Thư lại dụ Vương Thông - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông Ngữ văn lớp 10 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

I. Tác giả văn bản Thư lại dụ Vương Thông

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

Thư lại dụ Vương Thông - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, ...

II. Tìm hiểu tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

1. Thể loại: Thư từ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân Trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2 năm năm 1947

Thư lại dụ Vương Thông - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt:

Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân Đại Việt. Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế, phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan và khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.

6. Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu ... Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.

- Đoạn 2 (tiếp theo...bại vong đó là sáu!): Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.

- Đoạn 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.

7. Giá trị nội dung:

- Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta

8. Giá trị nghệ thuật:

- Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông

1. Nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế

- Thế nào là thời và thế? Thời là khoảng thời gian nhất định. Thế là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện chung có lợi hoặc không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người.

=> Người lãnh đạo trong bất kì một lĩnh vực nào đó muốn thành công thì phải hiểu rõ thời và thế.

- Tác giả chỉ rõ cho tướng giặc biết thuật dùng binh bằng giọng điệu bề trên tỏ ý coi thường sự dốt nát của chúng

=> Nguyễn Trãi khẳng định đây là nguyên lý cơ bản có giá trị như một chân lí.

2. Tác giả phân tích thời và thế bất lợi của đối phương

- Cái thế của nhà Minh bên Trung Quốc hiện đang có ba điều bất lợi:

+ Chính sách hà khắc tất dẫn đến diệt vong. Phía

+ Bắc có giặc Thiên Nguyên đe doạ.

+Trong nước có nội loạn ở Tầm Châu.

=> Nguyễn Trãi nêu lên một loạt dẫn chứng trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời liên hệ tới tình hình rối ren đương thời.

- Cái thế của quân Minh trong thành Đông Quan bây giờ cũng có ba điều bất lợi:

+ Thành bị vây

+ Không viện binh

+ Không lương thực.

=> Dân chúng trong thành căm ghét tìm cách chống lại; quân lính thì oán trách, bất bình. Trong những khó khăn chủ quan về phía giặc thì nguyên nhân để mất lòng tin là cốt yếu, chi phối toàn bộ chiến lược của chúng.

=> Trên cơ sở phân tích thời, thế và sự tương quan giữa ta và địch, Nguyễn Trãi chỉ ra cho lũ tướng giặc thấy sáu cái cớ bại vong không thể tránh khỏi của chúng. Nguyễn Trãi khẳng định thế cùng của giặc, trước mắt chúng sẽ tự tiêu diệt lẫn nhau.

=> Đây là đoạn văn hay nhất trong bức thư bởi lập luận sắc bén, chặt chẽ, có lí có tình và giọng văn hùng hồn, đanh thép. Tướng giặc đọc thư này ắt phải khâm phục và khiếp sợ.

3. Tác giả khuyên lũ tướng giặc đem quân đầu hàng

- Tác giả nêu ra hai khả năng cho các tướng giặc lựa chọn:

+ Một là đầu hàng

+ Hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn.

=> Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.

- Dù đang ở tư thế chủ động nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ thái độ đúng mực

+ Đối với đám tướng giặc ngoan cố, tàn ác thì cương quyết tiêu diệt

+ Đối với tướng giặc nào biết nghe lẽ phải thì kiên trì phân tích để dụ hàng.

=> Lời lẽ của tác giả lúc cương, lúc nhu rất linh hoạt và giàu sức thuyết phục.

Học tốt bài Thư lại dụ Vương Thông

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Thư lại dụ Vương Thông Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác