Soạn bài (Nói và nghe trang 29) Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể trang 29, 30, 31 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

* Hướng dẫn:

Bước 1:  Chuẩn bị nói

Xác định tác phẩm truyện

- Xác định mục đích nói

- Xác định đối tượng người nghe

- Xác định không gian và thời gian nói

Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

- Trong trường hợp đề tài nói cũng là đề tài viết:

+ Sử dụng các thông tin, tư liệu đã có trong bài viết.

+ Lựa chọn những ý cần nhấn mạnh khi nói, những ý có thể lược bỏ.

- Trong trường hợp đề tài nói khác với đề tài viết:

+ Chọn giới thiệu một truyện kể khác: đọc kĩ tác phẩm và ghi lại một số nội dung: tên truyện, thể loại, nội dung, chủ đề...

Lập dàn ý

Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:

- Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Thân đoạn: Xây dựng và sắp xếp các luận điểm (ít nhất hai luận điểm về nội dung và hình thức)

- Kết đoạn: khẳng định lại nội dung, nét khái quát về nghệ thuật; ý nghĩa và bài học đối với cá nhân và người đọc.  

Hoàn thành phiếu giới thiệu đánh giá sau:

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Bước 2: Trình bày bài nói

- Tạo không khí và giới thiệu bản thân

- Sử dụng cách diễn đạt phù hợp

- Đảm bảm tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm hứng, tạo sự tương tác

* Bài nói mẫu tham khảo:

“Thần Trụ Trời” là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ được sản sinh từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà khảo cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, kể lại bằng bản văn trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo. Người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.

Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần. Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống,…” cũng là hành động và việc làm có tính phổ biến của nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới. như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc cũng đã làm giống hệt như vậy. Tuy nhiên vẫn có điểm khác biệt chính là sau khi đã xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân ông chứ không phải như Thần Trụ Trời đã xây cột chống trời. Như vậy cho thấy việc khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác nhau. Và đó cũng chính là nét chung và nét riêng có ở trong thần thoại của các dân tộc. Từ cái ban đầu vốn ít ỏi, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung, sáng tạo làm cho nền văn học, nghệ thuật ngày một đa dạng hơn. Chúng ta cũng có thể đánh giá về kho tàng thần thoại Việt Nam đối với nền nghệ thuật Việt Nam như thế nào. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.

Trên đây là bài phát biểu của mình về nghệ thuật và cảm nhận với Thần Trụ trời, cảm ơn cô và cả lớp đã lắng nghe. Mình rất vui và hạnh phúc khi được nhận những nhận xét và góp ý từ mọi người.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Trao đổi

- Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép ý kiến của người nghe

- Trả lời và giải thích ngắn gọn, rõ ràng

Đánh giá

- Đánh giá theo bảng sau:

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kểGiới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Bài giảng: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể - Chân trời sáng tạo - Thầy Nguyễn Quang (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật ... (cả ba sách)

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác