp tham quan dã ngoại. Các trò đã xác định đây là dịp thực tế học tập mang nhiều ý nghĩa cao quý và thiết thực. Bởi lịch trình các địa chỉ đỏ như Ngã Ba đồng lộc, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường Chín, Thành cổ Quảng Trị, Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải và Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Nhìn lại tổng cộng hơn 1000 cây số đi và về, học sinh đã thấu hiểu đó là hành trình của lòng biết ơn sâu nặng, hành trình về với những con người làm nên lịch sử. Có thể nói qua trải nghiệm lần này, trong hành trình cuộc đời mỗi học sinh, đã có ánh sáng ân nghĩa được thắp lên!
Sau chuyến đi trải nghiệm 3 ngày 2 đêm ấy, trở về, học sinh Vũ Huyền Thương lớp 12C2 đã thốt lên trong bài viết của mình: “Mộ các liệt sĩ cứ mênh mông bạt ngàn như không có điểm dừng. Trước khi đến đây, tôi vẫn biết có rất nhiều người đã ngã xuống tại đây song khung cảnh hiện ra trước mắt thật xa với sức tưởng tượng của tôi rất nhiều”. Còn học sinh Dương Thái Hoàng An lớp 12D1 viết những vần thơ: Nghĩa trang Đường Chín mênh mang/ Mười ngàn Liệt sĩ nối hàng tiếc thương/ Hy sinh ngày ấy - chiến trường/ Nguyện mong làng xóm, phố phường bình an/ Lòng không một chút oán than/ Cầm chắc tay súng đánh tan quân thù/ Máu thấm đất, hồn thiên thu/ Lẽ nào ta lại lơ mơ ngủ lười/ Sách vở có lúc xa xôi/ Liên minh bóng đá, mải vui nhiều trò/ Đi Quảng Trị ngẫm mà lo/ Ân hận tìm đến bến bờ tri ân…
Sau chuyến đi Quảng trị, viết về Thành cổ Quảng Trị, học sinh Nguyễn Dương Hương Nhi 12D1 viết: “Thành cổ Quảng Trị - một nghĩa trang không có những nấm mồ. Khác vớiNghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Đường 9 hay các nghĩa trang khác thì liệt sĩ nào cũng có mộ, dù niết hay chưa biết tên. Nhưng ở Thành cổ Quảng Trị thì các anh chỉ có một ngôi mộ tập thể chung, một nấm mồ chung thôi. “Đài tưởng niệm trung tâm” là biểu tượng của nấm mồ chung đó. Thương lắm khi biết tại mảnh đất đó, thân xác các anh đã hòa vào cùng cây cỏ, đất trời.”
5. Hành trình nhận nắng phương Nam: Vào tháng 3, các giáo viên chủ chốt cùng 25 học sinh xuất sắc của trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa đã tham gia một chuyến trải nghiệm xa 1750 km tới thành phố mang tên Bác kính yêu. Việc đổi mới phương pháp ở thành phố Hồ Chí Minh rất tích cực. Điểm đến của đoàn là trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý và Trường THPT Lê Quý Đôn. Một ngôi trường chưa đến 10 năm tuổi và một ngôi trường có lịch sử 140 năm. Điểm chung là cả hai ngôi trường này đều rất mạnh về đổi mới hoạt động, đổi mới phương pháp dạy học, tương đồng về mô hình. Cũng trong chuyến đi phương Nam này, với mỗi học sinh không thể quên kỷ niệm được chui trong địa đạo Củ Chi cùng thầy cô và bè bạn. Nhờ thế, sau trải nghiệm, những bài học Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Văn học sẽ thấm thía hơn nhiều.
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 3
Trong những hoạt động tập thể, trò chơi kéo co được mọi người vô cùng ưa chuộng và yêu thích. Môn thể thao này vừa giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, vừa nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết. Ở bài thuyết minh này, tôi sẽ cung cấp cho các bạn quy tắc, luật lệ của môn kéo co để chúng ta có thêm hiểu biết và chấp hành đúng yêu cầu của trò chơi.
Để bắt đầu một trận đấu kéo co, chúng ta không thể thiếu dây thừng. Kích thước của dây thừng thông thường dao động từ 7 đến 15 mét, có thể dài hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào số lượng người tham gia. Giữa dây sẽ có một sợi dây đỏ để dùng để đánh dấu, phân cách hai đội.
Đối với bộ môn kéo co, mọi đối tượng đều có thể tham dự nếu đáp ứng tốt về thể lực. Số lượng người thi đấu nằm trong khoảng từ 10 đến 16 người, thậm chí nhiều hơn, chia làm hai đội. Vị trí đứng tùy thuộc vào sự sắp xếp của mỗi đội chơi.
Luật chơi của bộ môn kéo co vô cùng dễ hiểu và dễ thực hiện. Trước hết, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như gắng tay, giày thể thao nhằm đảm bảo an toàn cho cơ thể. Tiếp theo, kẻ vạch phân chia ranh giới giữa hai đội. Sau khi các thủ tục chuẩn bị hoàn tất, người chơi vào tư thế sẵn sàng: tay nắm chặt dây, chân chùng xuống. Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài thì tiến hành kéo dây về phía mình. Đội nào kéo dây đỏ về vượt qua vạch kẻ trước thì giành chiến thắng.
Mặc dù hiện nay có không ít những trò chơi, bộ môn thể dục hấp dẫn khác nhưng kéo co vẫn là môn thể thao được mọi người yêu thích trong các hoạt động tập thể. Hi vọng những quy tắc, luật lệ mà tôi nêu trên sẽ giúp ích cho các bạn.
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 4
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.
Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.
Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.
Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.
Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, níu giữ nét đẹp truyền thống này.
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 5
Hiện nay, dã ngoại là hoạt động tập thể được nhiều người ưa thích. Có rất nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh mà chúng ta có thể tham quan. Đối với những người ưa khám phá, mạo hiểm thì các hoạt động tập thể, trải nghiệm ở địa bàn rừng núi là sự lựa chọn hàng đầu. Để có một chuyến đi dã ngoại an toàn, chúng ta cần lưu ý một số quy tắc như sau:
Thứ nhất, cần lên kế hoạch, lộ trình cụ thể cho buổi dã ngoại. Việc làm này là vô cùng cần thiết bởi nó sẽ tránh cho bạn và mọi người những rủi ro không đáng có trong suốt chuyến đi.
Thứ hai, cần lựa chọn trang phục phù hợp. Khi tham gia các hoạt động tập thể ở rừng núi, chúng ta cần mặc quần áo dài tay, đi giày cao cổ hoặc những trang phục gọn gàng, ôm sát cơ thể để tránh bị côn trùng cắn. Đặc biệt, không nên chọn đồ vật, quần áo sáng màu, quá rực rỡ vì sẽ thu hút các loài côn trùng, thú dữ.
Thứ ba, nâng cao cảnh giác khi đi đường rừng. Trong rừng ẩn chứa rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Chúng ta sẽ không thể biết được có bao nhiêu loài động vật đang ẩn nấp sau các tán cây cao và rậm. Hãy quan sát xung quanh để tránh bị rắn, rết cắn nhé!
Thứ tư, cần chuẩn bị các vật dụng, túi thuốc dự phòng. Trong các hoạt động tập thể, chúng ta không tránh khỏi những lúc bị trầy xước, chấn thương. Chính vì vậy, một túi thuốc bao gồm: bông, băng, cồn sát trùng, băng dính cá nhân, thuốc cảm cúm, thuốc đau bụng,... là hết sức cần thiết.
Thứ năm, ta cần chọn vị trí thoáng đãng, cao ráo để tiến hành cắm trại hoặc tổ chức các hoạt động tập thể. Tránh những nơi ẩm thấp, có cây, gỗ mục vì đó là nơi sinh sống ưa thích của các loại côn trùng.
Cuối cùng, tuyệt đối không tự ý đi một mình hoặc tách đoàn đi riêng lẻ. Mọi người nên đi cùng nhau để hỗ trợ trong một vài trường hợp cần thiết.
Trên đây là một số quy tắc an toàn được đúc rút từ những người có kinh nghiệm. Các bạn có thể tham khảo và trang bị cho bản thân những vật dụng hữu ích. Một buổi hoạt động tập thể chỉ vui vẻ khi mọi thành viên được an toàn.
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 6
Bóng đá là một trong những môn thể thao hấp dẫn, được đông đảo mọi người yêu thích. Mặc dù là bộ môn phổ biến trên thế giới nhưng không phải ai cũng biết và hiểu hết được các quy tắc, luật lệ trong bóng đá. Qua bài viết này, tôi sẽ cung cấp, giới thiệu cho các bạn một số quy định cần thiết của một trận bóng.
Trong trận đấu, có tất cả 22 cầu thủ trên sân, chia đều cho hai đội (không tính cầu thủ dự bị), trong đó mỗi đội có một thủ môn. Dựa vào chiến lược của huấn luyện viên mà các cầu thủ sẽ được sắp xếp ở những vị trí khác nhau.
Mỗi cầu thủ trong những giải đấu chuyên nghiệp đều phải tuân thủ quy chuẩn về trang phục bao gồm: áo, quần, tất, giày và bọc ống đồng chuyên dụng. Đồng thời, không được phép sử dụng dụng cụ gây nguy hiểm cho bản thân và các cầu thủ khác.
Theo quy định, mỗi trận bóng được chia làm hai hiệp, mỗi hiệp kéo dài 45 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp không quá 15 phút. Tùy vào diễn biến từng hiệp mà thời gian bù giờ sẽ được quyết định khác nhau. Trước mỗi hiệp đấu, hai đội sẽ tiến hành phát bóng để bắt đầu. Nếu đội A phát bóng trong hiệp 1 thì đội B sẽ phát bóng trong hiệp 2. Quyền phát bóng thường được quyết định dựa trên kết quả tung đồng xu.
Trong suốt trận đấu, mỗi đội có ba lần thay thế người. Việc thay thế người phụ thuộc vào chiến lược của trọng tài và tình hình sức khỏe của các cầu thủ trên sân.
Luật bóng đá nghiêm cấm các hành vi sử dụng tay để chơi bóng. Người duy nhất được phép dùng tay bắt bóng là thủ môn. Ngoài ra, các hành động khiếm nhã, lăng mạ, xúc phạm, gây nguy hiểm đến sự an toàn của các cầu thủ khác đều bị xử lí nghiêm minh. Đặc biệt, hành vi sử dụng các chất kích thích và doping trước trận đấu hoàn toàn không được cho phép. Cầu thủ có thể phải đối mặt với các mức phạt khác nhau tùy theo mức độ vi phạm. Thậm chí là bị phế truất quyền thi đấu.
Đối với một số quả đá phạt thì vị trí đá được quy định rất rõ ràng. Cho đến khi cầu thủ sút phạt, các cầu thủ đội bên phải đứng xa bóng một khoảng 9,15m và nằm ngoài khu vực phạt đền. Khi bóng vượt ra khỏi sân, cầu thủ đội bên được yêu cầu phải đứng cách xa vị trí ném biên ít nhất là 2m. Hiện tại, FIFA có tất cả 17 điều luật trong "Luật bóng đá chính thức". Các quy định này được phép thay đổi để phù hợp với giải bóng chuyên nghiệp và nghiệp dư.
Như vậy, bài viết của tôi đã cung cấp cho mọi người một số quy tắc, luật lệ của môn thể thao bóng đá. Thông qua bài thuyết minh, tôi hi vọng các bạn đã có thêm những hiểu biết nhất định và tuân thủ theo điều luật mà bóng đá đã đề ra.
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 7
Vài ngày tới đây, nhà trường sẽ tiến hành tổ chức buổi dã ngoại tại vườn Quốc gia Ba Vì nhằm tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu phong cảnh, thiên nhiên ở đây. Để chuẩn bị cho chuyến đi, mình xin giới thiệu một quy tắc mà các bạn cần tuân thủ để đảm bảo có một chuyến đi an toàn.
Thứ nhất, có mặt đúng giờ. Theo lịch trình, đúng 6 giờ 15 xe sẽ khởi hành. Các bạn cần có mặt trước 30 phút để điểm danh, sắp xếp vị trí. Nếu quá thời gian quy định trên, các bạn sẽ bỏ lỡ trải nghiệm thú vị này.
Thứ hai, khi đến nơi, mọi người cần ổn định trật tự, xếp thành hàng và di chuyển theo sự chỉ dẫn của thầy cô. Không tách hàng, chen lấn, xô đẩy làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Thứ ba, chuẩn bị quần áo ấm. Do chúng ta đi vào mùa đông nên nhiệt độ ở đây sẽ rất thấp, chỉ khoảng 15 độ. Chính vì vậy, các bạn cần giữ ấm cơ thể, tránh để bị ốm.
Thứ tư, mang đồ ăn nhẹ. Tham gia các hoạt động tập thể đặc biệt là hoạt động dã ngoại khiến chúng ta phải vận động, di chuyển liên tục. Điều này sẽ khiến các bạn đói nhanh hơn bình thường. Hãy mang theo một số loại thực phẩm như xúc xích, bánh mì, phô mai, sữa,... để phục vụ cho những lúc dạ dày phát "tín hiệu" nhé!
Mình xin gọi những điểm trên là quy tắc an toàn. Các bạn hãy nhắc nhở bản thân, bạn bè thực hiện nghiêm túc để buổi dã ngoại được diễn ra tốt đẹp. Hi vọng một số lưu ý trên sẽ giúp ích cho chuyến đi này.
Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua - mẫu 8
Trong buổi dã ngoại sắp tới, chúng ta sẽ được đến thăm thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng. Tại nơi đây, chúng ta sẽ tiến hành tham quan và cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Hãy bỏ túi ngay một số quy tắc hữu ích sau đây để có chuyến đi dã ngoại vui vẻ, đoàn kết.
Thác Bản Giốc cách Hà Nội khoảng 335km và là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đặt chân đến Cao Bằng. Để ngắm được thác Bản Giốc, chúng ta cần vượt qua những mỏm đá và đi thuyền trên sông. Chính vì vậy, các bạn lưu ý:
Thứ nhất, cần chuẩn bị trang phục gọn gàng. Các bạn có thể mặc quần áo thể thao hoặc những trang phục phù hợp, thuận tiện cho việc di chuyển, hoạt động. Đặc biệt, nên sử dụng giày thể thao hoặc các loại giày có độ ma sát cao để tránh trơn trượt.
Thứ ba, tuân thủ theo sự hướng dẫn của hướng dẫn viên du lịch. Hướng dẫn viên du lịch là người am hiểu lịch sử, địa lí nơi đây. Do vậy, chúng ta nên chú ý lắng nghe lời khuyên của họ nhằm giảm thiểu các sự cố, phát sinh không mong muốn.
Thứ tư, mặc áo phao khi đi thuyền. Để đảm bảo cho sự an toàn của bản thân và các thành viên khác, mỗi người nên mặc áo phao trong suốt chuyến thưởng ngoạn. Đồng thời, không nô đùa, di chuyển mạnh trên thuyền.
Cuối cùng, hãy ghi chép và tận hưởng cảnh đẹp. Hoạt động dã ngoại sẽ đem đến cho bạn những kiến thức, trải nghiệm quý báu. Đừng quên lưu giữ chúng bằng cách ghi chép lại hoặc lưu giữ khoảnh khắc bằng điện thoại nhé!
Trên đây chỉ là một vài các quy tắc quan trọng cần lưu ý khi tham quan tại thác Bản Giốc, Cao Bằng. Các quy tắc này được đúc kết từ kinh nghiệm của những người đi trước. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến đi này.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.
- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản Bình Ngô đại cáo.
- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố "phá cách" trong bài Bảo kính cảnh giới (bài 43).
- Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ “Dục Thuý sơn”.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT