Top 30 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú

Tổng hợp trên 30 bài báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú - mẫu 1

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HIUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG

Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY

Tóm tắt:

Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Trước sự tác động của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế sâu rộng và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữa được bản sắc. Do vậy, việc khẳng định giá trị văn hóa của các dân tộc là vấn đề cấp bách.

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn háo tức là sinh hoạt”.

Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Ngưởi Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.

Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đó có tính chất khuôn mẫu, cố định. Đây là một khái niệm động, nó không ngừng vận động, phát triển để tự hoàn thiên và nâng cao. Từ đó, mang đến một cái nhìn toàn diện, sáng tạo, bất ngờ cho truyền thống.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

III. Kết luận

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.13.

2. Vương Anh (2003), Tiếp cận với văn hóa bản Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

3. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú - mẫu 2

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN

ĐÀN TÍNH Ở TỈNH BẮC KẠN

Tóm tắt:

Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.

I. Một số vấn đề về hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.

Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.

Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

IV. Kết luận

Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính.

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú - mẫu 3

TÌM HIỂU MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA HỌC SINH LỚP 6 ĐỐI VỚI ĐỊA DANH LỊCH SỬ

Đền Tống Trân, Cúc Hoa

Tóm tắt:

“Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người”. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi chúng ta trở về sau bộn bề của cuộc sống. Gắn với quê hương là các di tích lịch sử, tuy nhiên các di tích đang dần bị mai một, quên lãng do sự hội nhập quốc tế, con người mải mê với số hóa, công nghiệp hóa. Để có thể bảo tồn các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc nói chung và di tích lịch sử nói riêng, việc giáo dục giới trẻ là rất quan trọng. Bài viết khảo sát mức độ quan tâm của các học sinh lớp 6 trên địa bàn xã đối với địa danh lịch sử Đền Tống Trân, Cúc Hoa để từ đó đề ra những giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển, đưa các giá trị văn hoá truyền thống đến gần hơn với các bạn trẻ.

I. Giới thiệu về di tích Tống Trân Cúc Hoa

Đền Tống Trân- Cúc Hoa thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân và công chúa Cúc Hoa tại xã Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đến với đền Tống Trân du khách sẽ được ngắm dòng sông Luộc trong xanh, dạo bước trên triền đê và thưởng thức hương thơm dịu mát cùng với vẻ đẹp của các đầm sen đang đua nhau nở rộ vào những ngày hè.  

Từ ngoài vào, chúng ta sẽ dảo bước trên con đường nhỏ, hai bên là những hàng cây tỏa bóng mát. Tiếp đến là Nghi môn xây hai tầng tám mái. Phần cổ diêm ghi chữ Hán “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên từ môn” (cổng đền Lưỡng Quốc Trạng Nguyên). Qua nghi môn là đến khoảng sân rộng lát gạch. Giữa khoảng sân là táp môn hình cuốn thư đề tài thơ chữ Hán nội dung ca ngợi cảnh đẹp ngôi đền. Trước sân là “ao mắt rồng” quanh năm nước trong xanh. Nước trong ao thường được dùng để vo gạo, nấu xôi, đóng oản vào mỗi dịp lễ hội của đền. Bao quanh ao là hồ rộng được trồng sen, mỗi mùa sen nở tỏa hương thơm ngát cả khu đền.  Gian giữa hậu cung là nơi đặt khám và tượng thờ Trạng Nguyên Tống Trân. Hai gian bên là ngai thờ Dương Tam Kha và Đoàn Thượng.  Ngoài khu thờ chính còn có đền Mẫu là nơi thờ vọng bà Cúc Hoa, người vợ hiền tần tảo của Tống Trân. 

Để tưởng nhớ đến công lao của bậc hiền tài, hàng năm lễ hội đền Tống Trân được tổ chức từ ngày 10-17/4 âm lịch, trong đó ngày 13 và ngày 14 là ngày hội chính. Đền Tống Trân được nhà nước xếp hạng là di tích “Lịch sử” cấp Quốc gia năm 1991.

II. Khảo sát mức độ quan tâm của học sinh lớp 6 đối với địa danh lịch sử Đền Tống Trân, Cúc Hoa

Phương pháp nghiên cứu là điều tra, phỏng vấn học sinh lớp 6 trên địa bàn xã Đ.Đ huyện P.C bằng phiếu hỏi, tổng phiếu là 100 phiếu.

Câu hỏi đầu tiên được nhóm nghiên cứu đưa ra là: Các bạn có nghe/biết đến di tích lịch sử Tống Trân, Cúc Hoa hay không? Sau khi thu thập ý kiến từ các bạn học sinh, thu được kết quả như sau:

- Tỉ lệ đã nghe/biết đến: 82%

- Tỉ lệ chưa nghe/biết đến: 18%

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng, tỉ lệ học sinh đã nghe/biết đến di tích lịch sử này chiếm tỉ trọng lớn (82%), tỉ lệ học sinh chưa nghe/biết đến di tích lịch sử này chiếm tỉ trọng nhỏ (18%). Điều đó chứng tỏ các em học sinh rất quan tâm đến giá trị văn hóa, đến cội nguồn quê hương.

Câu hỏi thứ hai mà nhóm nghiên cứu đưa ra để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các em học sinh với di tích Tống Trân Cúc Hoa là: Em đã từng đến đó chưa, em có muốn tìm hiểu về khu di tích này không? Kết quả khảo sát thu được như sau:

- Tỉ lệ chưa đến, có quan tâm: 62%

- Tỉ lệ chưa đến, không quan tâm: 2%

- Tỉ lệ đã đến, có quan tâm: 31%

- Tỉ lệ đã đến, không quan tâm: 5%

Biểu đồ: Mong muốn tìm hiểu Đền Tống Trân, Cúc Hoa của học sinh lớp 6

Dựa vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng mức độ quan tâm của học sinh lớp 6 với đền Tống Trân, Cúc Hoa ở mức độ khá cao, chiếm 93% (93 học sinh chọn). Điều đó chứng tỏ rằng các em rất hứng thú với di sản văn hóa địa phương. Và có 7 em, ứng với 7% các em không quan tâm. Qua phỏng vấn nhanh nhóm tìm hiểu được nguyên nhân các bạn quan tâm tới di sản văn hóa này là bởi: đây là di sản văn hóa nổi tiếng của huyện nhà, tham gia vào lễ hội có nhiều trò chơi thú vị và hiểu hơn về lịch sử; hơn nữa các em sắp có bài trải nghiệm về một di tích ở quê hương nên mong muốn có thêm thông tin để làm tư liệu báo cáo. Những trường hợp không quan tâm là bởi các em không thích học tập, ngại giao tiếp.

III. Kết luận

Như vậy, từ nghiên cứu trên, có thể kết luận học sinh lớp 6 trường Đ.Đ rất quan tâm tới di sản văn hóa của địa phương. Mặc dù lí do quan tâm hơi thiên về lợi ích cá nhân, nhưng các em vẫn có ý thức và mong muốn được tìm hiểu khám phá di sản văn hóa quanh mình. Để giúp các em lớp 6 nói riêng và các em học sinh nói chung thêm yêu mến các giá trị truyền thống, di sản quê hương thì cần có giải pháp thiết thực như: tổ chức tham quan, đưa vào hoạt động trải nghiệm trong nhà trường… Các biện pháp đó sẽ có những đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hóa của đất nước.

IV. Tài liệu tham khảo

- congthongtindientutinhhungyen.vn

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú - mẫu 4

Theo nghĩa Hán - Việt cốt là xương, cách là tiêu chuẩn, phạm vi, quy định. Nói tới cốt cách của con người là nói đến nét đặc sắc, đặc trưng về tính cách của một con người hoặc của một tầng lớp xã hội. Chẳng hạn, người ta nói tới cốt cách nhà Nho, cốt cách nhà tri thức, cốt cách nhà văn... Nói tới cốt cách của một dân tộc thì không chỉ nói tới những nét đặc sắc, đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Cốt cách dân tộc là cái tương đối ổn định, bền vững bởi nó được hình thành, tạo dựng và khẳng định trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Lĩnh vực thể hiện rõ nhất cốt cách dân tộc, tinh thần dân tộc là văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là biểu hiện sống động của cốt cách dân tộc qua bao thăng trầm của lịch sử. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là giữ gìn cốt cách dân tộc. Cốt cách dân tộc được coi là "chất", là "bộ gien" của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, giữ gìn bộ gien quý đó. Một nền văn hóa giữ được cốt cách dân tộc sẽ là một nền văn hóa có đủ "sức khỏe" để đề kháng, chống lại sự "ô nhiễm văn hóa" hay "xâm lăng văn hóa" một cách vô thức hay có chủ định. Đây là một điều kiện cơ bản để "tiếp biến" văn hóa trước sự tác động nhiều chiều, phức tạp của khách quan được thực hiện một cách chủ động, tích cực.

I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”.

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn háo tức là sinh hoạt”.

Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Ngưởi Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ không phải là một nền văn hóa nghèo nàn, giống nhau, cùng khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú hoàn toàn đối lập với sự nghèo nàn, đơn điệu. Đa dạng, phong phú về bản sắc là một thuộc tính của văn hóa thể hiện khả năng sáng tạo của các dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Ngày nay, hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc được giao lưu, hợp tác và phát triển; mặt khác, cũng tạo ra xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, về văn hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. Quá trình đó đặt các dân tộc trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc trong quá trình phát triển.

Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa.

Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta

Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới tự nhiên và là một bộ phận không thể tách rời thế giới đó. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người ngày càng ý thức rõ rệt về mối quan hệ hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" đã trở thành triết lý sống của con người trong mọi thời đại. Ngày nay, trước sự tác động của biến đổi khí hậu và sự bất ổn tàn khốc của chiến tranh, khủng bố đang hằng ngày hằng giờ cảnh báo cho loài người phải biết quan tâm đến việc sống hòa hợp với tự nhiên và xã hội như một nhân tố không thể thiếu để phát triển, trong đó có phát triển kinh tế.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

III. Kết luận

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó.

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú - mẫu 5

1. Khái niệm sử thi

Sử thi là một dạng thể loại tự sự dài, dung lượng lớn, xuất hiện từ thời cổ đại xa xưa.

Trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc thiểu số ở nước ta, sử thi (anh hùng ca) nổi bật với vị trí quan trọng.

2. Đặc điểm nội dung của sử thi

Nội dung của thể loại sử thi đa dạng: kể về cuộc chiến bảo vệ xã hội; cuộc chiến tranh giải phóng 'trả thù cho cha, cứu thoát cho mẹ'; khát vọng chinh phục thiên nhiên, ca ngợi người anh hùng dũng cảm, bản lĩnh,... Trong sử thi 'Đăm Săn', ta thấy sự xuất hiện của những nội dung này. Ví dụ, đoạn trích 'Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây' mô tả cuộc giao chiến để cứu Hơ Nhị - vợ Đăm Săn. Đoạn trích 'Đăm Săn chinh phục nữ thần Mặt Trời' thể hiện khát vọng mở mang bờ cõi và ca ngợi anh hùng cộng đồng.

3. Đặc điểm nghệ thuật của sử thi

a. Cốt truyện

Cốt truyện thường xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của một dân tộc, một cộng đồng: chiến tranh, cuộc chinh phục và khai phá thiên nhiên, cũng như mở rộng địa bàn.

b. Nhân vật

Nhân vật trong sử thi là những anh hùng sở hữu sức mạnh phi thường, lòng dũng cảm và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn. Họ đại diện cho vẻ đẹp của phẩm chất, sức mạnh lý tưởng và khát vọng chung của cộng đồng.

c. Không gian, thời gian nghệ thuật

Không gian trong sử thi thường mang đặc điểm cộng đồng, rộng lớn và kì vĩ, có thể là không gian xã hội hoặc thiên nhiên.

Thời gian sử thi liên quan đến quá khứ, gắn bó với lịch sử của một cộng đồng, một dân tộc.

d. Ngôn ngữ sử thi

Ngôn ngữ trong sử thi toát lên vẻ hùng tráng và phong phú, đặc trưng bởi sức mạnh của từ ngữ trong việc mô tả ngoại hình và sức mạnh của nhân vật.

Tác giả dân gian thường sử dụng so sánh, phóng đại và cường điệu để nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trong ngôn ngữ sử thi.

Ngôn ngữ sử thi mang đặc điểm kịch tính, thường thể hiện qua các đoạn đối thoại giữa các nhân vật.

Trong sử thi, ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật được kết hợp hài hòa, tạo nên một tác phẩm đầy sức sống.

Kết luận

Nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng về sử thi và truyện cổ tích, hy vọng giúp độc giả hiểu rõ về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của hai thể loại này, từ đó áp dụng trong việc đọc hiểu văn bản tương tự.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn (2009), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác